Các lý thuyết về thanh khoản cung cấp kiến thức nền tảng hữu ích trong việc phân tích tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Từ đó, một số nhà nghiên cứu trên thế giới đã có những nghiên cứu chuyên sâu
mang tính thực tiễn, ứng dụng cao trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng.
Nghiên cứu của E. Bordeleau, C. Graham (2010)[12], dựa trên số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng Canada giai đoạn 2005 - 2010 cho thấy: chỉ số tiền mặt CDTA) có tác động cùng chiều ) đến HQHĐ của ngân hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng thể hiện nhân tố CDDEP có tác động ngược chiều (-) đến HQHĐ ở mức nghĩa 1%. E. ordeleau đã kết luận rằng tác động của tiền mặt cũng như CDDEP đối với HQHĐ NHTM là rất lớn. Việc duy trì một lượng tiền mặt nhất định để đảm bảo tính thanh khoản trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới là rất khó, sự sụt giảm tiền mặt hay trạng thái tiền mặt bất ổn đã trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn cổ đông của NHTM nói riêng và các thành phần tham gia kinh tế nói chung.
Nghiên cứu của Shahchera M. (2012)[14], tại Irana kết luận về sự tác động
qua lại giữa thanh khoản và HQHĐ, theo đó việc tăng chỉ số INVSDEP sẽ làm HQHĐ tăng lên hay nhân tố IN SDEP có tác động cùng chiều ) đến HQHĐ. Việc đầu tư kinh doanh chứng khoán trong tình hình hiện nay là rất rủi ro, thị trường chứng khoán đang có những biến động bất ổn, chính vì thế lượng chứng khoán sẵn sàng để bán càng cao thì tính thanh khoản của Ngân hàng càng lớn, giúp giảm thiểu rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, HQHĐ còn bị tác động bởi các nhân tố vi mô, sự thay đổi giá cả thị trường, chỉ số tiền gửi.
Nghiên cứu Adebayo O. , David A. , Samuel O. , (2011)[11] tại Nigeria, thì
nhân tố IN STA có tác động ngược chiều (-) đến HQHĐ, việc kết hợp giữa các khoản tiền gửi có thời hạn cố định và việc đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn trở nên khá tiện lợi. Thế nhưng tài sản của người này lại là khoản nợ của người kia. Nghĩa là tình hình tài chính của các cá nhân và doanh nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, trong đó tài sản (các khoản cho vay của khách hàng) không thể được điều chỉnh nhưng nợ (các khoản tiền gửi của khách hàng và các TCTD khác) lại có thể bị rút ra ngay lập tức. Điều này sẽ gây ra rủi ro khi khách hàng rút tiền mặt đồng loạt khiến ngân hàng phải bán tài sản
với giá thấp để đáp ứng. Nếu lượng tiền gửi bị rút nhanh hơn tài sản có thể bán ra thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản đồng nghĩa với hiệu quả quả hoạt động của ngân hàng sẽ giảm đi và có nguy cơ mất khả năng kiểm soát trong điều kiện xấu nhất.
Nghiên cứu của Limon Moinur Rasul (2012)[9] về "Tác động của thanh khoản đến HQHĐ của các ngân hàng hồi giáo Bangladesh" thì nhân tố CDTA và IN SDEP tương quan thuận (+) với HQHĐ. Đồng thời nhân tố CDDEP và INVSTA tạo mối tương quan nghịch (-) với HQHĐ. Từ kết quả nghiên cứu Limon Moinur Rasul cho thấy việc tăng chỉ số tiền mặt CDTA và giảm INVSTA sẽ giúp cho việc quản trị thanh khoản trở nên hiệu quả hay các NHTM có thể xác định được các yếu tố để tối ưu hóa HQHĐ. Trong tình hình hiện nay, việc các ngân hàng tăng cường huy động vốn kết hợp với đầu tư các tài sản linh hoạt – như tiền mặt và trái phiếu chính phủ, chứng khoán có thể được bán ra nhanh chóng với một mức giá tương đối ổn định – là một van xả an toàn. Nếu nhà đầu tư bất ngờ quay lưng với trái phiếu của ngân hàng hoặc người gửi tiết kiệm rút một lượng tiền lớn, ngân hàng có thể bán các tài sản này để b đắp thanh khoản. Điều này giúp bảng cân đối kế toán của ngân hàng thu hẹp một cách an toàn, đáp ứng được yêu cầu của các chủ nợ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
ơ đồ 2.1: ơ đồ thể hiện tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
Như vậy từ những nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy các biến độc lập CDTA có tương quan ), CDDEP có tương quan (-), IN STA có tương quan (-), IN SDEP có tương quan ) với biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động (ROE).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua chương 2, những cơ sở lý thuyết về NHTM, các khái niệm liên quan đến thanh khoản NHTM đã được làm rõ. Từ đó ta thấy rằng thanh khoản tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng. Vì vậy công tác quản trị rủi ro thanh khoản, sử dụng tốt nguồn lực của các NHTM cần phải được nâng cao hơn nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Những vấn đề cơ bản được nêu ở chương 2 sẽ làm cơ sở cho những nội dung tiếp theo của đề tài.
