Biện pháp 1:

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 81 - 120)

8. Cấu trúc của luận vă n

3.2.1. Biện pháp 1:

Xây dựng các tiêu chí đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn

3.2.1.1. Mục tiêu của biên pháp

Trong mỗi nhà trường để thực hiện tốt quy chế chuyên môn, cần thiết phải xây dựng các tiêu chí đánh giá chuyên môn, từ đó giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn dựa trên các tiêu chí đã xây dựng và nhà trường có cơ sở để kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn cán bộ giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Bảng 3.1. Tiêu chí để kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn

TT Nội

dung Các tiêu chí Các chỉ báo

1 Soạn bài Đủ số lượng Đảm bảo nội dung Chính xác khoa học bộ môn Phương pháp phù hợp với kiểu bài

Đối chiếu số lượng giáo án với PPCT.

Chất lượng giáo án: đủ các bước lên lớp, đủ kiến thức cơ bản, trọng tâm, các hoạt động của thầy và trò.

Hệ thống câu hỏi rõ ràng.

bài Hệ thống được kiến thức cơ bản

Nổi bật trọng tâm bài giảng

Lời nói, chữ viết rõ ràng, mạch lạc, thân thiện với học sinh.

Phân phối thời gian hợp lý. 3 Chấm, chữa bài Đúng đáp án thang điểm. Có chữa lỗi, nhận xét bài làm của học trò Chính xác, công bằng, chữa đủ lỗi, chỉ rõ phần sai, hướng dẫn cách khắc phục. Nhận xét có tính khích lệ động viên học sinh nỗ lực trong học tập. 4 Vào điểm Chính xác. Đúng thời gian, đúng tiến độ

Vào điểm đúng thời gian quy định. Đảm bảo tính chính xác. Đủ số lượng điểm 5 Ra vào lớp

Theo quy định hiệu lệnh. Không vào muộn, ra sớm. Ra vào đúng hiệu lệnh.

Xếp loại từng mặt và xếp loại chung: Chất lượng thực hiện từng nội dung của GV được xếp vào một trong bốn loại: Tốt, khá, trung bình và yếu. Xếp loại chung trên cơ sở đánh giá xếp loại từng nội dung. Căn cứ vào việc đánh giá mỗi yêu cầu của từng nội dung để xếp loại nội dung đó. Dưới đây là tiêu chuẩn đánh giá từng nội dung và đánh giá chung:

- Tốt: Nắm vững chương trình và yêu cầu của môn học, bài học; làm chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ cho học sinh theo yêu cầu của chương trình, xác định đúng trọng tâm bài dạy. Biết quan tâm đến nhóm học sinh năng lực học tập yếu và biết mở rộng, nâng cao hợp lý kiến thức cho cả lớp hoặc cho học sinh khá giỏi, chỉ dẫn áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống phù hợp với nội dung bài học.

- Khá: Nắm vững chương trình và yêu cầu của môn học, bài học, làm chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ cho học sinh theo yêu cầu của chương trình, xác định đúng trọng tâm bài dạy. Biết mở rộng, nâng cao cho cả lớp hay cho những học sinh khá giỏi, chỉ dẫn cho học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

- Trung bình: nắm vững chương trình và yêu cầu của môn học, bài học, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ cho học sinh theo yêu cầu của chương trình, có thể có sai sót không đáng kể, không ảnh hưởng đến việc xây dựng các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh, xác định chưa rõ nhưng không quá sai lệch trọng tâm bài dạy. Liên hệ thực tế còn hạn chế.

- Yếu: Phạm một trong hai trường hợp sau đây:

- Tuy kiến thức chính xác nhưng không nắm được yêu cầu chương trình của môn học, bài học, hoặc quá cao so với yêu cầu hoặc trình bày lan man.

- Có nhiều sai sót nhỏ hay có một sai sót nghiêm trọng trong kiến thức, kỹ năng làm cho học sinh không nắm được bài.

* Đánh giá việc soạn bài:

- Tốt: + Soạn đủ, đúng phân phối chương trình.

+ Từ 85% trở lên số bài soạn có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò, phù hợp với loại bài dạy, nội dung bài dạy, có hệ thống câu hỏi gợi mở tốt.

- Khá: + Soạn đủ, đúng phân phối chương trình.

+ Từ 75% trở lên số bài soạn có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò, có chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở tốt.

- Trung bình: + Soạn đủ, đúng phân phối chương trình.

+ Từ 50% trở lên số bài soạn có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò.

- Yếu: Là một trong hai trường hợp sau đây:

+ Soạn không đầy đủ, hoặc không đúng phân phối chương trình. + Trên 50% trở lên số bài soạn chỉ ghi tóm tắt nội dung bài dạy, không thể hiện được kế hoạch làm việc của thầy và trò.

* Đánh giá việc giảng bài:

Được đánh giá theo các mức độ: Giỏi, khá, TB, Yếu, Kém theo công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT (10 chuẩn 20 điểm).

