Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 99 - 100)

6. Cấu trúc luận văn

4.1.1.Quan điểm phát triển

4.1.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội

Đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển KT – XH vùng Đông Bắc và TDMNBB, xem xét và tính toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ những tiềm năng, hạn chế và thực trạng phát triển KT –XH tỉnh Phú Thọ trong những năm qua tỉnh đã quy hoạch phát triển KT – XH tới năm 2020 với các quan điểm nhƣ sau:

- Tăng tốc, đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH – HĐH; trên cơ sở phát huy các lợi thế của tỉnh và phát triển thị trƣờng. Huy động tối đa nội lực, gắn với thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhất là vốn đầu tƣ và khoa học công nghệ; khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế.

- Phát triển kinh tế gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá vùng Đất Tổ Hùng Vƣơng, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững, không làm suy thoái cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hoá.

- Đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, đi đôi với kiến thiết đô thị hiện đại, nâng cao chất lƣợng cuộc sống đô thị. Kết hợp giữa phát triển đô thị nhƣ một trung tâm phát triển với phát triển nông nghiệp – nông thôn, giảm dần sự phát triển chenh lệch giữa các vùng trong tỉnh.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển KT – XH với đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự xã hội.

- Coi trọng chiến lƣợc phát triển con ngƣời, nâng cao dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân nhất là đồng bào vùng núi, các đối tƣợng chính sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tập trung đầu tƣ có trọng điểm vào các ngành các lĩnh vực có lợi thế so sánh của tỉnh. Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ lực những ngành có giá trị và hàm lƣợng công nghệ cao, các sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

4.1.1.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp

Trên cơ sở đánh giá nguồn lực, thực trạng những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, việc định hƣớng và đƣa ra các mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ phải dựa trên các quan điểm sau:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hoá, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh. Phát triển nhanh các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ.

- Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình nông nghiệp trọng điểm, nhất là chƣơng trình phát triển cây chè, cây nguyên liệu giấy, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả và đảm bảo an ninh lƣơng thực.

- Đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng tập trung phát triển các ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc, đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở sản xuất nông, lâm kết hợp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 99 - 100)