5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Định hướng về công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong nước nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư cho “Tam nông” và nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý điều hành kế hoạch kinh doanh, bám sát diễn biến thị trường nhằm tăng trưởng nguồn vốn và ổn định thanh khoản.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, cải tiến, hiện đại hóa trong hệ thống thanh toán theo hướng giảm bớt sự ràng buộc vào các giấy tờ, tăng độ an toàn trong hoạt động thanh toán góp phần củng cố lòng tin khách hàng.
- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian, phù hợp với việc sử dụng, đảm bảo vốn trung, dài hạn, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa rủi ro có thể gặp phải thông qua các giải pháp mang tính định hướng như: làm tăng tính ổn định của nguồn vốn, thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi.
4.1.2. Định hướng về công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2015. và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2015.
Bám sát chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ và định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam từ nay đến năm 2015. NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã xây dựng định hướng hoạt động kinh doanh thông qua các giải pháp, chiến lược huy động vốn. Cụ thể :
+ Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống mạng lưới hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường, tạo động lực cho hoạt động
huy động vốn. Đồng thời hoàn thiện công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để tạo tiền đề cho việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính có chất lượng cao, thực hiện khép kín. Từ đó nâng cao dần sức cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động dịch vụ nhằm thu hút được ngày càng nhiều vốn vào ngân hàng.
+ Đa dạng hóa hình thức huy động vốn trong kinh doanh, phát huy nội lực bằng việc coi trọng công tác huy động vốn tại địa phương qua việc chú trọng nguồn tiền gửi từ dân cư, phấn đấu huy động vốn tại chỗ từng bước đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn.
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn. Triển khai thực hiện tốt các hình thức huy động vốn có tính cạnh tranh cao, xử lý linh hoạt việc áp dụng lãi suất theo chỉ đạo của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Có chiến lược huy động vốn phù hợp với tổ chức mạng lưới, điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập và tập quán tiêu dùng của địa phương, mức độ cạnh tranh trên địa bàn tại các ngân hàng là cơ sở để tăng trưỏng nguồn vốn và chi phí vốn hợp lý.