5. Kết cấu của luận văn
3.2.1.1. Tình hình huy động vốn
a. Vốn huy động và cơ cấu vốn huy động
* Vốn huy động
Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 16 chi nhánh NHTM, 1 quỹ tín dụng Trung ương, 35 quỹ tín dụng cơ sở tham gia hoạt động. Trong đó có 16 chi nhánh cấp 1, tổng số các điểm giao dịch trong toàn tỉnh là 258 điểm. Mạng lưới của các ngân hàng không những được mở rộng ở khu vực thành thị mà còn phát triển mạnh mẽ về khu vực nông thôn. Các NHTM trên địa bàn luôn chú trọng việc phát triển các sản phẩm mới, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới phong cách theo hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Mặc dù thị trường bị chia xẻ, nhưng do có giải pháp điều hành tương đối thích hợp, nên nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ vẫn tăng trưởng khá và chiếm thị phần lớn. Cụ thể qua biểu sau:
Bảng 3.2. Thị phần nguồn vốn huy động năm 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Tổng số NHNo Thị phần
Các TCTD Tỉnh Phú Thọ %
Tổng nguồn vốn huy động 13 691 4 464 32. 6
1. Nguồn vốn nội tệ 12 523 4 212 33. 6
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 2 540 491 19. 3
- Tiền gửi dân cư 9 983 3 721 37. 3
2. Nguồn vốn ngoại tệ (Quy VNĐ) 1 168 252 21. 6
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 81 22 26. 9
- Tiền gửi dân cư 1 087 230 21. 2
Nguồn: Báo cáo NHNN tỉnh Phú Thọ năm 2011
Qua biểu số liệu trên cho thấy, tỷ trọng nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ chiếm 1/3 tổng nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên so với năm 2009, thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ giảm 3,1% (Biểu trên không tính tiền gửi
Kho bạc Nhà nước, tiền gửi các TCTD). Nếu nguồn vốn bao gồm cả tiền gửi Kho bạc nhà nước thì thị phần giảm 2,2% do bị chia sẻ với các Ngân hàng mới mở.
* Cơ cấu vốn huy động
Về cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng, thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế (nội tệ), thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ chiếm tỷ lệ 19,3% trên tổng nguồn vốn các TCTD trong toàn tỉnh, nguồn vốn không kỳ hạn lãi suất đầu vào thấp, tạo lợi thế về tài chính nhưng không ổn định, khó kế hoạch hóa trong kinh doanh. Đối với tiền gửi dân cư, thị phần khá cao chiếm 37,3%. Nguồn vốn này có tính ổn định cao, tạo được nguồn vốn cho vay trung, dài hạn đồng thời giảm được lãi suất đầu vào do giảm tỷ lệ an toàn thanh toán. Qua số liệu cho thấy năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ khá tốt, đó là cơ sở để quyết định quy mô tín dụng.
Về tiền gửi ngoại tệ: Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ chiếm 26,9%, vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn đều có quan hệ tín dụng và tiền gửi thanh toán với NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên quy mô tiền gửi không lớn. Đối với tiền gửi của dân cư thì thị phần còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 21,2%, lý do chính là đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam mới chính thức triển khai từ năm 2004, sau các NHTM khác thời gian dài, cần có thời gian để nâng dần thị phần lên, bên cạnh đó giá vàng và USD trên thị trường luôn biến động, tâm lý người dân chưa yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng mà tích trữ vàng và kinh doanh bất động sản, do vậy nguồn vốn ngoại tệ bị hạn chế.
b. Cơ cấu vốn huy động và các sản phẩm cung cấp * Về sản phẩm huy động vốn
Với định hướng chiến lược để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cần phải đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ. Một mặt chi nhánh chỉ đạo kiên quyết đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng, mở rộng màng
lưới, hướng tới khách hàng. Mặt khác chi nhánh tổ chức điều tra, phân nhóm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp. Chi nhánh căn cứ vào Quyết định 165 của NHNo&PTNT Việt Nam quy định về các sản phẩm huy động tiền gửi dân cư, đồng thời nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng khác vận dụng vào thực tiễn phù hợp theo từng thời kỳ. Đối với tính chất kỳ hạn, đã có các loại kỳ hạn từ 01 tháng đến 36 tháng, tuỳ từng kỳ hạn, mức độ cần vốn trong từng thời kỳ có thể áp dụng trả lãi trước. Về thể thức huy động cũng khá phong phú: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm học đường... Với từng đối tượng khách hàng có cách phục vụ phù hợp, như đối với doanh nghiệp thường có nhu cầu đa dạng, cần đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn của khách hàng, thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng chính xác, an toàn, nếu là khách hàng lớn thì ký hợp đồng dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ cho khách hàng. Thực tiễn và kết quả các năm đã thể hiện chất lượng sản phẩm của chi nhánh.
