Quản lý giờ lên lớp của giáoviên

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc của luận vă n

2.3.2. Quản lý giờ lên lớp của giáoviên

Trong việc quản lý hoạt động dạy học thì quản lý giờ dạy của giáo viên trên lớp có tầm quan trọng đặc biệt. Giờ dạy của giáo viên tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy của người thầy, kết quả học tập của học sinh, đến chất lượng toàn diện của nhà trường. Vì vậy phải có biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Qua khảo sát thực tế giờ lên lớp của giáo viên và các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhà trường đối với giờ lên lớp của giáo viên chúng tôi thấy Hiệu trưởng và ban giám hiệu đã chủ động đưa ra một số biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên.

Qua số liệu điều tra cho thấy các biện pháp quản lý của giáo viên có tính hiện thực, nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp.

Bảng 2.8. Một số biện pháp quản lý giờ dạy ở trên lớp của Hiệu trưởng Kết quả thực hiện Tốt - Khá Trung bình Yếu TT Các biện pháp quản lý giờ lên lớp SL % SL % SL % 1

Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy

36 100 0 0

2

Quản lý giờ dạy qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài, lịch báo giảng của giáo viên

31 86,1 5 13,9 0

3 Xây dựng nền nếp dạy của

giáo viên 29 80,6 4 11,1 3 8,3

4

Theo dõi và thực hiện thông tin báo cáo về sắp xếp giáo viên dạy thay, dạy bù trường hợp giáo viên (công tác, nghỉ việc riêng)

25 69,4 7 19,4 4 11,2

5 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột

xuất 20 55,6 14 38,9 2 5,5

6 Thường xuyên kiểm tra kế

hoạch giảng dạy 33 91,7 3 8,3 0 7 Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém 14 38,9 20 55,6 2 5,5

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy

Biện pháp tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT quy định, Hiệu Trưởng và BGH đã thực hiện tốt 100% ý kiến thăm dò đánh giá biện pháp này đã làm tốt, nhờ đó giúp cho giáo viên định hướng tốt được bài giảng của mình. Quản

lý giáo viên qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài, lịch báo giảng 86,1% ý kiến đánh giá tốt, 13,9% ý kiến đánh giá trung bình.

Từ đó có thể thấy: Thời khóa biểu là căn cứ quan trọng để giám sát theo dõi giờ lên lớp và xây dựng trên phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Thời khóa biểu phải được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo tính khoa học sư phạm giữa các môn học không quá căng thẳng hoặc gây ra sự nhàm chán.

- Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập từ đầu học kỳ, đầu năm học. Giáo viên dựa vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học, dựa theo phân phối chương trình để lập kế hoạch. Bản kế hoạch được tổ chuyên môn, BGH phê duyệt và lấy đó làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của giáo viên. Tuy nhiên trong thực tế một số tổ trưởng lại cho rằng đối với giáo viên chỉ cần căn cứ vào phân phối chương trình dạy là được, xem nhẹ khâu lập kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn giảng dạy. Đối tượng lớp dạy cho phù hợp ít được quan tâm, lập kế hoạch xong thì đểđấy, chỉ nhằm để tổ chuyên môn, BGH kiểm tra là có, ít khi có sự đối chiếu mức độ thực hiện. Đây cũng là một vấn đề đang tồn tại hầu hết ở các trường hiện nay.

- Việc quản lý lịch báo giảng ở giáo viên chưa hợp với phản ánh thực tế trong sổđầu bài. Đánh giá, xếp loại giờ dạy còn khá đại khái. BGH chưa kiểm tra thường xuyên kịp thời để nắm thông tin và nhắc nhở, uốn nắn.

- Xây dựng nền nếp của giáo viên: Là một trong những nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Qua khảo sát các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn cho thấy 80,6% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng rất quan tâm xây dựng nề nếp dạy học của giáo viên. Dựa trên điều lệ trường THPT, Hiệu trưởng hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Thái Nguyên và yêu cầu cụ thể của từng tổ nhóm chuyên môn và giáo viên.

- BGH và tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của giáo viên, các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định để kiểm tra việc thực hiện nề nếp

Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm: Qua khảo sát cho thấy công việc thực hiện còn mang tính hình thức, nặng về đánh giá hơn là phân tích bài dạy theo yêu cầu đánh giá và chuẩn kỹ năng của Bộ GD&ĐT. Việc định ra chế độ dự giờ cho các thành viên trong hội đồng chưa rõ ràng, chưa thống nhất chung trong toàn trường. Có một số trường hợp Hiệu trưởng còn nể nang, e dè, ngại va chạm nhất là việc kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên định kỳ hàng năm.

Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém: Thực tế việc này Hiệu trưởng và BGH rất quan tâm song kế hoạch chỉđạo không ổn định, chưa có chương trình cụ thể, còn mang tính thời vụ. việc bồi dưỡng học sinh giỏi hầu hết giao cho tổ chuyên môn và một số giáo viên đảm nhận. Do đó công tác tổ chức không chuyên sâu, kế hoạch bị đảo lộn và thời gian rất gấp chỉ bồi dưỡng học sinh vào thời gian gần tổ chức kì thi cho nên hiệu quả chưa cao. Kết quả học sinh giỏi thất thường, đặc biệt là học sinh giỏi quốc gia thì hầu như không có. Chếđộ khen thưởng chưa kịp thời động viên được số giáo viên phụ trách đội tuyển. Phụ đạo học sinh yếu kém còn mang tính hình thức, chưa thực sự phân loại được đối tượng học sinh khá, giỏi, yếu kém rõ ràng, mới chỉ tách được một số học sinh khá, còn lại vẫn bồi dưỡng cho vào một lớp chung, do vậy kết quả thực sự không cao.

Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy: Việc kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên, Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn là công việc thường xuyên (mỗi học kỳ ít nhất 02 lần) đồng thời góp ý kiến cho sự cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ năm học. Nhược điểm chính ở kế hoạch này là các giải pháp thực hiện, các chỉ tiêu đề ra còn ít hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)