5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Kinh nghiệm huy động vốn từ các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu định trước nào. Điểm chung có thể rút ra là các nước thành công trong chính sách này đều tuân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và tính đến một cách cặn kẽ điều kiện tự nhiên, địa lý, các nguồn lực tự nhiên cũng như các phong tục tập quán, tâm lý người dân, đặc điểm riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên có những điểm riêng đáng chú ý của từng nước được nghiên cứu có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.
Kinh nghiệm ở một số nước còn cho thấy quỹ đầu tư còn là một định chế tài chính trung gian tương đối thích hợp để huy động và sử dụng nguồn vốn lớn. Đây là một mô hình kinh tế bổ ích cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt nam vì vậy chúng ta phải tiến hành công tác nghiên cứu nó một cách tỉ mỷ xem cái gì có thể vận dụng được và cái gì không áp dụng được. Nó góp phần vào giải quyết bài toán khó về huy động vốn đầu tư trong nước, tích luỹ trong nước chỉ được cải thiện nhờ chính sách lãi suất mà còn nhờ tiết kiệm chi tiêu của Chính phủ. Việc hạn chế phần chi tiêu này góp phần tích cực trở lại với vấn đề huy động vốn trong nước. Một Chính phủ gọn nhẹ với những nguyên tắc chi tiêu một cách hợp lý có ý nghiã thực sự đối với tích luỹ cho nội bộ nền kinh tế quốc dân.
Từ thực tiễn của một số nước về việc thực hiện các cơ chế quản lý huy động vốn kinh doanh, xét trên khía cạnh an toàn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Bất cứ tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ nào, ở bất cứ nước nào và chế độ chính trị nào, muốn hoạt động kinh doanh tiền tệ có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, thu được lợi nhuận cao phải hiểu và quản lý tốt tài sản có và tài sản nợ trên bảng cân đối vốn.
Thứ hai: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của tổ chức tín dụng là huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và công chúng để cho vay kiếm lời. Bởi vậy, mọi biện pháp hữu hiệu được tập trung vào hai nghiệp vụ chính là nghiệp vụ tài sản Nợ và nghiệp vụ tài sản Có.
Thứ ba: Cần có các tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho khách hàng. Điều này hầu hết các nước đều quan tâm với các hình thức và mức độ khác nhau. Về nguyên tắc vốn dùng cho việc bảo hiểm, trách nhiệm chính thuộc về phía các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Song khi cần thiết đều được trợ giúp của nhà nước dưới hình thức này hay hình thức khác. Có như vậy, người gửi tiền mới được yên tâm;
Thứ tư: Vốn tự có của các tổ chức tín dụng phải đạt được ở mức tối thiểu theo quy định. Vì nó thể hiện khả năng của ngân hàng, nó có quan hệ đến việc thanh toán khi phá sản, quan hệ tới việc huy động vốn nhiều hay ít và suy cho cùng nó còn là trách nhiệm trước người gửi tiền.
Thứ năm: Để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng cũng như các khách hàng thực hiện, các điều luật của nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ và các văn bản pháp qui khác, dưới góc độ quản lý vĩ mô cần được đảm bảo hoàn chỉnh, để đảm bảo sự thành công trong kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, tính pháp lý càng phải rõ ràng và nghiêm minh. Nếu thiếu, sẽ rất khó khăn trong kinh doanh tiền tệ, thậm chí là thất bại.
Thứ sáu: Cần thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, nhằm giảm bớt rủi ro, tăng hiệu quả quản lý và điều hành kinh doanh như các yếu tố tác động của lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường, cần phân tích, đánh giá những yếu tố đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của tổ chức tín dụng.