Bài học kinh nghiệm với NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm với NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Phú thọ cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội địa phương, những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, khó khăn từ nội tại của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng bị khống chế mức cho vay, lãi suất liên tục biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt... Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nóí riêng.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đã định, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã cố gắng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chi nhánh đã bám sát định hướng mục tiêu và kế hoạch kinh doanh để đầu tư tín dụng hiệu quả và chất lượng. NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã điều hành lãi suất linh hoạt, không bị tác động tâm lý bởi cuộc chạy đua lãi suất, tuy lãi suất thấp hơn một số NHTM khác nhưng với uy tín và sản phẩm đa dạng nên tốc độ tăng tiền gửi dân cư vẫn cao, góp phần nâng cao năng lực tài chính...

Ngân hàng còn tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án, phương án nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Hướng dẫn, hỗ trợ các chi nhánh khai thác, vận hành tốt chương trình giao dịch tín dụng và báo cáo thống kê trên hệ thống để kịp thời xử lý trong hoạt động kinh doanh, tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt động kinh doanh.

Thường xuyên quan tâm chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi khách hàng giao dịch, đặc biệt khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng đồng thời phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tiền gửi, hình ảnh của NHNo tới đông đảo khách hàng.

Làm tốt công tác giáo dục nhận thức để mỗi cán bộ viên chức xác định nhiệm vụ huy động vốn là trách nhiệm và là nghĩa vụ của mình, tuyên truyền, vận động tìm kiếm khách hàng gửi tiền, đảm bảo chỉ tiêu huy động vốn được giao, thực hiện cơ chế khen thưởng hàng năm cho tập thể, cá nhân có thành tích suất sắc trong công tác huy động vốn.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi cần nghiên cứu

Với thực trạng thị trường huy động vốn cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, việc quan tâm tới công tác huy động vốn và các sản phẩm, dịch vụ nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng thu phí, đảm bảo cân đối vốn an toàn hiệu quả, đồng thời nâng cao vị thế của ngân hàng, việc xây dựng các chương trình, các giải pháp tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2012 và các năm tiếp theo góp phần mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, góp phần tăng uy tín và lợi thế cạnh tranh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, làm được điều đó ngân hàng cần phải nghiên cứu và giải quyết các câu hỏi :

- Thực trạng công tác huy động vốn hiện nay của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ như thế nào?

- Các nhân tố nào tác động đến công tác huy động vốn của ngân hàng?

- Chiến lược huy động vốn nào là phù hợp, khả thi với điều kiện hiện tại của ngân hàng?

- Định hướng và giải pháp nào để huy động tối đa nguồn vốn vào ngân hàng?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa vào phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, phương pháp phân tích SWOT, đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để qua đó khẳng định các kết quả nghiên cứu và minh chứng cho các kết luận của mình.

2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin

Trong luận văn này tác giả sử dụng thông tin thứ cấp, tài liệu được lấy chủ yếu từ sách báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các

nhà khoa học trong và ngoài nước, thời báo kinh tế, các tài liệu trên trang Web có liên quan đến nội dung luận văn.

Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội của các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tổng kết chuyên đề qua các năm và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đề ra trong những năm tới của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, NHNN tỉnh Phú Thọ và các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của ngân hàng đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình huy động vốn.

Dùng bảng biểu và đồ thị đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu huy động vốn và sử dụng vốn qua các năm 2009, 2010, 2011 dựa trên các thông tin được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ thông tin báo cáo của các NHTM trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu, nhược điểm của đơn vị mình.

2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT

Trên cơ sở phân tích và nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường nội tại của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ và các cơ hội cũng như mối đe dọa, nguy cơ thách thức từ môi trường bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược từ những mục tiêu đã được xác định, đồng thời khơi tăng những mặt mạnh và tận dụng các cơ hội của mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Điểm mạnh (Strengths) gồm : Mạng lưới hoạt động của chi nhánh, công nghệ thông tin của chi nhánh, môi trường kinh doanh trên địa bàn...

- Điểm yếu (Weaknesses) gồm : Số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, vấn đề cán bộ, vấn đề công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ...

- Cơ hội (Opportunities) gồm : Tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại địa bàn, sự tăng trưởng kinh tế tại địa phương, sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương...

- Thách thức (Threats) gồm : Môi trường cạnh tranh trên địa bàn, tập quán thói quen của khách hàng, các thách thức về rủi ro thị trường, thị phần...

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHTM

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu 1: Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có:

Hệ số vốn tự có Vốn tự có

so với tổng tài sản có Tổng giá trị tài sản có

Chỉ số này xác định độ an toàn của vốn tự có đối với quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ an toàn của vốn tự có (vốn chủ sở hữu) thì độ chính xác không cao. Do vậy, người ta hay sử dụng hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro để đánh giá.

Chỉ tiêu 2:Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro quy đổi

Hệ số vốn tự có Vốn tự có

so với tài sản có rủi ro Tổng giá trị tài sản có rủi ro quy đổi (Tài sản có rủi ro quy đổi được tính bằng tài sản có rủi ro nhân với tỷ lệ rủi ro của từng loại tương ứng với từng mức độ rủi ro).