* Đánh giá việc chấm, chữa bài:

- Tốt: + Chấm bài kịp thời, chữa bài chu đáo.

+ Chấm chính xác, công bằng, đánh giá đúng trình độ học sinh. - Khá: + Chấm bài kịp thời, nhưng chữa bài còn sơ sài.

+ Chấm chính xác, công bằng.

- Trung bình: + Chấm bài kịp thời, 40-50% bài cho điểm mà không chữa. + Cho điểm quá rộng hoặc quá chặt nhưng vẫn đảm bảo công bằng. - Yếu: + Chấm thiếu chính xác, không công bằng.

+ Trên 50% học sinh không được chữa bài.

* Đánh giá công tác vào điểm:

- Tốt: Vào điểm đúng tiến độ. Chính xác.

- Khá: Vào điểm đúng tiến độ. Sửa điểm đúng quy định dưới 4 lỗi - Trung bình:

+ Vào điểm chưa đúng tiến độ, sau khi được nhắc nhở hoàn thiện ngay. + Sửa điểm đúng quy định trên 6 lỗi

- Yếu:

+ Vào điểm chưa đúng tiến độ, sau khi được nhắc nhở không hoàn thiện. + Vào sai nhiều, sửa đúng quy định từ 7 lỗi trở lên hoặc sửa không đúng quy định.

* Đánh giá nền nếp ra vào lớp:

- Tốt: Ra vào lớp đúng quy định. Chính xác thời gian, thời khoá biểu. - Khá: Vào muộn, ra sớm trước khi có hiệu lệnh từ 3-5 phút. - Trung bình: Vào muộn, ra sớm từ 5- 10 phút, sau khi được nhắc nhở không còn tái phạm.

- Yếu: + Vào lớp muộn trên 10 phút, do nhầm tiết hoặc quên tiết. + Ra sớm từ 10 phút trở lên.

Hướng dn xếp loi đánh giá chung vic thc hin quy chế, quy định chuyên môn.

- Tốt: Các yêu cầu về soạn bài, giảng bài đều đạt tốt, yêu cầu còn lại đạt khá trở lên.

- Khá: Các yêu cầu về soạn bài, giảng bài đều đạt khá trở lên, yêu cầu còn lại đạt yêu cầu trở lên.

- Trung bình: Các yêu cầu về soạn bài, giảng bài đều đạt trung bình trở lên. - Yếu: Một trong các yêu cầu về soạn bài, giảng bài xếp loại yếu.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học ban chuyên môn xây dựng các tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn, gửi về cho các tổ chuyên môn bàn bạc, thảo luận, góp ý cho các tiêu chí đánh giá. Ban chuyên môn sẽ chỉnh sửa các tiêu chí đánh giá cho phù hợp rồi thông qua hội đồng giáo dục tại hội nghị cán bộ viên chức.

3.2.1.4 Điều kiện thực hiện

Để biện pháp này thực hiện được, trước hết phải có sự thống nhất cao của hội đồng giáo dục nhà trường, sau đó phải có sựđoàn kết quyết tâm của toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh. Các tiêu chí đánh giá phải chi tiết cụ thể. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện nếu có gì chưa phù hợp phải rút kinh nghiệm, bàn bạc thống nhất đểđưa ra biện pháp giải quyết phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.2. Bin pháp 2:

Nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Do đặc điểm công việc, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải nắm chắc trình độ, năng lực chuyên môn, tâm tư nguyện vọng của từng giáo viên trong tổ.Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là cánh tay đắc lực của hiệu trưởng trong việc triển khai các mặt công tác của nhà trường và là người cung cấp thông tin chuẩn xác nhất về tình hình đội ngũ giáo viên của tổ mình với hiệu trưởng, là người tham mưu đắc lực cho hiệu trưởng về công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng, và thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên. Do vậy để nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thì phải xây dựng trong nhà trường một đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn vừa giỏi về chuyên môn, vừa giỏi về công tác quản lý và điều hành công việc đồng thời tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trường cần chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là những giáo viên tiêu biểu của bộ môn cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, có uy tín trong đội ngũ, và với học sinh, cha mẹ học sinh, có sức khỏe tốt; đồng thời phải là một người có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng, có bản lĩnh, không ngại va chạm, dám đấu tranh phê bình và tự phê bình, có năng lực quản lý thực sự, để làm sao đưa chất lượng chuyên môn của nhà trường đạt kết quả tốt.

Từ nhiệm vụ chính của năm học, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng tham gia các công việc chung của tổ và nhà

trường, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua nhiều hình thức khác nhau, như dự giờ, tổ chức hội nghị chuyên đề, tổ chức thỉnh giảng...

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải thực hiện theo nguyên tắc chọn giáo viên tiêu biểu của bộ môn cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, có uy tín trong đội ngũ, và với học sinh, cha mẹ học sinh, có sức khỏe tốt; đồng thời phải là một người có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng, có bản lĩnh, không ngại va chạm, dám đấu tranh phê bình và tự phê bình, có năng lực quản lý thực sự.

