Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 95 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.1.1.Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, đặc biệt là với hoạt động ngân hàng và các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, để tăng cường huy động vốn trung và dài hạn thì sự ổn định vĩ mô là hết sức cần thiết. Qua giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế, các điều kiện kinh tế vĩ mô đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa thực sự thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và chưa thực sự tạo được sự tin tưởng của dân chúng. Tỷ lệ lạm phát cao đã dẫn đến tâm lý người dân sử dụng một lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi để mua vàng, ngoại tệ, bất động sản để tích lũy đồng thời có xu hướng không muốn gửi tiết kiệm tiền đồng kỳ hạn dài. Chỉ trong điều kiện lạm phát được kiềm chế, tỷ giá được giữ ổn định thì khách hàng mới yên tâm gửi tiền cũng như vay tiền tại ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Chính phủ cần xây dựng hệ thống chuẩn về chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong khâu phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn, phần đánh giá các chỉ tiêu tài chính giúp cho cán bộ tín dụng nhận định được thực trạng của doanh nghiệp cũng như dự đoán xu hướng phát triển kinh doanh. Từ trước tới nay, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng lại ở so sánh biến động qua các thời kỳ (so sánh sự tăng, giảm của kỳ này với kỳ trước). Việc đánh giá như vậy là chưa toàn diện, bởi vì chưa so sánh với mặt bằng chung của toàn ngành. Cán bộ tín dụng khi thẩm định dự án sau khi tính toán các chỉ tiêu, chưa có cơ sở hay một tiêu chuẩn chung để đánh giá.

Phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý trong điều kiện đã ra nhập WTO, hoà nhập với thông lệ quốc tế và làm cơ sở để thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ, dịch vụ ngân hàng. Môi trường pháp lý là cơ sở để đảm bảo thanh toán ổn định và phát triển để hoà nhập với cộng đồng quốc tế. Chính phủ phải có những hình thức thích

hợp để áp dụng các luật trong hoạt động ngân hàng như luật hối phiếu, luật thanh toán quốc tế, những quy định về thanh toán theo chuẩn mực quốc tế. Mặt khác cần gia tăng tốc độ cổ phần hoá DNNN cũng đồng nghĩa với việc đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, điều đó sẽ tạo ra tác động kép trong tối ưu mọi nguồn lực. Bên cạnh đó, gia tăng tốc độ cổ phần hoá DNNN cũng có ý nghĩa là cung ứng thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán vốn dĩ thiếu quy củ, kém hiệu qủa hiện nay là nguyên nhân chính làm cho tiềm năng vốn còn rất lớn ở trong dân chưa được khai thác đúng mức để phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 95 - 96)