Tình hình hoạt động NTHM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 107)

 Giai đoạn từ năm 2009 - 2013 do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng NHTM Việt Nam nói riêng. Các NHTM Việt Nam gặp nhiều khó khăn như lạm phát diễn biến phức tạp.

 Nghị quyết 01/NQ- CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải

pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 đã nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực: Thực trạng tài chính, sở hữu; chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, vốn góp; hoạt động quản trị, điều hành; hoạt động cấp tín dụng; hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng; trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; chấp hành quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về lãi suất; hoạt động phòng, chống rửa tiền. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, tiêu cực, vi phạm pháp luật, cản trở quá trình tái cơ cấu và cố ý báo cáo thông tin, số liệu không trung thực”.

 Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2014, thực hiện chỉ

đạo của Chính phủ, trong 1 tháng đầu năm 2014, ngành Ngân hàng thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản hệ thống và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay ngân hàng. Theo đó:

 Thanh khoản của hệ thống các TCTD đã được đảm bảo và từng bước

cải thiện theo hướng tích cực.

 Khả năng thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng TCTD) được

cải thiện so với cuối năm 2013. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động vốn tính đến cuối tháng 10/2013 ước khoảng 99%.

 Lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 2 con số tính đến hết tháng 12/2013, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6.04% so với tháng 12/2012).

4.1.4 Thuận lợi và hó h n:

Thuận lợi:

 Đánh giá tổng quan về thị trường tiền tệ và hoạt động NHTM cho thấy

những điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Điều này chứng tỏ dòng vốn tiếp tục điều chỉnh theo hướng tích cực phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô, phản ánh qua 4 tiêu chí:

 Lãi suất ổn định và trong xu hướng giảm. Hiện nay cơ chế lãi suất, chính sách tín dụng đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên trở thành cơ chế trong điều hành CSTT của NHNN. Song thực tế, đối tượng vay của lĩnh vực này, đặc biệt là doanh nghiệp truyền thống, hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp thuộc các chương trình bình ổn được vay với lãi suất thấp hơn 6%/năm). Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tính toán, xem xét mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

 Nguồn vốn của hệ thống ngân hàng đã ổn định hơn và quy mô nguồn

vốn giá rẻ ngày càng có xu hướng mở rộng. Diễn biến nguồn vốn đã và đang theo xu hướng tích cực, khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài hơn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ổn định và ở mức hợp lý.

 Các giải pháp thực hiện cơ chế chính sách của NHNN về hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định thị trường tiếp tục được thực hiện.

 Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, xuất hiện nhiều yếu tố tích cực phản ánh sự phục hồi bền vững: lạm phát thấp, vốn đầu tư tăng trưởng.

 Sản xuất kinh doanh có chuyển biến và đặc biệt niềm tin thị trường đang xuất hiện. Với những chuyển biến tích cực từ thị trường chứng khoán, từ một số phân khúc của thị trường bất động sản đã và đang phản ánh những cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi này chỉ là yếu tố môi trường (kinh tế, xã hội, pháp lý) để doanh nghiệp phát triển. Những vấn đề của chính doanh nghiệp về cạnh tranh, đổi mới công nghệ, quản trị, cơ cấu lại hoạt động để phát triển và vươn lên trong điều kiện khó khăn mới chính là yếu tố nền tảng, là cơ hội để phát triển trong năm 2014 và những năm tiếp theo.

 Ngoài ra phần lớn những khách hàng đến giao dịch với các ngân hàng đều quan tâm và tìm đến các ngân hàng trong nước do họ tin tưởng và yếu tố văn hóa dân tộc. Tuy đây không phải lợi thế lâu dài nhưng nó cũng là một cản trở lớn đối với các ngân hàng nước ngoài muốn gia nhập vào thị trường tiền tệ Việt Nam.

hó h n:

 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa tổng hợp ý kiến của các

ngân hàng thương mại, gửi tới Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) theo yêu cầu báo cáo tình hình tổ chức hội viên về việc rà soát thực trạng hoạt động doanh nghiệp trong hiệp hội.

