Về phía đơn vị quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 84 - 107)

Hoàn thiện quản lý danh mục đầu tƣ:

NHTM cần chủ động thiết lập, quản lý danh mục đầu tư riêng của mình một cách chặt chẽ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động. Nên nắm giữ tài sản thanh khoản hợp lý, hạn chế đầu tư quá nhiều vào các khoản vay dài hạn. Cụ thể, NHTM cần thường xuyên đánh giá tỷ số ROE của bản thân và ngành để không vượt quá khả năng chịu đựng thanh khoản của ngành. Cân đối cơ cấu tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có phù hợp với năng lực của ngân hàng. Ưu tiên đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hoạt động tốt. . Việc làm này cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững thanh khoản cho hệ thống NHTM nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

Hoàn thiện cơ chế hu động và cho vay:

Các NHTM cần chú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay. Sự thận trọng là không thừa trong công tác này, nhất là đối với những khoản vay trung và dài hạn. NHTM cần phát triển công nghệ, xây dựng quy trình thẩm định chặt chẽ để công tác cho vay hiệu quả hơn. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sau cho vay để nhanh chóng phát hiện những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ.

 Giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và

có phương án hỗ trợ khi khách hàng gặp khó khăn tài chính không mong muốn.

 Quy định một tỷ lệ nhất định về việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tương ứng với khả năng của từng ngân hàng, từng thời kỳ tránh hiện tượng tỷ lệ này quá cao dẫn đến mất an toàn thanh khoản.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ:

 Cần thiết phải xem Quản trị rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực

quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch định và dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời.

 Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều

lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro lớn, có thể dẫn tới việc người gửi tiền ở ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở ngân hàng, làm cho không chỉ ngân hàng gặp rủi ro mà cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế - xã hội mất ổn định. Bởi vậy, tiếp tục bổ sung, điều chỉnh chính sách, xây dựng, hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro, hòan thiện tổ chức và hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ ở các NHTM là các vấn đề cần phải được chú trọng, để tạo niềm tin cho khách hàng, công chúng trong bối cảnh hiện nay.

 Vận dụng hiệu quả các mô hình lượng hóa rủi ro đã được áp dụng ở

các nước tiên tiến nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn. Đồng thời, cần hoàn thiện các mô hình quản trị rủi ro thị trường như hệ thống theo dõi và kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối

 Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng nhằm phục vụ cho công tác phân tích,

quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro hiện đại để đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí và hiệu quả cao.

 Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng cần đảm bảo tính đầy đủ,

tính hiệu lực và hiệu quả. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không chỉ ở việc hậu kiểm mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn rủi ro. Ngoài ra, cần nâng cao vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện đánh giá độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở NHTM.

 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng, luôn đặt nhân viên vào những vị trí

phù hợp với khả năng của họ. Đây là khâu vô c ng quan trọng trong công tác cán bộ, nhẳm đảo bảo tăng đội ngũ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào sự thành công chung của ngân hàng.

5.2.2.2 Về phía quản ý nhà nƣớc:

 Hoàn thiện các qui chế, qui trình một cách khoa học và hiệu quả để cân đối kỳ hạn. Đồng thời nghiên cứu và tìm giải pháp cho mối quan hệ thanh khoản và hiệu quả hoạt động của NHTM để có chính sách đúng đắn và phòng ngừa tối đa những thiệt hại do yếu tố thanh khoản gây ra.

 Nhà nước phải luôn cập nhập và áp dụng các công cụ tài chính hiện

đại trên thế giới để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động NHTM như áp dụng công cụ Repo cho các khoản đầu tư là chứng khoán nợ hay Future, Forward để tránh rủi ro khi lãi suất biến động, SWAP.

 Luôn cập nhật và hướng dẫn các NHTM áp dụng các công cụ tài

chính hiện đại để giảm thiểu rủi ro thanh khoản như: Công cụ Repo cho các khoản đầu tư là chứng khoán nợ, Future hay Forward trong việc giảm thiểu rủi ro tỷ giá, SWAP để tái cơ cấu tài sản nợ, tài sản có nhằm hạn chế những rủi ro lãi suất.

 Nhà nước cần chú trọng hơn đến công tác quản lý, giám sát hoạt động

của các NHTM. Khuyến khích các ngân hàng tiến tới sáp nhập, tái cơ cấu hệ thống theo đúng chủ trương và chính sách của Đảng đã nhằm tạo dựng hệ thống NHTM vững mạnh, hoạt động hiệu quả hơn.

