Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hiện quy chế

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc của luận vă n

1.5.7. Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hiện quy chế

chuyên môn

Việc kiểm tra đánh giá trong nội bộ nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng. Qua kiểm tra Hiệu trưởng sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, uốn nắn những sai lệch của tâp thể, cá nhân khi tiến hành công việc. Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức, và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong trường THPT kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là rất quan trọng. Bao gồm các nội dung sau:

1.5.7.1 Kiểm tra hoạt động của giáo viên:

Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công tác chuyên môn, đồng thời xây được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch giảng dạy, kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch triển khai, thực hiện các hoạt động giáo dục.

1.5.7.2 Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn:

Công tác này giúp cho Hiệu trưởng thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mối tương tác của các thành viên trong tập thể. Hiệu trưởng có thể kiểm tra toàn diện hoặc từng phần hoạt động của tổ chuyên môn như:

- Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý của tổ, nhận định của tổ trưởng về từng thành viên trong tổ, uy tín của tổ trưởng.

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch của tổ, của các cá nhân, biên bản sinh hoạt tổ, các sáng kiến kinh nghiệm.

- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ, thực hiện các chuyên đề, hội giảng, hội thi..

- Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy. - Kiểm tra công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất phòng học, đồ dùng và các thiết bị trong quá trình giáo dục.

Như vậy hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng là: Quá trình người Hiệu trưởng hoạch định, tổ chức điều khiển, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn, và giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong toàn bộ quá trình quản lý của nhà trường thì quản lý hoạt động chuyên môn là quan trọng nhất, là hoạt động trọng tâm đòi hỏi người Hiệu trưởng dành nhiều thời gian và công sức nhiều nhất.

Thực chất quản lý hoạt động chuyên môn là quản lý hoạt động dạy học mà người Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng các tổ chuyên môn thay hiệu trưởng quản lý, kiểm tra đánh giá việc dạy học của giáo viên. Nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, những giá trị về tư tưởng, đạo đức, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy.

Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học của giáo viên thể hiện ở việc quản lý chương trình, kế hoạch dạy học,

quản lý giờ lên lớp của giáo viên, sinh hoạt tổ chuyên môn đặc biệt chú ý đến công tác bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, các yếu tố, phương tiện có tác dụng kích thích việc dạy học. Tuy nhiên biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết mà còn dựa trên cơ sở thực tiễn của trường đó.

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 45)