Để việc chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn được chuẩn xác, đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng cần phải có sự tư vấn của các lực lượng trong trường, trên cơ sở kết quả công tác và uy tín của từng giáo viên trong các năm học gần đây.

Hiệu trưởng nêu yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học chung của nhà trường, nêu những quan điểm, biện pháp, công tác tài chính của trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, đặt ra các yêu cầu của tổ chuyên môn phải thực hiện nhiệm vụ năm học trên cơ sở cụ thể của tổ.

Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch công tác của tổ, bố trí lực lượng cụ thể tham gia công việc chung của tổ và của nhà trường, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch công tác cá nhân và quản lý thực hiện kế hoạch của tổ.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Trong công tác quản lý, hiệu trưởng phải mạnh dạn trao quyền tự chủ và tạo điều kiện thuận lợi nhất, cao nhất (kể cả vật chất lẫn tinh thần, cả về thời gian lẫn các phương tiện, điều kiện) để tổ trưởng chuyên môn chủ động trong công việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nhất là hoạt động chuyên môn của tổ.

Cần chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Bên cạnh các nội dung sinh hoạt mang tính hành chính như: Phổ biến các nghị

quyết, quy định của cấp trên, những yêu cầu công tác của hiệu trưởng, bình xét thi đua, bàn kế hoạch tuần tháng... thì cần chú trọng các nội dung nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cuả giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm như: Trao đổi rút kinh nghiệm sư phạm, cùng nhau soạn những bài khó, trao đổi về những chuyên đề, những nội dung kiến thức liên quan đến việc ra đề kiểm tra chọn lựa bồi dưỡng học sinh giỏi. Nghiên cứu lựa chọn chương trình để dạy cho học sinh theo kiến thức chuẩn hay nâng cao để phù hợp với sức học của các đối tượng học sinh.

Một khía cạnh rất quan trọng là hiệu trưởng để các thành viên trong tổ, các nhóm chuyên môn, các giáo viên trong trường có sự gắn kết với nhau chặt chẽ, cùng có ý thức cộng đồng trách nhiệm như việc tổ chức cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường hàng năm, cử giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, qua các cuộc thi này vừa năng cao tính hợp tác, nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ, trong nhà trường.

3.2.3. Bin pháp 3:

Kế hoạch hóa việc tổ chức hoạt động của tố chuyên môn.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong thực tiễn thì tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện quy chế chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực. Đây là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên và phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu,thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện mục tiêu dạy học. Do vậy mọi hoạt động của các giáo viên đểđạt kết quả tốt thì các tổ chuyên môn phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học. Các giáo viên phải bàn bạc thống nhất về chuyên môn, mang tính chuyên môn hóa, đặc thù của từng bộ môn.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức cho giáo viên trong tổ học tập nắm vững nội dụng, nhiệm vụ năm học, nắm vững các mục tiêu chuyên môn, chương trình, sách giáo khoa, các quy chế về chuyên môn.

Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc thống nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện được mục tiêu chuyên môn mà nhà trường giao cho tổ, nhóm chuyên môn.

Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc, thống nhất chương trình giảng dạy, thống nhất mục đích yêu cầu của từng chương bài cụ thể theo khối lớp, thống nhất được hoạt động chuyên môn nội ngoại khóa, kiểm tra đánh giá học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, thống nhất chương trình ôn tập nâng cao kiến thức cho học sinh.

Thống nhất mục đích yêu cầu của từng tiết giảng trong chương trình, và nội dung hình thức bài soạn của tổ.

Hiệu trưởng phải thống nhất được với tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể, sinh hoạt tổ chuyên môn theo từng tuần, từng tháng.

Kế hoạch của tổ chuyên môn phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chuyên môn của nhà trường, của các tổ chức chức năng trong nhà trường để tránh tình trạng chồng chéo lẫn nhau.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để làm được điều đó, ngay từ đầu năm học, các tổ triển khai nội dung bồi dưỡng trong hè về những kiến thức mới được cập nhật và các quy chế chuyên môn của năm học do Bộ, Sở GD&ĐT ban hành. Từ đó tổ trưởng cùng với các thành viên trong tổ bàn bạc đi đến thống nhất xây dựng một kế hoạch chỉ đạo, đồng thời giám sát được các khâu soạn giảng, chấm, chữa bài. Đánh giá của giáo viên đối với học sinh một cách thường xuyên, có chất lượng,

đúng và phù hợp với chương trình. Từ đó nắm bắt được chất lượng học tập của học sinh có biện pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người học đó là:

Thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, đối tượng học sinh, điều kiện trường lớp cụ thể, có như vậy thì mới nâng cao được chất lượng dạy học.

Thống nhất thực hiện và sử dụng đồ dùng dạy học, tiếp thu và ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào nhà trường

Tổ chức sinh hoạt cùng nhau chia sẻ với đồng nghiệp các kiến thức và

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các trường THPT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 81 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)