Theo giáo trình của Phan Thành Tâm (2010) [6], nhóm tác giả đã xây dưng được mô hình hồi quy theo những lý thuyết sau:
Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở một mẫu ngẫu nhiên được gọi là hàm hồi quy mẫu (SRF).
Từ hàm hồi quy tổng thể (PRF): E(Y/Xi) = 0 + 1 Xi + ε Trong đó:
E(Y/Xi) Là biến phụ thuộc, biến được giải thích. X: Là biến độc lập.
0; 1, 2… n là các thông số cần được ước lượng. Dựa trên cở sở hàm hồi quy mẫu SRF có công thức sau:
(SRF) : Y= 0+ 1 Xi + ε Trong đó :
Y: ước lượng điểm của E (Y/Xi) cũng chính là hiệu quả hoạt động của
NHTM (ROE).
X: là các tác động của thanh khoản tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam
0 ;1…; n là ước lượng điểm của 0; 1, 2… n. ε: Phần dư.
Từ mô hình hồi quy mẫu với một biến ta có thể mở rộng ra cho nhiều biến.
Với đề tài nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy mẫu
cho biến phụ thuộc là ROE mà không sử dụng chỉ tiêu ROA, NIM, NOM để thể hiện hiệu quả hoạt động NHTM vì ROE là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính, đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu. Mặt khác, các chỉ tiêu ROA, NIM, NOM chỉ đánh giá được một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ thu lãi ròng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên nên nhóm tác giả lựa chọn ROE là hiệu quả hoạt động hoàn toàn đúng. iệc nghiên cứu sẽ chính xác hơn, thể hiện một cách toàn diện HQHĐ của NHTM để từ đó thông qua mô hình nghiên cứu đưa ra giải pháp thích hợp.
Mô hình tác động như sau :
ơ đồ 3.1: ơ đồ thể hiện sự tác động của biến độc lập CDTA, CDDEP, INVSTA, INV EP đến biến phục thuộc ROE
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)
ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu CDTA : Trạng thái tiền mặt
CDDEP : Tỷ lệ Tiền mặt, Tiền gửi NHNN, TCTD khác trên tổng tiền
gửi khách hàng. ROE CDTA CDDEP INVSDEP INVSTA
INVSTA : Tỷ lệ Dư nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản
INVSDEP: Tỷ lệ Dư nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng
khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi khách hàng.
Để kiểm định các giả thiết về tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009- 2013, nhóm tác giả ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, sử dụng chương trình Eviews 6.0 để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Squares).