5.3 Kiến nghị với Chính phủ và NHNN: 5.3.1 iến nghị với Nhà nƣớc: 5.3.1 iến nghị với Nhà nƣớc:

5.3.1.1 Thanh tra, giám sát chặt chẽ và liên tục để đảm bảo tính an toàn thanh khoản của hệ thống NH đồng th i nâng cao hiệu quả hoạt động NHTM:

Nhà nước cần kiểm tra, theo dõi tình hình thanh khoản NHTM liên tục thông qua các báo cáo tài chính của chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố. Từ đó có những biện pháp phòng ngừa, xử lý và dự báo sớm rủi ro thanh khoản. Chính phủ cần yêu cầu NHNN ban hành những quy định chặt chẽ hơn về hoạt

động của NHTM, sửa đổi bổ sung các quy định cũ cũng như tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát tại các ngân hàng lớn nhằm đảm bảo tính an toàn thanh khoản của toàn hệ thống cũng như giảm thiểu rủi ro người dân khi giao dịch tại ngân hàng.

5.3.1.2 Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ:

NHNN cần vận hành các chính sách tiền tệ linh hoạt, sử dụng công cụ của chính sách theo cơ chế thị trường. Đồng thời cần kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ để tạo ra sự thống nhất trong công tác quản lý, điểu hành, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, NHNN cần linh hoạt trong công tác quản lý tỷ giá hối đoái một cách phù hợp với lãi suất cũng như tuân theo các tín hiệu thị trường, tăng dự trữ ngoại hối, tăng tính thanh khoản cho hệ thống NHTM.

5.3.1.3 Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các NHTM :

NHNN cần kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh các tiêu chí thành lập NHTM mới một cách phù hợp. NHNN cần ban hành các quy định chặt chẽ về các tiêu chuẩn cần thiết đối với một NHTM mới. Nâng cao mức vốn pháp định, quy định về góp vốn thành lập ngân hàng, xây dựng các tiêu chuẩn làm thước đo năng lực của các thành viên sáng lập ngân hàng. Từ đó giúp NHTM mới thành lập đủ sức để đứng vững trên thị trường, tránh nguy cơ mất khả năng thanh khoản và dần đến phá sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thanh khoản của toàn hệ thống.

Ngoài ra, NHNN cần có những biện pháp xử l đối với các NHTM quá yếu, không đủ sức để tồn tại cũng như không đáp ứng được nhưng tiêu chuẩn chung trong quá trình hoạt động. Việc yêu cầu các ngân hàng trên sáp nhập là vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng tính cạnh tranh cho các NHTM trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

5.3.2 Kiến nghị với chính phủ:

5.3.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp ý đối với hoạt động ngân hàng:

Chính phủ cần xây dựng các văn bản pháp l quy định về ngân hàng phải chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế, giúp hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng có thể phù hợp với xu hướng hội nhập cũng như vươn xa ra các nền kinh tế lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những biện pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh thông qua việc minh bạch thông tin, vận hành theo cơ chế thị trường và tuân theo các quy định của Chính phủ về hoạt động tín dụng. Ngoài ra, chính phủ cần nghiên cứu, đưa ra các đề án về việc nâng mức bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng để nâng cao uy tín, giảm tính bất ổn của luồng tiền gửi, từ đó hiệu quả hoạt động của NHTM sẽ được cải thiện đáng kể.

5.3.2.2 Xúc tiến việc cổ phần hóa các NHTM nhà nƣớc:

Chính phủ cần xúc tiến quá trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước để xây dựng hệ thống ngân hàng không chịu sự chi phối của nhà nước và hoạt động độc lập. Việc cổ phần hóa sẽ giúp các ngân hàng đa dạng hóa các chủ sở hữu, thu hút nhà đầu từ, đảm bảo khả năng chi trả, tăng nguồn vốn một cách dễ dàng, góp phần nâng cao tính thanh khoản cũng hiệu quả hoạt động sẽ cao. Từ đó, các ngân hàng buộc phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro, xây dựng các danh mục đầu tư hợp l cũng như có những chính sách đúng đắn trong hoạt động tín dụng, góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.

 Trong chương 5 nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp có thể chưa ph hợp

với mục tiêu, chiến lược định hướng mà các ngân hàng đã đề ra trong năm tài chính. Nhưng theo nhóm tác giả nó rất cần thiết để khắc phục khó khăn từ cuộc khủng hoản kinh tế và những căng thẳng về thanh khoản trong những vừa qua giúp các ngân hàng nâng cao thanh khoản và hiệu quả hoạt động. Các phương pháp đưa ra dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn tại Việt Nam số liệu thống kê quá khứ và một số dựa trên kế hoạch của các ngân hàng.

 Ngoài ra còn tham khảo thêm các nghiên cứu về tác động của thanh khoản

đến hiệu quả hoạt động NHTM của một số nước bạn. Từ đó kết hợp với thực tiễn các ngân hàng thương mại Việt Nam để đề ra giải pháp nâng cao tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN CHUNG.

 Phân tích về thanh khoản và tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là việc làm rất cần thiết vì:

 Sau khủng hoảng và căng thẳng thanh khoản xảy ra nhiều yếu tố không

thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.

