THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TỪ LIÊM

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm (Trang 38 - 42)

- Các công cụ xúc tiến hỗn hợp.

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TỪ LIÊM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TỪ LIÊM

2.1. Khái quát chung về công ty Viglacera Từ Liêm.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm. Liêm.

Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp và theo quyết định số 1642/QĐ BXD ngày 03/12/2003 của Bộ trưởng bộ xây dựng về việc chuyển công ty gốm xây dựng trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng thành công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm trên cơ sở chuyển từ doanh nghiệp nhà nước.

Một số thông tin về công ty:

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm

Tên giao dịch quốc tế: Tu Liem Viglacera Joint – Stock Company. Trụ sở chính: Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội.

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính: sản xuất gạch ngói. Điện thoại: 0433.877.070

Fax: 0433.877.070 Mã số thuế: 0101405475

Công ty gốm xây dựng được thành lập từ năm 1959. Thời kì này, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, quyền tự chủ của các doanh nghiệp rất bị hạn chế. Dù muốn dù không, doanh nghiệp cũng chỉ là người thi hành. Thời gian này, do tổ chức quản lý chưa ổn định, máy móc thiết bị thiếu thốn, lạc hậu, dây chuyền sản xuất công nghệ là hệ máy sản xuất gạch Việt Nam nung trong lò vòng nên sản lượng sản xuất ra còn thấp (8-10 triệu viên/năm), chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu, chủng loại chưa phong phú. Năm 1992, cùng với sự chuyển biến của cơ chế thị trường, sự tiến bộ của khoa học

kỹ thuật và sự dám nghĩ dám làm của ban lãnh đạo, công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế máy sản xuất công nghệ mới của Italia và lò nung Tuynel liên hợp với công suất thiết kế 20 triệu viên/năm. Tháng 5 năm 1993, nhà máy đầu tư giai đoạn hai, hoàn thành tổ hợp nhào bùn của Italia với công suất 24 tấn/h, hàng năm tăng dần từ 18-25 triệu viên/năm.

Với dây chuyền đầu tư mới này, công nghệ tiên tiến, môi trường lao động được cải thiện, sản phẩm sản xuất đạt chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm. Từ chỗ mặt hàng sản xuất chủ yếu là gach đặc, gạch hai lỗ giờ đã sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị cao như gạch chống nóng, gạch lát và các loại gạch xây dựng có độ rỗng lớn.

Từ một doanh nghiệp nhà nước thuộc công ty thủy tinh và gốm xây dựng hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất gạch gói, sau khi cổ phần hóa năm 2003 và trở thành công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm, công ty đã từng bước đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các cổ đông.

Hơn 52 năm tồn tại và hoạt động, công ty đã không ngừng phát triển. Sản phẩm đạt chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Công ty đã được nhà nước tặng thưởng nhiều bằng khen, đạt huy chương vàng hội chợ triển lãm Việt Nam về gạch 6 lỗ và gạch 10 lỗ chất lượng cao năm 1999.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và nhiệm vụ của các phòng ban.

Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới căn cứ vào các nhiệm vụ đặt ra. Các phòng ban, phân xưởng đều đảm nhận chức năng nhất định của mình, phối hợp và liên quan với nhau nhằm phối hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty.

Hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh được chỉ đạo thống nhất từ công ty trực tiếp tới các bộ phận, các nhà máy sản xuất, quan hệ chỉ đạo của công ty tới các bộ phận theo nguyên tắc trực tuyến – chức năng

2.1.2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Viglacera từ Liêm.

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm

Nguồn: Phòng tổ chức lao động 2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ:

+ Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty. + Bầu, bãi nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

+ Các nhiệm vụ khác do điều lệ công ty quy định.

- Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc PTGĐ sản xuất PTGĐ kinh doanh Nhà máy Bình Minh Phòng tài chính - kế toán Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch - kỹ thuật Phòng kinh doanh Nhà máy Từ Liêm Nhà máy Phú Xuyên Đại hội đồng cổ đông

nhất của công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ: Báo cáo trước đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động và quỹ lương của công ty.

- Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tổng giám đốc: do hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm, có nhiệm vụ: + Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh

+ Kiểm nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty theo đúng điều lệ, nghị quyết đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị.

+ Bổ nhiệm và bãi nhiễm các chức danh quản lý của công ty: phó tổng giám đốc chi nhánh, công ty thành viên, Trưởng và phó phòng sau khi đã được hội đồng quản trị phê duyệt.

+ Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ công ty. + Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước hội đồng quản trị.

- Phó tổng giám đốc công ty: Các phó tổng giám đốc công ty là những người giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với tổng giám đốc, trước pháp luật về phần việc được phân công. Các phó tổng giám đốc được phân công tham mưu theo các lĩnh vực kinh doanh và kỹ thuật.

- Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc do tổng giám đốc giao, hoàn thành các công việc được giao theo đặc điểm nhiệm vụ riêng của từng bộ phận, gồm các bộ phận sau:

+ Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện các công việc về tài chính - kế toán của công ty; Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty; Tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc về các chiến lược tài chính ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở các dự án đang và sẽ triển khai. Kiểm tra, giám sát tình hình, công tác tài chính kế toán để đảm bảo tuân thủ quy chế của công ty và các quy định liên

quan của pháp luật. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước ban giám đốc.

+ Phòng tổ chức lao động: Theo dõi việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội-y tế cho cán bộ công nhân viên của công ty, lập bảng lương hàng tháng và thực hiện các chính sách nhân sự, lao động; Xây dựng kế hoạch, đề xuất các chương trình vui chơi giải trí tập thể cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đảm bảo sử dụng quỹ phúc lợi hợp lý và có hiệu quả nhất; Tìm kiếm, tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và các vị trí theo yêu cầu của ban giám đốc; Tư vấn cho ban giám đốc về các chính sách, chủ trương mới trong lĩnh vực lao động; Xây dựng, đề xuất các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho các phòng ban.

+ Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thẩm định dự án, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn, kế hoạch đầu tư, hoàn tất các thủ tục đầu tư, quản lý và phát triển dự án, tổ chức và triển khai các dự án đầu tư; Tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc về công tác kế hoạch; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác kế hoạch; Phòng kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra các quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết kế, chế thử các mẫu mã sản phẩm.

+ Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích thị trường, mở rộng phát triển thị trường, xây dựng quảng bá thương hiệu, xây dựng các chiến lược và các kế hoạch bán hàng; Cơ cấu tổ chức, hoạt động và các vấn đề liên quan đến đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, các bộ phận của công ty; Tuân thủ các quy định, Điều lệ công ty đã được đại hội đồng cổ đông họp thông qua.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w