Vị trí ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 57 - 123)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Vị trí ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ

- GDP và tỉ trọng GDP khu vực nông – lâm – ngư nghiệp trong nền kinh tế

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm và cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009 ( giá thực tế)

Đơn vị: Tỉ đồng Năm Tổng số Nông- lâm- ngƣ nghiệp % Công nghiệp – xây dựng % Dịch vụ % 2000 3.825,2 1.143,4 29,9 1.395,8 36,5 1.286,0 33,6 2005 6.964,5 1.997,1 28,7 2.517,9 36,2 2.449,5 35,1 2007 9.515,9 2.480,4 26,1 3.684,7 38,7 3.350,8 35,2 2008 12.590,1 3.301,8 26,2 4.851,3 38,5 4.437,0 35,3 2009 13.927,7 3.623,7 26,0 5.254,2 37,7 5.049,8 36,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2009

Về GDP khu vực I giai đoạn 2000 – 2009 không ngừng tăng, từ 1.143,4 tỉ đồng lên 3.623,7 tỉ đồng( tăng 3,2 lần). Trong cơ cấu GDP của tỉnh, khu vực I vẫn chiếm tỉ trọng khá cao trên 26% và đang có xu hƣớng giảm tỉ trọng theo hƣớng tích cực, phù hợp với quá trình CNH – HĐH nền kinh tế, tuy nhiên tốc độ giảm còn chậm (giảm 3,9%).

- Trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, nông nghiệp luôn là ngành có vị trí quan trọng

Về GTSX của khu vực I giai đoạn 2000 – 2009 liên tục tăng, từ 1.837,6 tỉ đồng lên 7.631,2 tỉ đồng tăng khoảng 4,2 lần theo giá thực tế. Trong đó ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất, năm 2009 chiếm 88,2%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(6.729,5 tỉ đồng). Quy mô GTSX ngành nông nghiệp cao gấp 12,1 lần ngành lâm nghiệp và 19,4 lần so với ngành thủy sản.

Bảng 3.2 : Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – ngƣ nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000- 2009 (giá thực tế)

GDP 2000 2005 2007 2009 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng số 1.837,6 100 3.551,0 100 5.063,6 100 7.631,2 100 Nông nghiệp 1.579,1 85,9 3.079,5 86,7 4.410,7 87,1 6.729,5 88,2 Lâm nghiệp 176,3 9,6 311,6 8,8 392,7 7,8 554,4 7,3 Thủy sản 82,2 4,5 159,9 4,5 260,2 5,1 347,3 4,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2009

Trong cơ cấu ngành nông – lâm - ngƣ nghiệp, ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hƣớng tăng lên, từ 85,9% năm 2000 lên 88,2% năm 2009, ngành lâm nghiệp và ngƣ nghiệp chiếm tỉ trọng thấp và có xu hƣớng giảm.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009

Nhƣ vậy, ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung và trong khu vực I nói riêng.

85.9 9.6 4.5 88.2 4.5 7.3 Năm 2000 Năm 2009 Ngƣ nghiệp Lâm nghiệp Nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trƣởng khá và tƣơng đối ổn định, giai đoạn 2000 - 2005 đạt 9,79%, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 12,17%, dịch vụ tăng 12,73%, sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 7,07%. Giai đoạn 2005 – 2009 sản xuất nông – lâm - thuỷ sản tăng 3,97%/năm, trong đó: nông nghiệp tăng 3,4%, lâm nghiệp tăng 7,2%, thuỷ sản tăng 7,6%.

Trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi có tốc độ tăng trƣởng cao nhất nhƣng đang có xu hƣớng giảm từ 13,6% năm 2000 xuống còn 7,97% năm 2009, dịch vụ nông nghiệp đứng thứ 2 và có xu hƣớng tăng mạnh từ 2,5% lên 6,41 %, trồng trọt có mức tăng trƣởng thấp nhất chỉ đạt 1,01% năm 2009.

Nhƣ vậy, tốc độ tăng trƣởng của ngành nông nghiệp thấp hơn so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều đó hoàn toàn có thể đƣợc lí giải do tính chất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào ĐKTN của sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trƣởng của ngành đạt đƣợc nhƣ đã nêu trên là một thành tựu đáng ghi nhận và phù hợp với quá trình CNH – HĐH.

