Dịch vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 86 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Dịch vụ nông nghiệp

Việc phát triển dịch vụ nông nghiệp của tỉnh đƣợc các cấp, các ngành quan tâm và các doanh nghiệp tích cực mở rộng đại lý phân phối trên địa bàn. Chính điều này, đã góp phần tích cực vào phát triển ngành trồng trọt cũng nhƣ ngành chăn nuôi. GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2009 tăng liên tục từ 38.787 triệu đồng lên 160.616 triệu đồng, tăng 4,14 lần.

Tuy nhiên, xét trong tổng thể GTSX ngành nông nghiệp thì đóng góp của ngành dịch vụ nông nghiệp còn rất thấp năm 2009 chỉ chiếm 2,4%. Do đặc điểm địa hình có sự phân hoá, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và nhỏ lẻ, chƣa tập trung. Chính vì vậy, dịch vụ nông nghiệp nhƣ thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng hay dịch vụ phân bón…còn nhiều hạn chế, phần lớn tập trung ở những khu vực thuận lợi.

Hiện nay, toàn tỉnh có 322 HTX hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực. Trong đó có 243 HTX hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thủy sản. Hợp tác xã nông nghiệp có vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đƣa tiến bộ KHKT, giống cây trồng vật nuôi vào sản xuất nông, lâm - thủy sản tăng giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ.

Tuy nhiên, hầu hết các HTX hiện nay mới dừng lại ở việc cung ứng vật tƣ đơn thuần, còn vai trò tiêu thụ, cầu nối giữa nông dân với thị trƣờng gần nhƣ bỏ trống. Chất lƣợng hoạt động và quản lý điều hành của các HTX còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấp, yếu, thiếu vốn sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật vừa thiếu lại yếu và lạc hậu, thu nhập của xã viên còn thấp.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)