6. Cấu trúc luận văn
1.1.3. Cơ cấu nông nghiệp
1.1.3.1. Cơ cấu nông nghiệp theo ngành
Cơ cấu ngành nông nghiệp là những bộ phận hợp thành quá trình sản xuất nông nghiệp và mối quan hệ giữa các bộ phận đó biểu thị bằng tỉ trọng của từng bộ phận so với toàn bộ sản phẩm nông nghiệp tính theo tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm các khu vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp. Còn theo nghĩa hẹp nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Cơ cấu ngành nông nghiệp thay đổi do ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên, KT - XH, lịch sử, tiến bộ khoa học kĩ thuật,chiến lƣợc phát triển, sự phân công lao động, nhu cầu của thị trƣờng…
Cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay đang có sự chuyển dịch theo xu hƣớng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt. Trong từng ngành cũng có những sự thay đổi nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ nâng cao năng suất nông nghiệp và thay đổi theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Nhƣ ở nƣớc ta hiện nay, trong trồng trọt tỉ trọng cây lƣơng thực, cây ăn quả có xu hƣớng giảm, tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu có xu hƣớng tăng. Còn trong ngành chăn nuôi tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt không ngừng tăng lên. Tỉ lệ sản phẩm sạch, nông nghiệp công nghệ cao đƣợc đẩy mạnh phát triển.
1.1.3.2. Cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ
Cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ là sự sắp xếp, phối hợp của các cây trồng vật nuôi trên một lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ chịu tác động của các nhân tố tự nhiên và các nhân tố KT - XH. Các nhân tố tự nhiên và TNTN là cơ sở tạo nên cái nền của sự phân hoá lãnh thổ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nhất là những nƣớc có nền nông nghiệp lạc hậu. Các yếu tố nhƣ địa hình, đất, khí hậu, nƣớc hay sinh vật có sự khác nhau giữa các vùng miền là cơ sở hình thành nên các vùng chuyên canh khác nhau với các sản phẩm đặc trƣng.
Các nhân tố KT -XH nhƣ trình độ phát triển của nền kinh tế, đƣờng lối chính sách phát triển nông nghiệp, thị trƣờng tiêu thụ, dân cƣ lao động… là nhân tố tạo nên sự phân hoá thực tế sản xuất của các vùng và phát triển các hình thức TCLT nông nghiệp khác nhau.
Các hình thức TCLT nông nghiệp phát triển nhất ở nƣớc ta và cho địa bàn cấp tỉnh là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã (HTX), vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu trong nghiên cứu kinh tế - xã hội là một vấn đề rất quan trọng nhằm đƣa ra những căn cứ để đánh giá một cách định lƣợng và sát thực, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao.
Trong đánh giá phát triển nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), các nhà kinh tế thƣờng dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau:
(1) GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng giá trị GDP toàn nền kinh tế và so với khu vực nông – lâm – ngư nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn bộ nền kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là thƣớc đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các nƣớc đang phát triển có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tỉ trọng của nông nghiệp thƣờng chiếm từ 20% – 30% GDP. Trong khi đó, ở các nƣớc phát triển, nông nghiệp chỉ chiếm từ 1% – 7%. Còn theo nghĩa hẹp ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ cao từ 50 - 70%, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp 20 – 30%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo xu hƣớng phát triển hiện nay sẽ có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp sẽ ngày càng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, song quy mô giá trị sản xuất vẫn không ngừng tăng lên nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.
(2) Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp
Tốc độ tăng trƣởng GDP nông nghiệp là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Tốc độ này thƣờng thấp hơn rất nhiều so với các ngành công nghiệp và dịch vụ, bởi vì: nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, hàm chứa nhiều rủi ro; tiềm năng khai thác từ các yếu tố tự nhiên (nhƣ đất, nguồn nƣớc) là có giới hạn; giá trị của các sản phẩm nông nghiệp thƣờng thấp hơn nhiều so với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ.
Chính vì vậy, trong đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, chỉ tiêu tốc độ tăng GDP nông nghiệp còn phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của việc ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp, bởi vì giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp đƣợc tạo ra chủ yếu nhờ nâng cao năng suất lao động trong điều kiện các yếu tố tự nhiên là có giới hạn.
Để tính tốc độ tăng trƣởng GDP nông nghiệp thƣờng lấy giá so sánh của một năm cố định hoặc so với năm gốc – đó là năm mà nền kinh tế đất nƣớc có ít biến động nhất, nhƣng không nên quá cách xa thời điểm so sánh. Ở Việt Nam, tính tốc độ tăng trƣởng theo giá so sánh 1994.
(3) Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp)
- Giá trị sản xuất nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp đƣợc tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cơ cấu GTSX nông nghiệp: đƣợc hiểu là tƣơng quan về GTSX giữa các bộ phận (trồng trọt – chăn nuôi - dịch vụ) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp theo nghĩa hẹp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lƣợng và chất lƣợng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này đƣợc hình thành trong những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vận động và hƣớng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thƣớc đo về tăng trƣởng (nhƣ: GTSX, GDP) phản ánh sự thay đổi về lƣợng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyển biến về chất trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp.
Cơ cấu GTSX nông nghiệp tùy thuộc vào chiến lƣợc phát triển và ĐKTN, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên theo xu hƣớng chung, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt.