 Đề tài nghiên cứu phản ánh thực trạng tại các NHTM Việt Nam. Từ đó

đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản cũng như nâng cáo HQHĐ . Đề tài gồm

Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chƣơng 2: Đưa ra các cơ sở lý luận về thanh khoản của ngân hàng thương mại.

Chƣơng 3: Nhóm tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy để phân tích tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013.

Chƣơng 4: Phân tích thực trạng chung của nền kinh tế và tình hình hiện tại của một số NHTM Việt Nam đồng thời cũng phân tích thực trạng các chỉ số về thanh khoản cũng như các yếu tố trong đó để đề ra giải pháp.

Chƣơng 5: Từ những vấn đề nêu ở chương 1, chương 2 chương 3, chương 4 nhóm tác giả đã đề ra giải pháp cần thiết nhất hoàn thiện và nâng cao thanh khoản các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu không nhiều cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế, bài báo cáo nghiên cứu khoa học không thể tránh khỏi những sai sót, nhóm tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp qu báu của thầy cô trường Đại học Lạc Hồng và các anh / chị tại đơn vị thực tập.

Tài liệu trong nước

[1]. Phan Tuấn Anh (2009),"Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ", Tài liệu lưu hành nội bộ, trường Đại học Ngoại thương,tháng 3/2009.

[2]. Phan Thị Cúc(2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Giao thông vận

tải,Hồ Chí Minh.

[3]. Phạm Văn Dược,Đăng Kim Cương (2006),Kế toán quản trị, NxbThống

kê,Hà Nội.

[4]. Trần Huy Hoàng (2008),Quản trị NHTM, Nxb Thống Kê,Hồ Chí Minh.

[5]. Đào Lê Minh (2008), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị

trường chứng khoán, Nxb Tổng hợp, Hồ Chí Minh.

[6]. Phan Thành Tâm (2010),Kinh tế lượng, Nxb Thống Kê, Đồng Nai.

[7]. Đoàn Quang Thiệu (2008),Giáo trình Nguyên Lý Kế Toán,Nxb Tài Chính,

Nội.

[8]. Trương Quang Thông (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

[9]. Peter S.Rose (2004),Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

[10]. Rudolf Duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Nxb

Tổng hợp,Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài

[11]. Adebayo O., David A., Samuel O.2011 ,Liquidity Management and

Commercial Banks’ Profitability in Nigeria. Research Journal of Finance and Accounting, 2222-1697 (Paper), ISSN 2222-2847 (Online), Vol.2, No 7/8, 2011.

[12]. E.Bordeleau,C.Graham.2010, The Impact of Liquidity on Bank Profitability,

Working Paper.

[13]. Limon Moinur Rasul1.2012, Impact of Liquidity on Islamic Banks’

Economics Issues, (ICMBSE'2012) Penang, Malaysia.

Tài liệu tham khảo điện tử

[15]. Báo cáo thủ của chính phủ do thủ tướng Nguyễn Tân Dũng trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, truy câp ngày 13 tháng 04 năm 2014 <http://baodientu.chinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Bao- cao-cua-Chinh-phu-do-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-trinh-bay-tai-phien-khai- mac-Ky-hop-thu-6-QH-khoa-XIII/183595.vgp>

[16].http://vinacorp.vn/UserFiles/News/nguyenan191087/Raw/2012/02/nguyena n19108721093052.jpg

PHỤ LỤC



Phụ lục 1: Đồ thị thống kê mô tả các nhân tố.

Phụ lục 2: Thống kê mô tả các biến

Phụ lục 3: Kết quả hồi quy

Phụ lục 4: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Phụ lục 5: Kết quả kiểm định tự tương quan giữa các biến

Phụ lục 6: Kiểm định đa cộng tuyến bằng hồi quy phụ

PHỤ LỤC 1: ĐỒ THỊ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NHÂN TỐ.

( Trích từ kết quả chạy Eviews 6.0)

Nhân tố Chỉ số trạng thái tiền mặt (CDTA)

Nhân tố Tổng tiền mặt, tiền gửi NHTW, Tiền gửi TCTD khác trên Tiền gửi khách hàng (CDDEP)

Nhân Tố Tổng dự nợ tín dụng và chứng khoản kinh doanh , chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản có (INVSTA)

Nhân tố Tổng dự nợ tín dụng và chứng khoản kinh doanh , chứng khoản để bán trên tổng tiền gửi KH (INSDEP)

Nhân tố hiệu quả hoạt động ( ROE)

PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ( Trích từ Eviews 6.0)

CDTA CDDEP INVSTA INVSDEP ROE

Mean 0.276825 0.477978 0.603431 1.228661 0.133599 Median 0.219616 0.455007 0.614976 1.144571 0.123800 Maximum 0.971670 0.996200 0.992562 2.904251 0.291200

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 84 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)