Mức độ thuận tiện cho khách hàng giao dịch

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2.4.Mức độ thuận tiện cho khách hàng giao dịch

Khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng mà theo họ là phù hợp với mục đích gửi tiền của mình. Do đó các ngân hàng cần có chiến lược khách hàng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Trên cơ sở nắm được mục đích và mong muốn của người gửi tiền ngân hàng đưa ra các chính sách phù hợp để có được quy mô và cơ cấu nguồn vốn mong muốn. Đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng tạo điều kiện tốt nhất cho các khách hàng của mình về quyền lựa chọn sản phẩm theo từng mục đích riêng của khách hàng...Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý, huy động vốn, đòi hỏi ngân hàng cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Khi phân tích các hoạt động của ngân hàng phải ở trạng thái vận động kết hợp với việc so sánh qua các thời kỳ hoạt động để thấy quy luật phát triển.

- Nghiên cứu xem xét hoạt động của ngân hàng trong mối quan hệ hữu cơ với các hoạt động của nền kinh tế khác.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. - Khi phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh cần xem xét đồng bộ nhiều chỉ tiêu khác vì các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động do nhiều chỉ tiêu khác cấu thành.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ

Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh Phú Thọ, được xác định là trung tâm kinh tế chính trị- kinh tế- xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, như: quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang sang Vân Nam - Trung Quốc (đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); quốc lộ 70 xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai và cũng sang Vân Nam - Trung Quốc, tuyến này đang được nâng cấp để trở thành con đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc); quốc lộ 32A nối Hà Nội - Trung Hà - Sơn La, quốc lộ 32B Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh, nhánh 32C thuộc hữu ngạn sông Hồng đi thành phố Yên Bái, là những yếu tố thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài.

Phú Thọ trong những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng phấn khởi. Mặc dù tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, giá vật tư chủ yếu liên tục tăng cao gây bất lợi đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, nhưng với sự chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự điều hành kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm của UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực, năng động sáng tạo của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và tầng lớp

nhân dân. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian qua có những bước thay đổi rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, đời sống của người dân cũng dần được nâng cao. Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 đến nay, trong nước tình hình kinh tế- xã hội những tháng đầu năm đã xuất hiện nhiều yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát, lãi suất vốn vay tăng cao, dư nợ tín dụng thắt chặt, vốn đầu tư công cắt giảm; sức ép tăng giá vật tư đầu vào, thị trường bị thu hẹp, lượng hàng các tháng cuối năm của các doanh nghiệp tồn kho cao....; Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết không thuận lợi, những yếu tố trên tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trên địa bàn. Theo số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Phú Thọ và báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ có thể đánh giá một số chỉ tiêu thể hiện thực trạng về số lượng và chất lượng tăng trưởng của tỉnh trong năm 2011 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 8,7% so thực hiện năm 2010 (kế hoạch từ 11,5% trở lên). Quy mô GDP (giá thực tế) đạt 19.148 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 14,5 triệu đồng (đạt kế hoạch).

- Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá 94) đạt 1.648,7 tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch và tăng 5,2% so năm 2010.

- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp- xây dựng (giá 94) đạt 3.669,7 tỷ đồng, bằng 97,8% kế hoạch và tăng 7% (công nghiệp tăng 9,5%; xây dựng giảm 8,1% so năm 2010)

- Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (giá 94) đạt 2.755 tỷ đồng, bằng 97% kế hoạch và tăng 13,3% so năm 2010.

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.153 tỷ đồng, bằng 121,9% so kế hoạch và tăng 32,3% so năm 2010.

- Tổng vốn đầu tư xã hội 11.052 tỷ đồng, bằng 100,3% so kế hoạch và tăng 19,8% so năm 2010.

- Giá trị xuất khẩu ước đạt 423,1 triệu USD, bằng 119,2% so kế hoạch và tăng 24,2% so năm 2010.

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 25,1%; công nghiệp- xây dựng 39,7%; dịch vụ 35,2%.

Từ những số liệu đã đạt được trong thời gian qua và hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội toàn tỉnh trong thời gian tới, xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng, là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam, đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.

3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ - Lịch sử hình thành và phát triển Phú Thọ - Lịch sử hình thành và phát triển

Là một chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã trải qua 24 năm xây dựng và trưởng thành, đã tạo dựng được nét văn hóa truyền thống của mình là một NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo đúng định hướng của một NHTM nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là đầu tư cho “Tam nông” và nền kinh tế (theo Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X). Chi nhánh đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được sự tăng trưởng đáng kể trong mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, từng bước thực hiện tốt công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh trong toàn tỉnh.

Tháng 7 năm 1988, thực hiện chủ trương đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, chuyển hoạt động ngân hàng từ bao cấp sang kinh doanh (theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng), hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, trong những năm 1989–1998 chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ gặp rất nhiều khó khăn, cán bộ chủ yếu được tiếp nhận từ 10 chi nhánh NHNN huyện bàn giao sang gồm 1.303 cán bộ, khi đó cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có 79 người chiếm 6%, trình độ trung học 969 người chiếm 74%, còn lại là sơ cấp và chưa qua các lớp đào tạo nghiệp vụ. Tình hình hoạt động ban đầu vô cùng khó khăn do vốn tự có thấp, hệ thống cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, dư nợ chiếm 95% là nợ xấu, khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã

có tình hình hoạt động kinh doanh yếu kém, đang đứng trước nguy cơ phá sản và giải thể, do sự chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước...