Liên quan đến khả năng chịu đựng rủi ro, điều quan trọng là thực hiện và đánh giá tình hình trích lập các quỹ, thông thường bao gồm quỹ bổ sung vốn chủ sở hữu và khoản dự phòng rủi ro. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích theo tỷ lệ

tính trên lợi nhuận ròng, đối với các NHTM Việt Nam, tỷ lệ này là 5% và quỹ được lập cho đến khi bằng vốn điều lệ thực có. Khoản dự phòng rủi ro được trích theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản có. Để tính khoản này, các ngân hàng phải phân nhóm tài sản có và đánh giá mức độ rủi ro của từng nhóm để áp dụng những tỷ lệ cho phù hợp.

Đối với các NHTM có sự tăng trưởng của vốn tự có và phải bảo toàn và tăng lên từ tích luỹ nội bộ, theo chuẩn mực quốc tế các NHTM chỉ tiêu này phải đạt tối thiểu là 8%. Nhưng đối với các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay thì chưa đạt được tỷ lệ của chỉ tiêu này theo chuẩn mực Quốc tế.

2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng ổn định các nguồn vốn về số lượng và thời gian lượng và thời gian

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng nguồn vốn cả về số lượng và chất lượng, đánh giá sự tăng trưởng ổn định vững chắc. Từ đó, có thể so sánh số lượng vốn năm nay so với năm trước, thời kỳ này với thời kỳ khác, so sánh sự tăng trưởng nguồn vốn cũng như đánh giá sự tăng trưởng và ổn định.

Chỉ tiêu 3: Tốc độ tăng nguồn vốn

Σ nguồn vốn kỳ này – Σ nguồn vốn kỳ trước

Tốc độ tăng nguồn vốn = --- x 100

Σ nguồn vốn kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, sự tăng trưởng quy mô nguồn vốn của NHTM, sự phát triển của ngân hàng trước hết phụ thuộc vào sự tăng trưởng quy mô nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của quy mô nguồn vốn chỉ thể hiện xu hướng tốt khi đảm bảo tỷ lệ tăng hợp lý giữa tài sản dự trữ và tài sản sinh lời. Quy mô nguồn vốn tăng, trước hết phải đảm bảo tăng năng lực về tài chính, tăng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh.

Chỉ tiêu 4: Tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động

Σ nguồn vốn HĐ kỳ này – Σ nguồn vốn HĐ kỳ trước = --- x 100

Σ nguồn vốn kỳ trước

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động

2.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu nguồn vốn: Chỉ tiêu 5: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn Chỉ tiêu 5: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn

Nguồn vốn loại i

Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = --- x 100

Σ nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn của NHTM, mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn hoàn trả do đó việc đánh giá đúng cơ cấu nguồn vốn giúp NHTM xác định được chiến lược quản lý, huy động vốn tốt nhất cho từng thời kỳ.

Chỉ tiêu 6: Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Σ nguồn vốn huy động

= --- x 100 Σ nguồn vốn

Chỉ tiêu này xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của các NHTM.

Chỉ tiêu 7: Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động loại i

Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động = --- x 100

Σ nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động, trong đó số dư từng loại nguồn vốn huy động được tính phụ thuộc vào cách phân loại nguồn vốn của các NHTM.

Chỉ tiêu 8: Cơ cấu vốn huy động

Tỷ lệ loại vốn i = x 100

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Qua đó giúp NHTM quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu vốn huy động sao cho hợp lý

Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng

nguồn vốn

Vốn huy động loại i

2.3.1.4. Chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến đổi cơ cấu các nguồn vốn hợp lý và theo hướng tích cực

Căn cứ các công thức đã trình bày ở phần trên ta có thể so sánh cơ cấu nguồn vốn của các NHTM ở các thời điểm khác nhau. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn của NHTM theo hướng hợp lý (tích cực) hoặc bất hợp lý (tiêu cực), từ đó chúng ta có thể tác động bằng những biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh cơ cấu này theo hướng hợp lý, phù hợp với điều kiện nền kinh tế đất nước, phù hợp xu thế phát triển chung.

2.3.1.5. Chỉ tiêu phản ánh khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí huy động vốn động vốn

Chỉ tiêu 9: Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ

Số dư bình quân nguồn Lãi suất bình quân nguồn Lãi suất bình quân vốn huy động loại i vốn huy động loại i nguồn vốn huy = --- x 100 động trong kỳ Σ nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Như vậy, có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM rất khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời, ưu thế này thường có ở các NHTM hoạt động mạnh, trường vốn lớn, uy tín cao, năng lực quản trị của ban lãnh đạo tốt, nhân viên có chuyên môn giỏi, khả năng giải quyết vấn đề nhanh, thái độ và chất lượng phục vụ khách hàng tốt.

2.3.1.6. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu 10: Chỉ số thanh toán tức thời Chỉ tiêu 10: Chỉ số thanh toán tức thời

Tổng tài sản có động

Chỉ số thanh toán tức thời = x 100

Tổng tài sản nợ dễ biến động

- Tài sản có động: Tài sản dễ chuyển đổi thành tiền, nội dung tài sản này phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu dự trữ thanh toán, sự phát triển của công nghệ ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ trong nước.

- Tài sản nợ dễ biến động: Tài sản có thể bị rút ra bất cứ lúc nào, đặc biệt lúc

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 104)