3.1.3. GTSX và cơ cấu GTSX sản xuất ngành nông nghiệp

Bảng 3.3: GTSX và cơ cấu GTSX sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009(Giá thực tế)

Các ngành nông nghiệp 2000 2005 2007 2009 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng số 1.579,0 100 3.079,5 100 4.410,7 100 6.729,5 100 Trồng trọt 1.134,9 71,9 1.939,6 63,0 2.681,5 60,8 3.848,9 57,2 Chăn nuôi 405,3 25,7 1.046,7 34,0 1.616,4 36,6 2.720,0 40,4 Dịch vụ 38,8 2,4 93,2 3,0 112,8 2,6 160,6 2,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2009

Về quy mô GTSX của ngành nông nghiệp: Trồng trọt chiếm GTSX cao nhất và có xu hƣớng tăng từ 1.134,4 tỉ đồng năm 2000 lên 3.847,9 tỉ đồng năm 2009,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng khoảng 3,5 lần. Ngành chăn nuôi đứng vị trí thứ hai và có xu hƣớng tăng mạnh nhất từ 405,3 tỉ đồng lên 2.720 tỉ đồng năm 2009 tăng khoảng 6,7 lần . Dịch vụ nông nghiệp có GTSX nhỏ nhất và tăng chậm từ 38,8 tỉ đồng lên 160,6 tỉ đồng.

Về cơ cấu ngành nông nghiệp: Trên cơ sở những thuận lợi về tự nhiên, trình độ sản xuất, tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong từng ngành cũng lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế của tỉnh, những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, thị trƣờng có nhu cầu lớn. Việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng KHKT, sử dụng các giống cao sản, phát triển các vùng chuyên canh..., nền nông nghiệp của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009 62.9 60.8 58.8 34 36.6 38.8 57.2 71.9 40.4 25.7 2.4 3.1 2.6 2.4 2.4 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2005 2007 2008 2009

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

Cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phù hợp với định hƣớng chung về phát triển nông nghiệp của đất nƣớc. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm và chƣa ổn định. Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất nhƣng đang có xu hƣớng giảm từ 71,9% năm 2000 xuống còn 57,2% năm 2009, ngành chăn nuôi có tỉ trọng khá và có xu hƣớng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng mạnh từ 25,7% lên 40,4% , ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp năm 2009 đạt 2,4%.

3.2. Các ngành nông nghiệp

3.2.1. Ngành trồng trọt

Trên cơ sở những thuận lợi về địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nƣớc và những yếu tố KT – XH, ngành trồng trọt Phú Thọ đã chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế của tỉnh nói chung.

Hiện nay ngành trồng trọt chiếm hơn 1/2 GTSX và tăng khá ổn định qua các năm. Từ năm 2000 tới nay, tỉ trọng của ngành trồng trọt đang giảm xuống từ 71,9% năm 2000 còn 57,2% năm 2009, điều này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng phát triển nông nghiệp của nƣớc ta cũng nhƣ của địa phƣơng. Mặc dù, tỉ trọng của ngành giảm song GTSX của ngành không ngừng tăng lên. So với năm 2000, GTSX của ngành trồng trọt năm 2009 tăng gần 3,4 lần. GTSX trên 1 ha đất nông nghiệp tăng từ 14,0 triệu đồng/ha lên 38,6 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, hiện nay những khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, thị trƣờng..., đang ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh.

Bảng 3.4: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009(giá thực tế).

Năm 2000 2005 2007 2009

Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng số 1.072,0 100 1.797,6 100 2.334,4 100 3.624,6 100

Cây lƣơng thực 710,8 66,3 1.134,8 63,1 1.317,7 56,4 2.202,4 61,0

Cây công nghiệp 141,0 13,2 244,4 13,6 313,8 13,4 537,6 14,8

Cây ăn quả 120,7 11,3 185,4 10,3 353,1 15,1 436,9 12,0

Cây rau đậu, gia vị 81,9 7,6 174,8 9,7 303,9 13,1 421,8 11,5

Cây khác 17,6 1,6 58,2 3,3 45,9 2,0 25,9 0,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ vậy, GTSX của ngành trồng trọt chiếm ƣu thế là cây lƣơng thực đạt 2.202,4 tỉ đồng năm 2009, chiếm 61,0% ngành trồng trọt và 32,7% của ngành nông nghiệp, tiếp đến là cây cây công nghiệp, cây ăn quả và cây rau đậu.

