chuỗi bậc p, với p≥1. Thực chất, đâ à một thủ tục của phép kiểm định Lagrange, LM)
+ Kiểm định này nhằm xác định có hay không hiện tượng tự tương quan trọng mô hình
Đặt giả thiết: H0: tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến
H1: không tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến
+ Nếu kết quả Prob(Obs*R- squared) < 0.05 (mức nghĩa) thì ta kết luận
bác bỏ H0, có nghĩa là không tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến
3.4.4 Kiểm định đa cộng tuyến bằng nhân tử phóng đại phƣơng sai VIF
Để kiểm định tính đa cộng tuyến cho mô hình thì ta có nhiều cách nhưng
ở đây nhóm tác giả sử dụng mô hình nhân tử phóng đại phương sai IF thông qua mô hình hồi quy phụ để kiểm định. Các bước thực hiện như sau:
Y = β 1 β 2X 2 β 3X 3 β 4X 4 + u Chạy mô hình hồi quy gốc.
LS Y C X2 X3 X4 Ta tìm được R2
gốc) Chạy mô hình hồi quy phụ.
LS X2 C X3 X4 Ta tìm được R2 phụ 1) LS X3 C X2 X4 Ta tìm được R2 phụ 2) LS X4 C X2 X3 Ta tìm được R2 phụ 3)
Áp dụng nguyên tắc ngón tay cái – Rule of Thumb của Klien. Nếu ít
nhất một R2 của hồi quy phụ lớn hơn R2 của hồi quy gốc thì thì có đa cộng tuyến
xảy ra.
R2
phụ i > R2
gốc, với i=1 đến 3
Nhân tử phóng đại phƣơng sai VIF
VIF = 1/(1- R2 phụ i)
N ếu IF ≥ 10 tương đương R2 phụ i > 0.9 ) thì có đa cộng tuyến.
3.4.5 Kiểm định phƣơng sai sai số tha đổi theo WHITE (1980)
Theo lý thuyết, khi biết σ2
t, ta dùng Generalized (or Weighted) Least
Squares – WLS để thực hiện việc khắc phục bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, ta không biết σt, vì vậy nhóm tác giả của tài liệu này không phí thời gian cho việc trình bày cái không có thật.
Chúng ta hãy dành thời gian cho việc khắc phục PSSSTĐ khi không biết
σ2
t, ta dùng Feasible Generalized Least Squares (FGLS) và thực hiện theo 4
trường phái: (1) Breusch & Pagan, (2) Glejser, (3) Harvey & Godfrey và (4) White. đây nhóm tác giả dùng kiểm định WHITE 1980) để kiểm định phương sai số thay đổi.
Đặt giả thuyết:
H0: Không có hiện tượng phương sai số thay đổi.
Thực hiện các bước kiểm định, nếu kết quả cho thấy Prob(Obs*R- Square)
> α = 0.05 thì ta chấp nhận H0, tức là không còn phương sai số thay đổi. Nếu vẫn
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.
Trong chương 3, nhóm tác giả trình bày sơ đồ quy trình nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong bài báo cáo đồng thời diễn giải quy trình nghiên cứu. Ngoài ra, chương 3 còn đi sâu vào việc thiết kế mô hình sẽ được ứng dụng, mô tả và diễn giải các biến độc lập trong nghiên cứu, chọn mẫu cho thích hợp trong việc chạy mô hình. Kiểm định độ phù hợp mô hình, kiểm định nghĩa thống kê của các hệ số. Việc kiểm định này nhằm giúp cho việc đánh giá độ dự đoán của mô hình được chính xác hơn trong quá trình chạy mô hình. Đồng thời nhóm tác giả cũng thống kê số liệu từ bảng báo cáo tài chính của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2013 làm dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Tất cả sẽ được giải thích rõ hơn trong phần chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội và kiểm định giả thuyết, sẽ được trình bày trong chương 4.
CHƢƠNG 4:
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM
VIỆT NAM
4.1 Giới thiệu khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam: 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHTM Việt Nam:
Nguồn :Nhóm tác giả tự sưu tầm [13]
Hình 4.1 Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu và chưa có khái niệm về ngân
hàng do sự đô hộ hàng ngàn năm phong kiến Phương ắc thì đến thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các thương gia người Pháp bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (nhà máy đường, nhà máy dệt) thị trường ngày càng phát triển do sự giao lưu hàng hóa kinh tế với nước ngoài làm cho hệ thống ngân hàng hiện đại dần xuất hiện. Sau đó là sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hệ thống ngân hàng đã dần được hoàn thiện và phát triển hơn c ng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quản lý hành chính trực tiếp sang
việc sử dụng các biện pháp kinh tế theo cơ chế thị trường từ năm 1988 đến nay, hệ thống ngân hàng đã được cải cách từng bước.