 Theo bảng tổng hợp này, các NHTM đang đối mặt với khó khăn trong

hoạt động huy động và cho vay, điều này dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp rất hạn chế với trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài. Điều này khiến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng chung là sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Đây là một quả bom nổ chậm rất nguy hiểm trong hoạt động tín dụng. Khi rủi ro xảy ra sẽ kéo theo nợ xấu tăng nhanh, điều này làm cho ngân hàng có khả năng mất khả năng thanh toán đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn hay tính thanh khoản của NHTM có chiều hướng xấu đi.

 Mặt khác, VNBA cho rằng do việc thị trường bất động sản đóng băng

trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tình hình thanh khoản và hiệu hoạt động của các ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các doanh nghiệp lần lượt phá sản do không thanh khoản bất động để trả vốn và lãi được, đồng thời ngân hàng khó khăn trong việc phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

 Tất cả những yếu tố trên đã khiến cho việc duy trì một lượng tiền mặt

nhất định của ngân hàng trở nên khó khăn. Hàng tồn kho, tiền gửi ngắn hạn nhiều trong khi hoạt động cho vay là không hiệu quả đã bắt buộc các ngân hàng phải

tiến hành sát nhập để nâng cao uy tín, năng lực tài chính để tồn tại và phát triển trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2 Thực trạng tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay: hiện nay:

4.2.1 Tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam:

4.2.1.1 Tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN và tiền gửi TCTD khác: khác:

Bảng 4.1: Tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009- 2013.

Đvt: Triệu đồng N m 2009 2010 2011 2012 2013 Tiền mặt 47, 585,185 (10. 08%) 63, 834, 710 (10, 50%) 73, 484, 804 (8. 43%) 72, 442, 658 (8.88%) 33, 831, 350 (5. 69%) Tiền gửi NHNN 58, 735, 956 (12. 44%) 42, 866, 195 (7. 05%) 83, 509, 422 (9. 58%) 135,014,188 (16. 55%) 85,668, 449 (14. 41%) Tiền gửi TCTD khác 365,958,115 (77.49%) 501,055,924 (82. 45%) 714,624,467 (81.98%) 608,338,854 (74. 57%) 474,902,643 (79. 9%) Tổng cộng 472,279,256 (100%) 607,756,829 (100%) 871,705,863 (100%) 815,795,701 (100%) 594,402,442 (100%) Chênh lệch 0 135,477,573 263,949,034 -55,910,162 -221,393,259

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ bảng cân đối kế toán các NHTM.)

.  Qua bảng 4. 1 ta thấy, tiền gửi TCTD chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng

tiền gửi của NH năm 2010 chiếm 82.45%), tiền gửi NHNN chiếm tỷ trọng khá ổn định, tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp nhất năm 2013 chiếm 5.69%) do Nghị định 101/2012/NĐ- CP về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo ra sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Ngân hàng, các đơn vị kinh doanh và cá nhân giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. Từ đó nâng cao tính thanh khoản của các NHTM, giúp NH dễ dàng trong việc quản trị nguồn tiền cũng như giảm thiểu rủi ro trong thanh toán.

 Nhìn chung tổng tiền gửi của NH từ 2009- 2013 không ổn định, tăng trong

trưởng thấp nhất (- 27.14 %) rất thấp so với năm 2010 28.69%), điều này một phần vì thị trường bất động sản đóng băng, nền kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng cũng như việc huy động vốn và duy trì tiền mặt của NH khá khó khăn.