CHƢƠNG 3:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu, đối tƣợng và địa bàn nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, phân tích tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra đề xuất, gợi ý giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Để phù hợp với nội dung, mục đích và yêu cầu của đề tài, nhóm tác giả sử
dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây:
Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh dựa trên các số liệu
thống kê, báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam.
Nhóm tác giả còn sử dụng Excel và Eviews 6.0, nghiên cứu định lượng,
ứng dụng mô hình OLS để nghiên cứu định lượng, phân tích và giải thích số liệu.
Đối tượng:
Tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam.
Do quy định về vốn điều lệ tối thiểu của NHNN đối với các NHTM nên bắt buộc một số ngân hàng nhỏ không đủ khả năng tài chính phải tiến hành sáp nhập để tăng vốn điều lệ. Vì vậy, không đảm bảo số liệu trong khoảng thời gian nghiên cứu (2009 -2013) nên nhóm tác giả tiến hành sàng lọc dựa trên cơ sở báo cáo tài chính để từ đó đưa ra danh sách 26 NHTM tại Việt Nam thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu.
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài báo cáo nghiên cứu khoa học sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng mô hình OLS) nghĩa là tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính của 26 NHTM tại Việt Nam kết hợp nghiên cứu định lượng.
Kết thúc quá trình thu thập, số liệu được tổng hợp vào Excel và tiến hành phân tích, thống kê mô tả và kiểm định mô hình bằng phần mềm Eviews 6.0.
3.3 Ứng dụng mô hình kinh tế ƣợng để phân tích tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam:
3.3.1 Xây dựng các biến số và giả thuyết nghiên cứu:
Theo nghiên cứu của Limon Moinur Rasul (2012)[13] nghiên cứu về "Tác
động của thanh khoản đến HQHĐ của các ngân hàng hồi giáo Bangladesh" và nhóm tác giả thấy rằng đây là bài nghiên cứu có tính thực tiễn cao, quy cách phù hợp với quy định của NHNN, khả năng thu thập số liệu; các biến số khá phù hợp với môi trường kinh tế của Việt Nam và đã được nghiên cứu rộng rãi tại Việt Nam: Chỉ số trạng thái tiền mặt CDTA, CDDEP, INVSTA, INVSDEP.
Nhóm tác giả xây dựng các giả thuyết tác động của thanh khoản đến HQHĐ của các NHTM như bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Các giả thuyết về tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam.
Giả thuyết Các tác động Ký hiệu Kỳ vọng tƣơng quan
H1 Chỉ số trạng thái tiền mặt (Cash & due from banks to total assets).
CDTA +
H2 Tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, Tiền gửi TCTD khác trên tổng tiền gửi KH (Cash & due from banks to total deposits).
CDDEP +/-
H3 Tổng dự nợ tín dụng và chứng khoản kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tài sản có hay Investment (loans & advances) to total assets.
INVSTA -
H4 Tổng dự nợ tín dụng và chứng khoản kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tiền gửi KH hay Investment (loans & advances) to
total deposits.
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu của Limon Moinur Rasul (2012)
Sau khi tổng hợp được các tác động cũng như các dấu kỳ vọng tương quan, nhóm tác giả đi sâu vào phân tích từng tác động thông qua các phương pháp của nó. Từ đó nhóm tác giả sẽ đưa ra được những số liệu chính xác hơn, phù hợp hơn với nghiên cứu.
Bảng 3.2 thể hiện các biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình nhóm tác
giả đưa ra nghiên cứu. Từ bảng đó sẽ giúp nhóm tác giả có một cái nhìn tổng quan, cụ thể hơn về vấn đề nghiên cứu nhằm đi đúng hướng với mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Đồng thời thông qua bảng 3.2 nhóm tác giả muốn diễn giải các biến độc lập và biến phụ thuộc, đưa ra các công thức tính toán nhằm có một cái nhìn tổng quan hơn về đề tài nghiên cứu.
Bảng 3.2 Mô tả các biến liên quan.
STT Biến Diễn giải
1 Chỉ số trạng thái tiền mặt (CDTA) hay Cash
& due from banks to total assets.
CDTA=Tiền mặt + Tiền gửi NHNN + TGTCTD khác Tổng tài sản có
2 Tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, Tiền gửi TCTD khác trên Tổng
tiền gửi khách hàng (CDDEP) hay Cash &
due from banks to total deposits.
CDDEP= Tiền mặt + Tiền gửi NHNN + TGTCTD khác Tổng tiền gửi khách hàng 3 Tổng dự nợ tín dụng và chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tài sản có (INVSTA) hay Investment (loans &
INVSTA= Dư nợ TD C D C SS để bán Tổng tài sản có
advances) to total assets. 4 Tổng dự nợ tín dụng và chứng khoán kinh doanh, chứng khoán để bán trên tổng tiền gửi KH (INSDEP) hay
Investment (loans & advances) to total
deposits.