Ngày 23- 5- 1990 Pháp lệnh ngân hàng của Hội đồng nhà nước Việt Nam
đã xác định: "Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng và có trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
Trước đây chỉ có một vài NHTM thuộc sở hữu của NHNN như: Ngân
hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu Tư, Ngân hàng Ngoại Thương và một số quỹ tín dụng, quỹ tiết kiệm nhân dân. Từ đầu thập niên 1990, khi thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, hệ thống NHTM Việt Nam được hình thành đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh. Cùng với quá trình cải cách, đổi mới và hội nhập, số lượng NHTM Việt Nam đã gia tăng nhanh, đến 31/12/2013 có: 1 NHTM Nhà nước với tổng vốn điều lệ: 29,154 tỷ đồng; 37 NHTM cổ phần với tổng vốn điều lệ: 301732 tỷ đồng, 50 Chi nhánh NH nước ngoài với 2,648. 78 triệu USD vốn được cấp; 4 NH liên doanh với 458.5 triệu USD vốn được cấp; 5 NH 100% vốn nước ngoài với tổng vốn được cấp là: 19,547. 1 tỷ đồng.
4.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý NHTM Việt Nam:
NHTM cổ phần là loại ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty
cổ phần. Hiện tại và trong tương lai loại hình ngân hàng này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống ngân hàng. Về cơ cấu tổ chức, một ngân hàng thương mại cổ phần thường có:
Hội sở với đầy đủ các phòng như: Phòng giao dịch, Phòng tín dụng,
Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng ngân quỹ, Phòng hành chính - tổ chức, Phòng quan hệ quốc tế, Phòng công nghệ thông tin.
Phòng giao dịch hoặc điểm giao dịch trực thuộc chi nhánh, thường mở ở những nơi đông dân cư và có nhu cầu giao dịch với ngân hàng như: siêu thị, trường học, khu công nghiệp.
4.1.3 Tình hình hoạt động NTHM Việt Nam:
Giai đoạn từ năm 2009 - 2013 do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng NHTM Việt Nam nói riêng. Các NHTM Việt Nam gặp nhiều khó khăn như lạm phát diễn biến phức tạp.
Nghị quyết 01/NQ- CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải
pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 đã nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực: Thực trạng tài chính, sở hữu; chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, vốn góp; hoạt động quản trị, điều hành; hoạt động cấp tín dụng; hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng; trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; chấp hành quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về lãi suất; hoạt động phòng, chống rửa tiền. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, tiêu cực, vi phạm pháp luật, cản trở quá trình tái cơ cấu và cố ý báo cáo thông tin, số liệu không trung thực”.
Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2014, thực hiện chỉ
đạo của Chính phủ, trong 1 tháng đầu năm 2014, ngành Ngân hàng thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản hệ thống và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay ngân hàng. Theo đó:
Thanh khoản của hệ thống các TCTD đã được đảm bảo và từng bước
cải thiện theo hướng tích cực.
Khả năng thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng TCTD) được
cải thiện so với cuối năm 2013. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động vốn tính đến cuối tháng 10/2013 ước khoảng 99%.
Lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 2 con số tính đến hết tháng 12/2013, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6.04% so với tháng 12/2012).
4.1.4 Thuận lợi và hó h n:
Thuận lợi:
Đánh giá tổng quan về thị trường tiền tệ và hoạt động NHTM cho thấy
những điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Điều này chứng tỏ dòng vốn tiếp tục điều chỉnh theo hướng tích cực phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô, phản ánh qua 4 tiêu chí:
Lãi suất ổn định và trong xu hướng giảm. Hiện nay cơ chế lãi suất, chính sách tín dụng đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên trở thành cơ chế trong điều hành CSTT của NHNN. Song thực tế, đối tượng vay của lĩnh vực này, đặc biệt là doanh nghiệp truyền thống, hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp thuộc các chương trình bình ổn được vay với lãi suất thấp hơn 6%/năm). Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tính toán, xem xét mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn của hệ thống ngân hàng đã ổn định hơn và quy mô nguồn
vốn giá rẻ ngày càng có xu hướng mở rộng. Diễn biến nguồn vốn đã và đang theo xu hướng tích cực, khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài hơn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ổn định và ở mức hợp lý.
Các giải pháp thực hiện cơ chế chính sách của NHNN về hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định thị trường tiếp tục được thực hiện.
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, xuất hiện nhiều yếu tố tích cực phản ánh sự phục hồi bền vững: lạm phát thấp, vốn đầu tư tăng trưởng.