Bảng 3.3. Vốn huy động phân theo thời gian
Đơn vị : Tỷ VND 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tăng, giảm so với 2009 Tăng, giảm so với 2010 Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ % +(-) % +(-) %
Tiền gửi theo
thời gian 3273 100 3681 100 4680 100 408 12.5 999 27.1 - Không kỳ hạn 494 15.1 550 14.9 915 19.5 56 11.3 365 66.4 - Kỳ hạn <12 tháng 1290 39.4 1520 41.3 1361 29.1 230 17.8 -159 -10.5 - Kỳ hạn từ 12 đến < 24 tháng 840 25.7 1066 29.0 2205 47.1 226 26.9 1139 106.8 - Kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 649 19.8 545 14.8 199 4.3 -104 -16.0 -346 -63.5
Diễn biến cơ cấu nguồn vốn huy động:
- Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Ngày càng hợp lý hơn, tỷ trọng các nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12tháng trở lên đã tăng lên, đến năm 2011 chiếm tỷ trọng 51,4%. Nguồn vốn này có tính ổn định cao, tạo được nguồn vốn cho vay trung hạn, dài hạn, đúng với chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam là huy động được vốn từ 12 tháng trở lên mới được cho vay trung, dài hạn, sự hỗ trợ vốn của cấp trên chỉ ở mức độ thấp, về phía chi nhánh không được áp dụng theo quyết định 457 của NHNN Việt Nam về giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên huy động thời hạn dài phải chấp nhận rủi ro lãi suất và lãi suất đầu vào cao hơn, chênh lệch lãi suất 2 đầu thấp hơn. Nguồn vốn không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 48,6% đã góp phần làm giảm lãi suất đầu vào, nhưng có sự biến động lớn, khó kế hoạch hoá trong kinh doanh.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Biểu 3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2009. 2010, 2011
3273 494 2779 3681 550 3131 4680 915 3765
TONG NGUON VON
KHONG KY HAN
- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tăng, giảm so với 2009
Tăng, giảm so với 2010 Chỉ tiêu Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ % +(-) % +(-) %
Theo khách hàng 3273 100 3681 100 4680 100 407 12.4 999 27.1
- Tiền gửi dân cƣ 2803 85.6 3121 84.8 3950 84.4 317 11.3 829 26.6
Tr.đó: Ngtệ quy đổi 211 6.4 231 6.3 230 4.9 20 9.5 -1 -0.4
- Tiền gửi TCKT 470 14.4 560 15.2 729 15.6 90 19.1 169 30.2
Tr.đó: Ngtệ quy đổi 27 0.8 24 0.7 22 0.5 -3 -11.1 -2 -8.3
- Tiền gửi các TCTD 1 1 0
Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011
+ Tiền gửi dân cư là bộ phận nguồn vốn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động 84,4% năm 2011. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, có xu hướng tăng nhanh, góp phần cơ bản cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh.
+ Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, TCTD chiếm tỷ trọng 15,6% năm 2011, tính ổn định của nguồn vốn này thấp, tuy nhiên nguồn vốn này chủ yếu là nguồn tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất thấp, do đó cần phải có các giải pháp thu hút mạnh và cố gắng có các chính sách phù hợp để dần ổn định.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền:
Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tăng, giảm so với 2009
Tăng, giảm so với 2010 Chỉ tiêu Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ % +(-) % +(-) % Tổng nguồn vốn 3273 100 3681 100 4680 100 407 12.4 1000 27.2
Tiền gửi nội tệ 3036 92.8 3425 93.1 4428 94.6 389 12.8 1003 29.3
Tiền gửi ngoại tệ
USD quy đổi VNĐ 237 7.2 256 6.9 252 5.4 18 7.6 -3 -1.2
+ Nguồn vốn nội tệ : Đạt 4.428 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,6 %. Nguồn vốn nội tệ tăng trưởng khá.
+ Nguồn vốn ngoại tệ : Đạt 252 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,4%. Nguồn vốn ngoại tệ tăng trưởng chậm do từ năm 2009 đến nay lãi suất ngoại tệ có chiều hướng giảm hơn so với lãi suất VND, tỷ giá VND/USD ổn định, bên cạnh đó Nhà nước có chủ trương chống Đô la hóa, do đó người dân thiên về gửi tiết kiệm bằng VND. Nguồn vốn USD cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của nền kinh tế do người dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài bị thất nghiệp, thiếu việc làm vì vậy số ngoại tệ chuyển về Việt Nam cũng bị giảm.