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo đúng hướng của Ban giám đốc, cùng với sự nỗ lực cố gắng và đoàn kết của tập thể cán bộ NHNo, toàn hệ thống đã đứng vững và dần phát triển, hoạt động kinh doanh được vực dậy và bắt đầu có lợi nhuận cho chi nhánh và nâng cao thu nhập cho cán bộ, đồng thời chi nhánh đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế địa phương, kinh tế hộ gia đình đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Trải qua bao khó khăn, thăng trầm của ngành ngân hàng nói chung và NHNo nói riêng, đến nay NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ là chi nhánh cấp I hạng II trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, gồm : 01 chi nhánh hội sở tỉnh có trụ sở đóng tại trung tâm thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; 15 chi nhánh loại 3 (NHNo huyện, thị xã) và 35 phòng giao dịch trực thuộc đóng tại trung tâm huyện, thị xã trong toàn tỉnh, là các đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính với ngân hàng tỉnh Phú Thọ theo cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam.

Biên chế cán bộ đến 31/12/2011 toàn chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có 626 cán bộ. Cơ cấu phân theo trình độ: Thạc sỹ 4 người đạt 0,65%, đại học 449 người đạt 71,72%, cao đẳng 9 người đạt 1,43%, trung cấp 127 người đạt 20,28%, nghiệp vụ khác 37 người đạt 5,91 %.

Trong những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc tuyển dụng cán bộ trẻ có trình độ đại học đủ các chuyên ngành theo yêu cầu công việc, chi nhánh đã quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ bằng nhiều phương thức: Cử đi đào tạo tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo tại địa phương, các khoá đào tạo do NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức, tập huấn nghiệp vụ... Do đó trình độ cán bộ đã được nâng cao, đã tiếp thu kiến thức kinh tế thị trường.

Ban giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có 4 người, được phân công phụ trách một số phòng chuyên đề. Hiện nay với 8 phòng nghiệp vụ và văn phòng theo mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam. Các chuyên đề có trách nhiệm tham

mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo điều hành kinh doanh theo đúng định hướng mục tiêu, đúng pháp luật. Đồng thời chỉ đạo cơ sở theo chương trình công tác và trách nhiệm được giao. Dưới ngân hàng tỉnh là các chi nhánh loại 3, số lượng các phòng tuỳ theo tình hình thực tế bố trí, sắp xếp cho phù hợp với công việc, nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngân hàng tỉnh giao góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của địa phương. Dưới chi nhánh loại 3 là các phòng giao dịch trực thuộc nơi có môi trường kinh doanh, tạo thành mạng lưới chân rết rộng khắp, bao trùm toàn bộ địa bàn của toàn tỉnh.

Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIÁM ĐỐC

Các phó giám đốc Các chi nhánh NHNo loại 3 Phòng Tí n dụng Phòng Kế toán ng ân qu ỹ Phòng kin h doan h ngo ại hối Phòng Ki ểm tra ki ểm s oát nội bộ Phòng hàn h chính nhân sự Phòng Kế hoạch tổ ng h ợp Phòng Điệ n Toán Các phòng GD Phòng Dịc h vụ ma keti ng

3.1.3. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Cũng như các NHTM khác, đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ bao gồm: Các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế … Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi thanh toán chiếm từ 70% - 80% trong tổng số tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi của các tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Công tác huy động vốn tiền gửi dân cư gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong thời điểm các NHTM, Ngân hàng cổ phần hoạt động đan xen lẫn nhau trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ năm 2009 – 2011 nền kinh tế tiếp tục rơi vào tình trạng lạm phát và suy giảm, giá vàng, ngoại tệ, lãi suất không ổn định, chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng năm tăng cao, độ tin cậy của người gửi tiền vào ngân hàng bị giảm sút đã và đang là bài toán khó giải cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung. Hoạt động tín dụng bị khống chế mức tăng trưởng , NHNN nâng lãi suất cơ bản, Chính phủ thực hiện việc cắt giảm chi tiêu công để chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội ... Những tác động đó đã gây khó khăn, phần nào làm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Tuy nhiên, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để ổn định nguồn vốn tiền gửi dân cư. Từ những biện pháp tích cực cùng với uy tín của hệ thống NHNo, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn với tỷ lệ bình quân 18 - 20% năm. Tuy nhiên vẫn là một ngân hàng thiếu vốn, phải nhờ vào vốn điều hoà của NHNo&PTNT Việt nam. Tính đến 31/12/2011 tổng mức vốn huy động NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đạt là 4.680 tỷ đồng chiếm 32,6% thị phần của các NHTM trong toàn tỉnh.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ cho vay với các đối tượng: Các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các khách hàng cá nhân. Các khoản cho vay tập trung chủ yếu vào cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh, cho vay bổ sung vốn lưu động.

Thực hiện hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đối với cá nhân và các tổ chức kinh tế bằng VND và ngoại tệ theo quy định của NHNN và pháp luật Việt Nam, gắn với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp.Cho vay xây dựng & sửa chữa nhà ở, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên,cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu . .. Đặc biệt với vai trò là tổ chức tín dụng chủ lực trong việc cung ứng vốn phục vụ “Tam Nông”, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ tập trung đầu tư vốn cho các các chương trình, dự án, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đưa ra định hướng cụ thể nhằm minh bạch hóa và nâng cao chất lượng tín dụn, tăng trưởng tín dụng, phù hợp với khả năng quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hành nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả tín dụng.

Tính đến 31/12/2011 tổng dư nợ đạt 5.689 tỷ đồng chiếm 30,7% thị phần của các NHTM trong toàn tỉnh, chất lượng tín dụng trong những năm gần đây luôn được quan tâm bởi nguyên tắc tăng trưởng luôn gắn liền với an toàn và hiệu quả. Chính vì

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 104)