Hiệu quả điều hành sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 75 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.2. Hiệu quả điều hành sử dụng vốn

Kết quả kinh doanh của NHTM được hình thành từ nhiều hoạt động khác nhau như : Thu từ nghiệp vụ tín dụng, thu từ dịch vụ… Nhưng hiện nay chủ yếu vẫn là thu từ tín dụng. Trên cơ sở bình quân nguồn vốn, dư nợ/ người ta có thể tính lãi suất đầu vào, đầu ra, chênh lệch lãi suất 2 đầu, để từ đó định mức các khoản chi phí phù hợp để đảm bảo kinh doanh có lãi.

Bảng 3.8. Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra

Chỉ tiêu Lãi suất đầu vào %/ năm

Lãi suất đầu ra %/năm

± LS đầu vào -

đầu ra %/năm Lợi nhuận

Năm 2009 8.28 12.00 3.72 61 tỷ

Năm 2010 9.36 14.00 4.64 44 tỷ

Năm 2011 11.85 18.41 6.56 52 tỷ

Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011.

Với mức chênh lệch lãi suất như trên đã phản ảnh khá rõ kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ. Nhìn trên phương diện số liệu thì đây là kết quả kinh doanh tốt, nhưng cho vay nhiều chưa hẳn đã có hiệu quả, với việc cho vay với tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn lớn, chiếm 46.3% tổng dư nợ năm 2011, phải có một quá trình để xem xét mới đánh giá đúng được.

Do vậy, xem xét cơ chế quản lý điều hành trên phương diện đầu tư vốn cần phải có nhiều chỉ tiêu đánh giá trên một số khía cạnh khác nhau như:

Chỉ số: Nợ quá hạn/Tổng dư nợ. Chỉ số này đo lường chất lượng tín dụng của các NHTM. Ngân hàng nào có được chỉ số này thấp thì chứng minh được chất lượng tín dụng tốt. Chỉ số nợ quá hạn năm 2009 tỷ lệ 2,35%, năm 2010 tỷ lệ 3,23%, năm 2011 tỷ lệ 0,89% đã giảm khá nhiều so với các năm trước, điều này thể hiện chất lượng tín dụng khả quan của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ.

Chỉ số: Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ và Dư nợ trung, dài hạn/ Tổng dư nợ.

Chỉ số này xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp tổng dư nợ được phân theo thời hạn cho vay. Năm 2009, 2010 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 51%, dư nợ trung dài hạn chiếm 49%, thì đến năm 2011 đã có sự chuyển dịch tương ứng là 53% và 47%. Sự chuyển dịch tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương là tốt. Biểu số liệu sau sẽ phản ánh điều này :

Bảng 3.9: Tỷ trọng dƣ nợ & tỷ lệ nợ quá hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực Hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 4.324 100 5.125 100 5.690 100 + Dư nợ ngắn hạn 2.205 51.0% 2.624 51.0% 3.057 53.0% Tđó: Nợ xấu 52 1.2% 33 0.64% 21 0.37% + Dư nợ trung hạn 1.846 43.0% 2.195 43.0% 2.344 41.0% + Dư nợ dài hạn 273 6.0% 306 6.0% 289 6.0% T đó: Nợ xấu 50 1.15% 133 2.59% 29.6 0.52%

Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011

2.35 3.23 0.89 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ lệ nợ xấu

Biểu 3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

Tuy nhiên, chất lượng tín dụng vẫn phải được quan tâm hơn, tiếp tục phân tích, đánh giá thực chất để có biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 75 - 77)