Do vậy, để huy động tốt nguồn tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, chi nhánh đã chỉ đạo tích cực và phối hợp chặt chẽ giữa nghiệp vụ tín dụng với nghiệp vụ chi trả kiều hối, thông qua chương trình xuất khẩu lao động của tỉnh, số liệu chi trả kiều hối năm 2011 của toàn tỉnh được thể hiện như sau:
Bảng 3.6: Doanh số chi trả kiều hối năm 2011
Đơn vị: Ngàn USD
TT Đơn vị Số món Số tiền
1 Hội sở 3.973 5.523
2 NHNo Tân Sơn 502 390
3 NHNo Hạ Hòa 2.767 4.059
4 NHNo Lâm Thao 1.614 2.055
5 NHNo Phù Ninh 2.637 3.092
6 NHNo Đoan Hùng 2.694 3.427
7 NHNo Thanh Ba 2.396 2.848
8 NHNo Cẩm Khê 1.293 1.504
9 NHNo Tam Nông 991 953
10 NHNo Thanh Sơn 1.768 1.685
11 NHNo Yên Lập 1.264 1.254
12 NHNo Thanh Thủy 1.196 1.587
13 NHNo TX Phú Thọ 960 1.149
14 NHNo Gia Cẩm 796 1.059
15 NHNo Thanh Miếu 523 526
16 NHNo Vân Cơ 434 420
Cộng 25.808 31.531
Với doanh số chi trả kiều hối 31,5 triệu USD năm 2011, chiếm thị phần kiều hối 71% toàn tỉnh, chương trình xuất khẩu lao động vẫn đang triển khai tốt, có hiệu quả, đây là nguồn tiềm tàng, không những giúp khách hàng vay, trả nợ sòng phẳng mà còn có nguồn tích luỹ, là thị trường tốt để Ngân hàng nông nghiệp tổ chức huy động vốn.
c. Các biện pháp cơ bản trong hoạt động huy động vốn
* Đối với tiền gửi dân cư: Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn được NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ xác định là nguồn vốn quan trọng nhất, có tính ổn định và tăng trưởng bền vững nhất. Để huy động tối đa nguồn vốn này, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng bộ những giải pháp sau:
- Từ NHNo tỉnh đến các chi nhánh loại 3 đã tích cực triển khai, thực hiện các giải pháp huy động vốn đồng bộ, tập huấn nghiệp vụ huy động vốn đến toàn thể cán bộ, giao chỉ tiêu huy động vốn đến tập thể và cá nhân người lao động, gắn chỉ tiêu huy động vốn với chỉ tiêu thi đua và hệ số hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn để xét trả lương, tạo sự thay đổi trong nhận thức toàn chi nhánh.
- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động và thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt, thay đổi lãi suất theo sự biến động của thị trường có tính đến yếu tố cạnh tranh, tích cực triển khai phát hành thẻ ATM đến các đối tượng hưởng lương ngân sách, các cơ quan, đơn vị trong phạm vi toàn tỉnh.
- Thực hiện công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền, giới thiệu quảng bá các sản phẩm của NHNo, các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng, khuyến mại cho khách hàng gửi tiền, tiết kiệm học đường... trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài phát thanh, truyền hình Phú Thọ, băng rôn, tờ rơi... Chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh phương pháp tiếp cận, tiếp thị khách hàng, theo dõi sát tiến độ trả tiền đền bù các dự án tại địa phương để khai thác huy động vốn.
- Xây dựng trụ sở giao dịch, điểm giao dịch văn minh, hiện đại, mỗi cán bộ phải luôn đổi mới phong cách giao dịch, văn hóa giao tiếp, đề cao văn hóa của một NHNo hiện đại nhằm gây thiện cảm, tạo lòng tin với khách hàng gửi tiền.
* Đối với nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp: Duy trì và giữ vững mối quan hệ với các khách hàng đã có, xác định đây là đối tượng khách hàng có tiền gửi mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn, lãi suất đầu vào thấp. Một số tổ chức có số lượng tiền gửi lớn, duy trì thường xuyên như : Kho bạc Nhà nước, Công ty supe Lâm thao, Tổng công ty Giấy... Thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo thanh toán nhanh, tạo lòng tin cho khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng. Có chiến lược khách hàng phù hợp, tạo mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng từ đó có biện pháp thích hợp để khai thác nguồn vốn này.
Xúc tiến lập quan hệ tiền gửi, thanh toán bằng nội và ngoại tệ với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong nước hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có thể huy động vốn từ các tổ chức này.
Nghiên cứu và đề xuất với NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện một số chính sách ưu đãi về phí thanh toán, lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay, dành một số chi phí hợp lý cho việc giao dịch và tạo lập mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Nâng cao chất lượng công tác thanh toán, giao dịch và dịch vụ đảm bảo đồng bộ khép kín, đủ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
3.2.1.2. Hiệu quả huy động vốn
Quản lý vốn huy động tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ được thể hiện trên hai nội dung chủ yếu: huy động vốn và sử dụng vốn. Những nội dung này được thể hiện qua các cơ chế quản lý và điều hành trên cơ sở các cơ chế chính sách, chế độ nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các cơ chế về huy động vốn, sử dụng vốn, thực hiện các mục tiêu được hoạch định trong từng thời kỳ, theo các cơ chế tác nghiệp. Cụ thể :
Thứ nhất: Thực hiện cơ chế điều hành và qui trình nghiệp vụ
Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ tuân thủ quy chế