4.2.1.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán:

Bảng 4.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013. Đvt: Triệu đồng N m 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ tín dụng 870, 856, 934 1,285,194, 373 1,350,261,092 1,413,583,633 1,563,644,336 Tăng trưởng(%) 47. 6% 5.06% 4.70 % 10.62% Chứng khoán kinh doanh 6, 543, 796 17,939,410 10,595,521 12, 633, 136 30, 407, 486 Tăng trưởng 174. 1% - 40.94% 19.23% 140.70% Chứng khoán sẵn sàng để bán 133, 925,543 253,728,943 334, 097, 959 336, 627, 096 375,502, 298 Tăng trưởng 89. 5% 31.67 % 0.76 % 11.55 % Tổng DNTD, CKKD, CKSSDB 1,011,326,273 1,556,862,726 1,694,954,572 1,730,393,325 1,854,719,319

 Qua bảng số liệu bảng 4. 2 ta thấy, dư nợ tín dụng tăng 692,787,402 triệu đồng trong giai đoạn 2009 - 2013 nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm từ 47.6% xuống 10.62% thể hiện ở việc hơn 50% ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận trong năm 2013. inh tế khó khăn ảnh hưởng đến sức khỏe của doanh nghiệp, khiến tín dụng khó tăng trưởng nên hầu hết ngân hàng không dám kỳ vọng hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Ngân hàng nhà nước cho biết, tính đến 20/02/2014 tín dụng toàn hệ thống giảm 1.66%. Nguyên nhân là do việc phân bổ dòng vốn tín dụng của hệ thống tín dụng thời gian qua bị lệch về tín dụng cho SX D và đầu tư thay vì kích thích tiêu d ng. Thực tế, thời gian vừa qua, đang có cuộc chạy đua giữa các NH nước ngoài để thu hút khách hàng vay tiêu dùng. Khảo sát cho thấy, tại một số NH như: ANZ, HS C, Standard Chartered. hách hàng không cần tài sản thế chấp hoặc giấy bảo lãnh, mà vẫn có thể dễ dàng được vay lên tới 500 triệu đồng chỉ trong vòng 1 - 2 ngày. Hầu hết lãi cho vay tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng đều ở mức cao từ 20 - 24%/năm tính theo dư nợ giảm dần, tùy thuộc vào số tiền vay và kỳ hạn vay. Mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay thấp, chỉ còn khoảng 1 – 1.5%/năm đối với doanh nghiệp) và 2 – 2.5%/năm cho vay cá nhân, đã khiến nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng sụt giảm nhất là khi tăng trưởng dư nợ khó khăn.

 Chứng khoán sẵn sàng để bán tăng 241,576,755 triệu đồng nhưng tốc độ

tăng trưởng chậm do tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp cùng tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi cao đã làm ngân hàng có thêm thanh khoản và làm lãi suất tiền gửi qua đêm trên thị trường liên ngân hàng xuống gần 3%. Trái phiếu chính phủ là sự lựa chọn hàng đầu của ngân hàng vì khi lãi suất huy động giảm mạnh thì lãi suất trái phiếu cũng liên tục giảm nhưng lượng tiền mà các ngân hàng đổ vào kênh đầu tư này lại liên tục tăng cao. Theo số liệu thống kê từ NHNN, các ngân hàng đã mua vào hơn 80% lượng trái phiếu chính phủ được chào bán kể từ đầu năm nay, lượng tiền gửi đã giải ngân gần 80,000 tỷ đồng.

 Dự kiến, trong năm 2014 chính phủ sẽ phát hành thêm 300.000 tỷ trái

phiếu. Lãi suất trái phiếu cuối năm 2013 xuống mức thấp nhất trong lịch sử, chỉ còn 4.9 - 6.8%/năm với kỳ hạn từ 1 - 5 năm. Lợi suất trái phiếu cũng giảm 130

điểm so với đầu năm 2013. Tuy vậy, trái phiếu vẫn đang chiếm tỷ trọng đầu tư lớn không chỉ trong thị trường sơ cấp mà còn trên thị trường thứ cấp, thanh khoản từ đó cũng tăng đáng kể. Nhiều ngân hàng hiện đã có bộ phận chuyên biệt về giao dịch trái phiếu. Được đánh giá là một kênh đầu tư tốt và an toàn tuy nhiên vẫn còn đó những vấn đề lo ngại. Nếu lãi suất trái phiếu không giảm tiếp, các ngân hàng sẽ tiếp tục tìm sự an toàn ở kênh đầu tư này thay vì giải ngân ra nền kinh tế.

