8. Cấu trúc của luận vă n
2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến yếu kém
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng cho thấy:
- Một số cán bộ quản lý chưa thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn yếu chưa tạo được uy tín trước đội ngũ giáo viên. Xây dựng kế hoạch năm học còn chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên đưa xuống chưa tự hoạch định những kế hoạch riêng cho trường mình. Việc chú ý đến kế hoạch của tổ, cá nhân nhiều khi còn coi nhẹ, chưa thực sự chuyên sâu.
- Một số giáo viên chưa có ý thức cao trong công tác, thiếu tinh thần tự giác, chưa thực sự nỗ lực cao trong nhiệm vụ được giao, còn thụ động, thờ ơ trong công tác.
- Một số giáo viên chưa thực sự tiếp cận được với chương trình và phương pháp dạy học tích hợp, ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng, chưa phát huy hết khả năng tìm tòi khám phá, sáng tạo của học sinh.
- Việc phân công giáo viên đảm nhiệm công tác còn đôi khi theo cảm tính, cả nể.
- Công tác kiểm tra chỉ quan tâm đánh giá hoạt động của giáo viên, chưa chú ý đến đánh giá, phân tích kết quả học tập của học sinh. Kết quả học tập của học sinh là thước đo năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm của giáo viên.
- Qua mỗi năm học chưa bao giờ thấy việc đánh giá tổng kết những thành tựu đã đạt được trong năm qua là do đâu, những nguyên nhân dẫn đến việc làm chưa thành công hoặc kết quả chưa được cao.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các hiệu trưởng còn hạn chế về nhận thức quản lý giáo dục theo hướng đổi mới quản lý giáo dục, tính quản lý theo kế hoạch chưa cao, còn theo nề nếp quản lý hành chính là chủ yếu.
+ Hiệu trưởng còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý
+ Hiệu trưởng chưa được câp nhật công tác quản lý thường xuyên, ít có điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản lý nên trong công tác quản lý có biện pháp chưa thật tác động tích cực đến hoạt động giáo dục.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau chưa đồng bộ về số lượng và chất lượng cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục trong nhà trường
+ Một số giáo viên chưa quan tâm thực sự đến công tác đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay. Công tác bồi dưỡng giáo viên chưa được tăng cường, chưa tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong toàn trường
+ Các biện pháp quản lý chưa thực hiện đồng bộ, còn mang tính thủ tục hành chính. Về điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục còn sử dụng hạn chế.
+ Chế độ chăm lo cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng so với thời gian và cường độ lao động của giáo viên, ít có cơ hội giao tiếp, cọ xát với môi trường bên ngoài, từ đó cũng chưa thúc đẩy tính sáng tạo của nhà trường.
Kết luận chương 2
Trong chương này, tác giả đã khái quát vài nét về tình hình các trường THPT huyện Phú Lương trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã điều tra tình hình, giáo dục nói chung và giáo dục THPT của huyện Phú Lương .
Tác giả cũng nêu bật được thực trạng hoạt động quản lý của các hiệu trưởng trường THPT huyện Phú Lương. Hiệu trưởng đã tổ chức bồi dưỡng nhận thức, nghiệp vụ cho PHT, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng bộ môn và các thành viên được ủy quyền. Công tác quản lý thực hiện quy chế chuyên môn đã được cán bộ, giáo viên trong ba trường nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện quy chế chuyên môn và coi đó là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong ba trường.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhằm giúp Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động chuyên môn của nhà trường, qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT huyện Phú Lương-Tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN PHÚ
LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN