Như đã phân tích của trên, hệ thống NHTM hiện nay đang có tình trạng thanh khoản dồi dào. Hầu hết các NHTM đều đang thừa tiền, thậm chí thừa quá nhiều tiền nên muốn đẩy mạnh cho vay nhưng hoạt động tín dụng của các ngân hàng lại không tốt mặc dù các ngân hàng luôn bám sát các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt để mời chào vốn với nhiều chương trình ưu đãi.
Mặt khác, theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 21 tháng 10 năm 2013 rằng: “Thanh khoản được cải thiện, sức cạnh tranh của nhiều ngân hàng thương mại được nâng lên. Hoàn thiện các quy định về an toàn và tăng cường giám sát, thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng. Chủ động xử lý nợ xấu, kiềm chế nợ xấu gia tăng và đã đưa Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) vào hoạt động. Rà soát, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng. Thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các công ty chứng khoán, bảo hiểm ” [15]
Theo báo cáo Ngân hàng Agribank trình NHNN cho biết, quý I- 2014
huy động được 8,000 tỷ đồng, dư nợ chỉ có 6,000 tỷ đồng, dư nợ rất thấp. Chủ yếu cho vay khách hàng cá nhân, doanh nghiệp thì rất ít. NHNN vừa giảm lãi suất là biện pháp kích cầu cho vay, tuy nhiên việc giảm lãi suất chưa đủ vì cái doanh nghiệp cần là cải cách thủ tục hành chính, nếu cứ tiếp tục sử dụng công cụ
lãi suất cũng khó phát huy được tác dụng.
Để khắc phục tình trạng thừa thanh khoản NPL>0) nhưng doanh nghiệp
lại đang khát vốn, đã xuất hiện Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận vay vốn mà ngân hàng thẩm định nhưng tài sản đảm bảo không đủ thì ngân hàng có thể giới thiệu để Quỹ đứng ra bảo lãnh phần tài sản đảm bảo hộ trợ tiếp cận vốn. Đây là một hành động hết sức thiết thực và cần thiết để giúp cho trạng thái thanh khoản của các NHTM trở nên ổn định hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM trong giai đoạn khó khăn hiện nay.