 Chứng khoán kinh doanh trong giai đoạn 2012- 2013 có xu hướng tăng trở

lại, tốc độ tăng trưởng đạt 140.69 % trong năm 2013 là một minh chứng cụ thể. Thị trường không còn chịu sức ép bán ra từ các quỹ ETF, thanh khoản tăng nhanh là những dấu hiệu tích cực đối với tâm l nhà đầu tư khi nhìn nhận sự ổn định của dòng tiền. Hiện nay, giá trị giao dịch tăng gấp đôi so với những phiên đỉnh điểm ở những tháng cuối năm 2013. Theo đánh giá của NHNN, giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam còn rẻ so với các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Philippines và Thái Lan. Thực tế, d cho năm 2013 chỉ số VN- Index tăng gần 22% nhưng trong 2 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư đã mua

ròng cổ phiếu trị giá hơn 133 triệu USD. Sự ổn định của dòng tiền là yếu tố kỹ

thuật quan trọng nhằm xác định những bước phát triển mới của chỉ số VN - Index. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra lạc quan đối với thị trường khi dòng tiền trong chứng khoán đang được hỗ trợ khá tốt từ các thông tin như ngân hàng đã hạ lãi suất. Mặt khác, người gửi tiết kiệm đã không còn mối quan tâm với lãi suất “bố thí” của các NHTM dẫn đến việc khách hàng rút ra để đầu tư chứng khoán rất nhiều. Từ đó thị trường chứng khoán trở nên sôi động trở lại sau cơn khủng hoảng năm 2007 và có sự chuyển mình theo chiều hướng tốt.

 Nhìn chung tổng dư nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán

sẵn sàng để bán tăng trong giai đoạn 2009 - 2013 nhưng tốc độ tăng trưởng chậm và không đồng đều.

4.2.1.3 Tình hình tiền gửi của khách hàng:

Bảng 4.3 : Tình hình tiền gửi của khách hàng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 Đvt:Triệu đồng N m 2009 2010 2011 2012 2013 Tiền gửi KH 1,037,292,458 1,367,589,624 1,743,063,114 1,812,879,335 2,186,911,118 Chênh lệch 0 330,297,166 375,473,490 69,816,221 374,031,783 Tăng trưởg 0% 31.84% 27.45% 4.01 % 20.63%

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ bảng cân đối kế toán các NHTM)

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện tình hình tiền gửi của khách hàng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ bảng cân đối kế toán các NHTM)

1,037,292,458 1,367,589,624 1,743,063,114 1,812,879,335 2,186,911,118 0% 31.84% 27.45% 4.01% 20.63% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 2009 2010 2011 2012 2013 Tiền gửi khách hàng Tăng trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Từ bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 trên ta thấy, tình hình tiền gửi của khách hàng từ 2009- 2013 nhìn chung không ổn định. Thể hiện ở năm 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 31.84% so với năm 2009 và giảm mạnh vào năm 2011 và năm 2012. Nguyên nhân chính là do Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 24/2/2011 về việc điều chỉnh giảm lãi suất vào tháng 6/2013 để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã làm cho tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng giảm đồng thời việc thúc đẩy hoạt động cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã làm giảm tình trạng một số NHTM phải vay mượn lẫn nhau với lãi suất rất cao trên thị trường liên ngân hàng.

Tiền gửi của khách hàng Ủy thác, vốn tài trợ

Tiền gửi và vay các TCTD khác Các khoản nợ chính phủ và NHNN Phát hành giấy t có giá Các khoản nợ khác

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện nợ phải trả của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 107)