Bảng 3.5: Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009 Các loại cây trồng 2000 2005 2007 2009 Nghìn ha % Nghìn ha % Nghìn ha % Nghìn ha % Tổng số 139,2 100 151,3 100 153,0 100 147,0 100 Cây lƣơng thực 102,2 73,4 105,8 70,0 105,9 69,2 98,0 66,7

Cây công nghiệp lâu năm 8,4 6,0 13,2 8,7 15,4 10,1 16,2 11,0

Cây công nghiệp hàng năm 10,1 7,3 9,4 6,2 8,5 5,6 8,3 5,6

Cây ăn quả 8,7 6,3 10,2 6,7 10,3 6,7 10,6 7,2

Cây khác 9,8 7,0 12,7 8,4 12,9 8,4 13,9 9,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2009

Trong ngành trồng trọt, cây lƣơng thực chiếm phần lớn về diện tích cũng nhƣ GTSX. Trong khi đó diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả chiếm tỉ trọng thấp. Các cây trồng khác cũng có điều kiện phát triển ở tỉnh nhƣng còn hạn chế, điều này có thể giải thích do tập quán sản xuất và một số điều kiện khác làm hạn chế quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu diện tích cây trồng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2009

73.4 6 7.3 6.3 7 66.7 9.5 7.2 5.6 11 Năm 2000 Năm 2009

Cây lƣơng thực Cây công nghiệp lâu năm Cây công nghiệp hàng năm Cây ăn quả Cây khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ năm 2000 trở lại đây, diện tích và cơ cấu diện tích cây trồng của tỉnh cũng có những thay đổi, diện tích cây lƣơng thực và cây công nghiệp hàng năm giảm. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng nhƣng tăng chậm. Sự thay đổi trên là do quá trình phát triển KT – XH của tỉnh cũng nhƣ năng

suất và hiệu quả của từng loại cây trồng, nhu cầu từ thị trƣờng thay đổi.

3.2.1.1. Cây lương thực

Cây lƣơng thực đang chiếm vai trò quan trọng trong ngành trồng trọt của tỉnh nói riêng cũng nhƣ ngành nông nghiệp nói chung. Mặc dù là một tỉnh ở vùng trung du, địa hình đa dạng, diện tích đất nông nghiệp hạn chế song với những chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý, nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, giữ vững ổn định chính trị nên cây lƣơng thực đang giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.

Diện tích cây lƣơng thực của tỉnh từ năm 2000 trở lại đây có sự thay đổi thất thƣờng không ổn định. Từ năm 2000 đến năm 2005 diện tích cây lƣơng thực có hạt tăng từ 87.904,9 ha lên 93.515,6 ha nhƣng đến năm 2009 lại giảm xuống còn 87.715,1ha. Sự thay đổi và không ổn định này là do những diện tích có khả năng trồng cây lƣơng thực trên địa bàn tỉnh đã đƣợc khai thác khả năng mở rộng rất hạn chế, đồng thời là những diễn biến thất thƣờng của thời tiết khí hậu nhƣ đợt rét đậm, rét hại năm 2008 hay hạn hán, lũ lụt trong những năm gần đây làm thiệt hại một phần diện tích gieo trồng của bà con. Mặt khác ngƣời dân cũng đang chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn. Ngoài ra sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng dân số nên một phần đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cƣ.

