Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, trong 10 năm từ 1999 – 2009, di cư diễn ra khá mạnh; dân số thành thị tăng 3,4%, trong khi dân số nông
thôn chỉ tăng 0,4%. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là những vùng có tỷ lệ dân số tăng nhanh, từ 2,9-3,5%. Trong số 9,45 triệu dân tăng (1999-2009) có tới trên 7 triệu (trên 70%) tăng ở khu vực thành thị, chỉ có trên 2 triệu (dưới 30%) tăng ở khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, thành phố đô thị lớn đang thu hút làn sóng nhập cư, cuốn dòng người nông thôn "đổ" về.
TS Đặng Nguyên Anh, Viện Khoa học xã hội cho rằng, "di cư ở Việt Nam đang có xu hướng tiếp tục gia tăng về quy mô. Bởi đô thị hóa luôn là động lực thúc đẩy di dân. Chỉ trong vài chục năm tới, Việt Nam sẽ hoàn thành quá trình đô thị hóa trong khi các nước phương Tây phải mất 300-400 năm mới đạt được. Theo dự báo của Chính phủ, 45% dân số Việt Nam sẽ sống ở khu vực đô thị vào năm 2020".
Sự di chuyển dân cư dẫn đến quy mô, nhu cầu ở các thị trường không đồng đều. Điều này tác động đến các chính sách của công ty, đòi hỏi công ty phải có những sự đầu tư và xây dựng các chính sách hợp lý cho mỗi đoạn thị trường.
2.3.1.2. Môi trường kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, lãi suất cao, xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây làm giảm tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập thực tế thấp dẫn đến tình hình tiêu dùng có xu hướng giảm…tất cả ảnh hưởng không nhỏ khiến tình hình đầu ra của công ty trở lên khó khăn hơn trong khi chi phí sản xuất tăng lên, đặc biệt là chi phí lãi vay.
Không những vậy, tỷ giá hối đoái có sự biến động không ổn định, đặc biệt, vào những tháng cuối năm, cầu về USD tăng – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng tỷ giá hối đoái, điều này gây ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh của công ty khi nhập nguyên vật liệu, trang thiết bị…từ nước ngoài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng tốt những nhu cầu của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần Viglacera nói riêng, ví dụ như hệ thống giao thông chưa hoàn thiện gây ra nhiều khó khăn cho công ty khi tiếp cận các thị trường mới, khó khăn trong tiếp cận nguồn nguyên liệu mới...
Nền kinh tế với nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm phải có sự phân bổ và sử dụng hợp lý chi phí và các nguồn lực đồng thời
phải xây dựng cho mình những chính sách sản xuất kinh doanh nhạy bén, linh hoạt để có thể thích ứng và phát triển tốt.
2.3.1.3. Môi trường tự nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, chi phí năng lượng tăng. Những yếu tố này đang làm gia tăng chí phí sản xuất của công ty và tạo ra những đe dọa cho công ty về vấn đề nguyên vật liệu đầu vào trong tương lai. Không những vậy, ô nhiễm môi trường cũng tạo ra nhiều áp lực cho công ty. Do hoạt động chính của công ty là sản xuất và kinh doanh gạch ngói nên có thể sẽ vấp phải áp lực từ phía công chúng địa phương trong tương lai. Ô nhiễm nguồn đất cũng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của công ty.
Để đảm bảo một sự phát triển ổn định, lâu dài, các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Viglacera nói riêng thì việc nghiên cứu, áp dụng những loại nguyên vật liệu thay thế, công nghệ mới, năng lượng mới…nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm chi phí năng lượng là con đường tất yếu.
Địa hình, khí hậu cũng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về sản phẩm (chủng loại, mẫu mã, hình dạng…), cách thức phân phối…Nắm vững tình hình, các đặc điểm sẽ giúp cho công ty có được những chiến lược marketing hợp lý.
2.3.1.4. Môi trường công nghệ.
Việc áp dụng công nghệ mới tạo cho công ty nhiều cơ hội, nhiều lợi ích như tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tạo ra tính năng đặc biệt cho sản phẩm… Nắm bắt được điều này, công ty không ngừng đầu tư, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gạch, ngói.
2.3.1.5. Môi trường chính trị - pháp luật.
Việt Nam là một nước có tình hình chính trị khá ổn định, có nhiều chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh lành mạnh. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm.
Công ty hình thành và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan do đó, chỉ một thay đổi trong chính sách hoặc trong luật của nhà nước cũng có thể tạo ra cơ hội hay đe dọa cho công ty, ví dụ như chính sách thuế ưu đãi có thể làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, những quy định mới về môi trường có
thể đe dọa tới doanh nghiệp…hay như gần đây, nghị quyết 13/NQ – CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng khi đưa ra các chính sách về giãn nộp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, cụ thể: