8. Cấu trúc của luận vă n
2.3.8 Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
Các tổ trưởng tổ chuyên môn của các trường THPT trong huyện hầu hết đều là Đảng viên, có trình độ đạt chuẩn, và từng là giáo viên dạy giỏi cấp trường, tỉnh trong nhiều năm liền. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc chỉđạo hoạt động chuyên môn của nhà trường. Tuy nhiên các cán bộ quản lý trên chuẩn còn rất ít, cả 3 trường THPT trong huyện hiện nay mới có 04 đồng chí. Do vậy hiệu trưởng cần có giải pháp cụ thể để nâng cao trình độ của đội ngũ của các nhà trường. Tỷ lệ cán bộ quản lý qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chưa đạt yêu cầu vì chưa triển khai bồi dưỡng được đến đội ngũ tổ trưởng, tổ phó. Chính vì vậy công tác chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn của các tổ trưởng còn gặp nhiều khó khăn.
- Hiệu trưởng đã xác định việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản, tác động lớn đến mọi hoạt động khác của nhà trường. Việc quản lý, chỉ đạo hoạt đông tổ chuyên môn của hiệu trưởng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý của nhà trường. Hiệu trưởng đã kết hợp chặt chẽ hài hòa, quản lý hoạt động chuyên môn với các hoạt động quản lý khác đểđưa nhà trường đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Thực trạng cho thấy trong những năm học vừa qua các tổ chuyên môn đã duy trì đều đặn (Theo điều lệ Trường Trung học, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần) song nặng về hình thức. Nội dung sinh hoạt đơn giản, chưa mang tính đặc thù nghề nghiệp.
Bảng 2.14. Biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn Mức độ thực hiện Tốt-Khá Trung bình Yếu TT Các biện pháp quản lý SL % SL % SL % 1 Hiệu trưởng chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn 32 88,9 3 11,1 0 2 Hiệu trưởng yêu cầu tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
31 86,1 4 13,9 0
3
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thực hiện chế độ thông tin báo cáo