Mặc dù vậy, nhờ áp dụng những tiến bộ KHKT, tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh, tăng vụ, sử dụng các giống mới có năng suất cao nên sản lƣợng cây lƣơng thực vẫn tăng lên do tăng năng suất. Năm 2000 sản lƣợng lƣơng thực đạt 325.043 tấn đến năm 2009 tăng lên 426.169 tấn. Trong vùng TDMNBB thì sản lƣợng lƣơng thực của Phú Thọ đứng thứ 2/14 tỉnh chỉ sau Sơn La.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.4: Diện tích, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009. 87.7 91 87.9 94 93.5 426 421.3 406.7 430.4 325 0 20 40 60 80 100 2000 2005 2007 2008 2009 Năm Nghìn ha 0 100 200 300 400 500 Nghìn tấn Diện tích Sản lƣợng

Về bình quân lƣơng thực theo đầu ngƣời của tỉnh tăng từ 255kg/ngƣời/năm (2000) lên 324 kg/ngƣời/năm (2009). So với mức bình quân của cả nƣớc vẫn thấp hơn (503kg/ngƣời/năm) và đứng thứ 13/14 tỉnh ở TDMNBB. Với mức bình quân thấp nhƣ vậy vẫn chƣa đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực trong tỉnh, đặc biệt ở những xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn. Trong những năm gần đây tình trạng này cũng đã đƣợc cải thiện nhiều song vẫn chƣa thực sự vững chắc và ổn định.

Diện tích và sản lƣợng lƣơng thực phân theo địa phƣơng của tỉnh có sự phân hoá, do điều kiện khác biệt về địa hình, khí hậu, đất đai cũng nhƣ trình độ canh tác có sự khác nhau. Trong các huyện, TX và TP thì huyện Đoan Hùng có diện tích cũng nhƣ sản lƣợng lƣơng thực có hạt cao nhất. Năm 2009 diện tích và sản lƣợng lƣơng thực có hạt tƣơng ứng của huyện là 9.170ha và 44.626 tấn, đứng thứ hai là huyện Thanh Sơn tiếp theo là Cẩm Khê, Hạ Hoà. TX Phú Thọ và TP Việt Trì có diện tích và sản lƣợng lƣơng thực có hạt thấp nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng nhƣ quá trình CNH – HĐH của từng địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên về năng suất lƣơng thực cao nhất lại ở những địa phƣơng có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, có trình độ thâm canh, tăng vụ cao. Huyện Lâm Thao có năng suất lúa cao nhất(55,6ta/ha). Trong khi ở khu vực vùng cao, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn khả năng ứng dụng KHKT còn kém thì năng suất thấp, nhƣ ở Tân Sơn có năng suất lúa thấp nhất trong toàn tỉnh(47,8tạ/ha).

Các cây lƣơng thực đƣợc trồng ở Phú Thọ là lúa, ngô, khoai, sắn. Trong đó lúa và ngô là hai cây lƣơng thực quan trọng nhất.

a. Cây lúa

Trong số các cây lƣơng thực ở Phú Thọ cây lúa chiếm vị trí hàng đầu về diện tích( 81,3% năm 2009) và sản lƣợng(85,1%).

Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 -2009

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2000 71.703,7 39,40 282.528,2 2002 73.014,3 47,33 345.576,5 2003 73.449,4 47,67 350.106,5 2004 72.663,4 48,18 350.108,9 2005 73.269,2 48,53 355.594,0 2006 71.408,2 47,97 342.513,0 2007 71.877,8 45,14 324.471,3 2008 67.868,7 48,90 331.854,2 2009 71.281,2 50,89 362.746,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2006, 2009. Nhìn chung, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2009 có nhiều biến động và có xu hƣớng giảm, từ 71.703,7ha còn 71.281,2 ha (giảm 422,5ha). Đặc biệt năm 2008 diện tích gieo trồng lúa giảm mạnh (4.009 ha so với năm 2007) do gặp phải đợt rét đậm rét hại kéo dài gần 40 ngày và lũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lụt lớn trong năm. Tuy nhiên, việc giảm diện tích gieo trồng lúa còn do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, việc chuyển đất trồng lúa sang đất chuyên dùng và đất ở. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nƣớc. Việc suy giảm diện tích lúa nhƣ trên nếu tiếp diễn lâu dài sẽ không đảm bảo an ninh lƣơng thực, khi mà mức bình quân lƣơng thực của tỉnh còn khá thấp. Do vậy cần phải có những giải pháp cũng nhƣ những quy hoạch trong sử dụng đất của tỉnh một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 57 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)