Chỉ tiêu đo lường chi phí vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1.7.Chỉ tiêu đo lường chi phí vốn

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi cùng các khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng vốn về phương diện quy mô, thời hạn có tính ổn định.

+ Quản lý chi phí cho các nguồn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng. Vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, làm ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng.

Việc tính chi phí cho từng nguồn cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: nguồn (nhóm nguồn) nào rẻ hơn? Nên vận dụng lãi suất huy động như thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn (nhóm nguồn) tăng thêm hay không? Để từ đó ngân hàng quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề ra các giải pháp huy động vốn có hiệu quả.

Phương pháp chi phí bình quân là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí vốn của NHTM. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi huy động. Thương số của lãi suất phải trả

và tổng mức vốn đi huy động (sau khi loại trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại nguồn vốn huy động) trong quá khứ tạo thành chi phí bình quân gia quyền.

Chỉ tiêu 11: Chi phí lãi suất bình quân:

   n t t t t r A i R i 1 . . Trong đó: i: Chi phí vốn bình quân Rt: Nguồn vốn huy động loại t

it: Lãi suất huy động của nguồn vốn t A: Tổng nguồn vốn huy động

rt: Tỷ trọng vốn khả dụng của nguồn vốn loại t n: Số loại nguồn vốn huy động

Phương pháp nói trên có ích cho ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào. Tuy nhiên, việc tính toán như trên là thật sự chưa hoàn hảo bởi vì nó chỉ mới dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nghĩa là vẫn còn có nhiều chi phí khác cần phải tính thêm để thật sự có được nguồn vốn. Các chi phí cấu thành này bao gồm:

Chi phí phi lãi suất:

- Tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp + Mức dự trữ bắt buộc theo quy định + Phí bảo hiểm tiền gửi

Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí (Lãi suất hoà vốn bình quân) có thể tính như sau:

Chỉ tiêu 12: Lãi suất hoà vốn bình quân

Tổng chi phí trả lãi và chi phí khác

Lãi suất hoà vốn bình quân = ---

Chi phí vốn chủ sở hữu:

Thực chất đây là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những người góp vốn để hình thành nên ngân hàng. Nếu ngân hàng không tạo ra được tỷ suất sinh lợi thỏa đáng trên vốn sở hữu thì các cổ đông góp vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi đầu tư hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phương pháp hợp lý là ước tính mức tỷ suất sinh lợi cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết để duy trì vốn góp hiện tại.

Chỉ tiêu 13: Tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn vay và vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 50)