Các chính sách giá

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm (Trang 27 - 28)

+ Chính sách giá sản phẩm mới:

Chính sách định giá hớt váng sữa:

Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm mới của mình ở mức cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận ở từng khúc thị trường xác định.

Chính sách này áp dụng trong các trường hợp:

 Mức cầu về sản phẩm mới cao

 Chất lượng và hình ảnh hỗ trợ cho mức giá cao

 Đối thủ khó tham gia vào thị trường và làm mức giá giảm đi

Chính sách giá thâm nhập thị trường:

Ngược lại với chính sách định giá hớt váng sữa, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm mới của mình ở mức thấp nhằm theo đuổi mục tiêu “giành được thị phần lớn” và lợi nhuận trong dài hạn.

Chiến lược này đạt hiệu quả với những điều kiện sau:

 Một là khi thị trường nhạy cảm về giá, định giá thấp tác dụng kích thích mua cao.

 Hai là sản xuất tăng làm giảm chi phí

 Ba là giá hạ không thu hút thêm đối thủ làm gia tăng tính phức tạp trong cạnh tranh.

+ Chính sách định giá cho phối thức sản phẩm

Định giá cho dòng sản phẩm: Trong một dòng sản phẩm, khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm nào tiên tiến hơn nếu giá cả giữa các sản phẩm không có sự chênh lệch lớn. Trong trường hợp này, khác biệt về giá lớn hơn khác biệt về chi phí thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận tốt hơn. Nhưng nếu có sự chênh lệch giá cả lớn giữa các sản phẩm thì người tiêu dùng có xu hướng chọn mua những sản phẩm rẻ

hơn nghĩa là sản phẩm ít tiên tiến hơn.

Định giá sản phẩm tùy chọn: Cách định giá này áp dụng cho những sản phẩm có phụ kiện đi kèm với sản phẩm chính mà những phụ kiện này người mua có thể lựa chọn giữa nhiều thứ khác nhau.

Định giá sản phẩm bổ trợ/định giá 2 phần:

 Nếu doanh nghiệp sản xuất cả sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ thì giá sản phẩm chính sẽ thấp, giá sản phẩm bổ trợ sẽ cao.

 Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm chính thì bắt buộc phải định giá sản phẩm chính cao.

 Định giá phó phẩm: Bằng cách định giá bán các phó phẩm có thể bán được, doanh nghiệp có thể giảm giá sản phẩm chính để tăng sức cạnh tranh.

Định giá sản phẩm trọn gói:

 Giá trọn gói là giá một tập hợp các sản phẩm hay dịch vụ đồng bộ và bổ sung cho nhau.

 Bán trọn gói phải thấp hơn tổng mức giá của những sản phẩm riêng lẻ và chênh lệch này phải đủ lớn để khuyến khích khách hàng mua trọn gói

 Bán trọn gói cho phép doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tận dụng được năng lực sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm (Trang 27 - 28)