Sản xuất kinh doanh có chuyển biến và đặc biệt niềm tin thị trường đang xuất hiện. Với những chuyển biến tích cực từ thị trường chứng khoán, từ một số phân khúc của thị trường bất động sản đã và đang phản ánh những cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi này chỉ là yếu tố môi trường (kinh tế, xã hội, pháp lý) để doanh nghiệp phát triển. Những vấn đề của chính doanh nghiệp về cạnh tranh, đổi mới công nghệ, quản trị, cơ cấu lại hoạt động để phát triển và vươn lên trong điều kiện khó khăn mới chính là yếu tố nền tảng, là cơ hội để phát triển trong năm 2014 và những năm tiếp theo.
Ngoài ra phần lớn những khách hàng đến giao dịch với các ngân hàng đều quan tâm và tìm đến các ngân hàng trong nước do họ tin tưởng và yếu tố văn hóa dân tộc. Tuy đây không phải lợi thế lâu dài nhưng nó cũng là một cản trở lớn đối với các ngân hàng nước ngoài muốn gia nhập vào thị trường tiền tệ Việt Nam.
hó h n:
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa tổng hợp ý kiến của các
ngân hàng thương mại, gửi tới Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) theo yêu cầu báo cáo tình hình tổ chức hội viên về việc rà soát thực trạng hoạt động doanh nghiệp trong hiệp hội.
Theo bảng tổng hợp này, các NHTM đang đối mặt với khó khăn trong
hoạt động huy động và cho vay, điều này dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp rất hạn chế với trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài. Điều này khiến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng chung là sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Đây là một quả bom nổ chậm rất nguy hiểm trong hoạt động tín dụng. Khi rủi ro xảy ra sẽ kéo theo nợ xấu tăng nhanh, điều này làm cho ngân hàng có khả năng mất khả năng thanh toán đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn hay tính thanh khoản của NHTM có chiều hướng xấu đi.
Mặt khác, VNBA cho rằng do việc thị trường bất động sản đóng băng
trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tình hình thanh khoản và hiệu hoạt động của các ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các doanh nghiệp lần lượt phá sản do không thanh khoản bất động để trả vốn và lãi được, đồng thời ngân hàng khó khăn trong việc phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Tất cả những yếu tố trên đã khiến cho việc duy trì một lượng tiền mặt
nhất định của ngân hàng trở nên khó khăn. Hàng tồn kho, tiền gửi ngắn hạn nhiều trong khi hoạt động cho vay là không hiệu quả đã bắt buộc các ngân hàng phải
tiến hành sát nhập để nâng cao uy tín, năng lực tài chính để tồn tại và phát triển trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
4.2 Thực trạng tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay: hiện nay:
4.2.1 Tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam:
4.2.1.1 Tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN và tiền gửi TCTD khác: khác:
Bảng 4.1: Tình hình tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009- 2013.
Đvt: Triệu đồng N m 2009 2010 2011 2012 2013 Tiền mặt 47, 585,185 (10. 08%) 63, 834, 710 (10, 50%) 73, 484, 804 (8. 43%) 72, 442, 658 (8.88%) 33, 831, 350 (5. 69%) Tiền gửi NHNN 58, 735, 956 (12. 44%) 42, 866, 195 (7. 05%) 83, 509, 422 (9. 58%) 135,014,188 (16. 55%) 85,668, 449 (14. 41%) Tiền gửi TCTD khác 365,958,115 (77.49%) 501,055,924 (82. 45%) 714,624,467 (81.98%) 608,338,854 (74. 57%) 474,902,643 (79. 9%) Tổng cộng 472,279,256 (100%) 607,756,829 (100%) 871,705,863 (100%) 815,795,701 (100%) 594,402,442 (100%) Chênh lệch 0 135,477,573 263,949,034 -55,910,162 -221,393,259
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ bảng cân đối kế toán các NHTM.)
. Qua bảng 4. 1 ta thấy, tiền gửi TCTD chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
tiền gửi của NH năm 2010 chiếm 82.45%), tiền gửi NHNN chiếm tỷ trọng khá ổn định, tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp nhất năm 2013 chiếm 5.69%) do Nghị định 101/2012/NĐ- CP về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo ra sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Ngân hàng, các đơn vị kinh doanh và cá nhân giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn. Từ đó nâng cao tính thanh khoản của các NHTM, giúp NH dễ dàng trong việc quản trị nguồn tiền cũng như giảm thiểu rủi ro trong thanh toán.
Nhìn chung tổng tiền gửi của NH từ 2009- 2013 không ổn định, tăng trong
trưởng thấp nhất (- 27.14 %) rất thấp so với năm 2010 28.69%), điều này một phần vì thị trường bất động sản đóng băng, nền kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng cũng như việc huy động vốn và duy trì tiền mặt của NH khá khó khăn.
4.2.1.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán:
Bảng 4.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013. Đvt: Triệu đồng N m 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ tín dụng 870, 856, 934 1,285,194, 373 1,350,261,092 1,413,583,633 1,563,644,336