INVSDEP=Dư nợ TD C D C SS để bán Tổng tiền gửi KH
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu của Limon Moinur Rasul (2012)
3.3.2 Giới thiệu mô hình hồi quy mẫu:
Theo giáo trình của Phan Thành Tâm (2010) [6], nhóm tác giả đã xây dưng được mô hình hồi quy theo những lý thuyết sau:
Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở một mẫu ngẫu nhiên được gọi là hàm hồi quy mẫu (SRF).
Từ hàm hồi quy tổng thể (PRF): E(Y/Xi) = 0 + 1 Xi + ε Trong đó:
E(Y/Xi) Là biến phụ thuộc, biến được giải thích. X: Là biến độc lập.
0; 1, 2… n là các thông số cần được ước lượng. Dựa trên cở sở hàm hồi quy mẫu SRF có công thức sau:
(SRF) : Y= 0+ 1 Xi + ε Trong đó :
Y: ước lượng điểm của E (Y/Xi) cũng chính là hiệu quả hoạt động của
NHTM (ROE).
X: là các tác động của thanh khoản tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam
0 ;1…; n là ước lượng điểm của 0; 1, 2… n. ε: Phần dư.
Từ mô hình hồi quy mẫu với một biến ta có thể mở rộng ra cho nhiều biến.
Với đề tài nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy mẫu
cho biến phụ thuộc là ROE mà không sử dụng chỉ tiêu ROA, NIM, NOM để thể hiện hiệu quả hoạt động NHTM vì ROE là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính, đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu. Mặt khác, các chỉ tiêu ROA, NIM, NOM chỉ đánh giá được một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ thu lãi ròng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên nên nhóm tác giả lựa chọn ROE là hiệu quả hoạt động hoàn toàn đúng. iệc nghiên cứu sẽ chính xác hơn, thể hiện một cách toàn diện HQHĐ của NHTM để từ đó thông qua mô hình nghiên cứu đưa ra giải pháp thích hợp.
Mô hình tác động như sau :
ơ đồ 3.1: ơ đồ thể hiện sự tác động của biến độc lập CDTA, CDDEP, INVSTA, INV EP đến biến phục thuộc ROE
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)
ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu CDTA : Trạng thái tiền mặt
CDDEP : Tỷ lệ Tiền mặt, Tiền gửi NHNN, TCTD khác trên tổng tiền
gửi khách hàng. ROE CDTA CDDEP INVSDEP INVSTA
INVSTA : Tỷ lệ Dư nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản
INVSDEP: Tỷ lệ Dư nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng
khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi khách hàng.
Để kiểm định các giả thiết về tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009- 2013, nhóm tác giả ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, sử dụng chương trình Eviews 6.0 để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Squares).
3.3.3 Thu thập và xử lý số liệu:
Dữ liệu được nhóm tác giả sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên số liệu
tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam) của các NHTM Việt Nam, được thu thập từ hai nguồn chính: Thông tin do chính ngân hàng công bố trên website chính thức cũng như số liệu thống kê từ ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Mẫu quan sát bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc năm 2013. Năm 2009 được
chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm hệ thống NHTM có nhiều thay đổi lớn mở đầu cho thời kỳ phát triển trở lại sau khủng hoảng kinh tế, bong bóng bất động sản của hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng. Năm 2013 là năm kết thúc của dữ liệu nghiên cứu vì:
Năm tài chính gần với đề tài nghiên cứu làm tăng tính thực tiễn của nghiên cứu.
Kể từ 01/01/2013, nhiều luật và quy định có liên quan đến lĩnh vực tài
chính - NH Việt Nam bắt đầu có hiệu lực (Thông tư 01/2013/TT - NHNN, Luật NHNN VN, luật thuế GTGT, Thông tư 27/2013/ TT- NHNN…), là năm xuất hiện tổ chức xử lý nợ xấu AMC) giúp các ngân hàng tăng tính thanh khoản cũng như tăng hiệu quả hoạt động tài chính của mình.
Xử lý dữ liệu: Nhóm tác giả thu thập dữ liệu tại các NHTM Việt Nam giai
Tuy nhiên, để đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả khi hồi quy bằng OLS thông thường nhóm tác giả bỏ qua yếu tố thời gian, xây dựng dữ liệu bảng và chéo gộp chung (pooled).
3.4 Kiểm định các giả thuyết
3.4.1 Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình đã xây dựng dựa trên
dữ liệu mẫu có phù hợp với dữ liệu hay không thì ta dùng hệ số xác định R2. Nếu
R2 khác không nghĩa là mô hình đã chọn phù hợp. Đồng thời ta kiểm định hệ số
F- statistic, nếu hệ số F > F (k- 1, n- k) thì kết luận tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
3.4.2 Kiểm định biến không cần thiết
Sau khi sử dụng phần mềm EVIEW 6. 0 để chạy ra bảng hồi quy gốc. Nếu Prob của các biến đều độc lập < 0.05 (mức nghĩa) thì các biến đều có nghĩa sử dụng đối với mô hình hay các biến đều cần thiết trong mô hình.
3.4.3 Kiểm định BG – Breush & Godfrey (kiểm định tƣơng quan chuỗi bậc p, với p≥1. Thực chất, đâ à một thủ tục của phép kiểm định chuỗi bậc p, với p≥1. Thực chất, đâ à một thủ tục của phép kiểm định