Nhƣ vậy, chỉ tiêu GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành vừa phản ánh sự tăng lên về sản lƣợng nông nghiệp vừa thể hiện sự chuyển biến về mặt chất lƣợng của sự phát triển nông nghiệp.
(4) Năng suất lao động nông nghiệp
Công thức tính: N = P/L
Trong đó: P: Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng) L: Số lao động nông nghiệp (ngƣời)
N: Năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/lao động)
Năng suất lao động nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động và khả năng áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động của con ngƣời nhƣng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất lao động nông nghiệp thƣờng thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Mặt khác, tỉ lệ sử dụng thời gian trong lao động nông nghiệp cũng thấp hơn so với trong công nghiệp và dịch vụ do tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Mức độ áp dụng KHKT càng cao thì GTSX đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tạo ra trong nông nghiệp ngày càng tăng trên một số lƣợng lao động nông nghiệp ngày càng giảm.
(5) Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp.
Công thức tính: G = P/S
Trong đó: P: Giá trị sản xuất (triệu đồng) S: Diện tích gieo trồng (ha)
G: GTSX/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha)
Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp KHKT, cải tiến kĩ thuật sản xuất, cải tạo đất. Nhƣ đã phân tích ở trên, tiềm năng về diện tích cũng nhƣ độ phì tự nhiên của đất là có hạn, vậy nên, trên cùng một diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp đƣợc tạo ra càng nhiều khi càng sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lí. Chính vì vậy, ở các nƣớc phát triển, tuy diện tích đất nông nghiệp không còn nhiều và ngày càng bị thu hẹp nhƣng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra lại ngày càng tăng, đó chính là kết quả của sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vài nét về phát triển nông nghiệp Việt Nam
1.2.1.1. Những thành tựu chủ yếu
a. Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và vững chắc, đặc biệt là từ sau đổi mới
- Nền nông nghiệp nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng ổn định trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng GDP nông nghiệp hàng năm vẫn đƣợc duy trì ở mức 3 – 5%. Tổng sản phẩm trong nƣớc của nông nghiệp từ sau đổi mới đến nay tăng liên tục trong khi tỉ trọng của nó trong tổng GDP toàn bộ nền kinh tế lại liên tục giảm. Đó là sự chuyển dịch hợp quy luật theo hƣớng hiện đại hoá nền kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp và tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP toàn nền kinh tế giai đoạn 2000 - 2009(Giá thực tế)
Năm đồng Tỉ tổng GDP % trong Tốc độ tăng trƣởng GDP
Toàn bộ nền kinh tế Nông nghiệp
2000 108.356 24,5 6,8 4,6 2005 175.984 21,0 8,4 4,0 2006 198.798 20,4 8,2 3,7 2007 232.586 20,3 8,5 3,8 2008 326.505 22,1 6,3 4,7 2009 346.786 20,9 5,3 1,8
(Nguồn: Niên giám thống kê 2009 – NXB Thống kê 2010) - Sản lượng lương thực tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh CNH, HĐH song song với chú trọng phát triển sản xuất lƣơng thực, thực phẩm. Đến hết năm 2009, sản lƣợng lƣơng thực của cả nƣớc đạt 43,3 triệu tấn, nâng mức lƣơng thực bình quân đầu ngƣời từ 444 kg/ngƣời năm 2000 lên 471 kg/ngƣời năm 2006 và 504 kg/ngƣời năm 2009.
b. Nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo hướng mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hoá
Bảng 1.2 : Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2009 (Đơn vị%)
Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2000 100 78,2 19,3 2,5 2005 100 73,5 24,7 1,8 2006 100 73,7 24,5 1,8 2007 100 73,9 24,4 1,7 2008 100 71,4 27,1 1,5 2009 100 71,4 26,9 1,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm hơn 3/4 giá trị sản xuất của toàn ngành(73,9%), ngành chăn nuôi ở vị trí thứ yếu (24,5%) còn dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất 1,6%. Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi: năm 2000, trồng trọt chiếm tới 78,2%, chăn nuôi là 19,3% nhƣng đến năm 2009 tỉ lệ này là 71,4% và 26,9%.
Trong nội bộ từng ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch cơ cấu, trong ngành trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lƣơng thực và tăng tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu. Trong ngành chăn nuôi giảm tỉ trọng của ngành chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt, tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc tăng lên. Sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nông nghiệp nƣớc ta nhƣ trên hoàn toàn phù hợp với định hƣớng phát triển nông nghiệp nƣớc ta.
Nền nông nghiệp nƣớc ta đang hƣớng tới một nền sản xuất hàng hoá. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng, số lƣợng ngày càng tăng, thu ngoại tệ lớn, thị trƣờng ngày càng mở rộng. Năm 2000 giá trị xuất khẩu nông sản đạt 2,56 tỉ USD chiếm 17,7% giá trị xuất khẩu của cả nƣớc, đến năm 2009 tăng lên 8,5 tỉ USD chiếm 14,6%. Các nông sản xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta năm 2009 là: gạo gần 2,7 tỉ USD, cà phê 1,7 tỉ USD, cao su 1,2 tỉ USD, chè 179,5 triệu USD, hạt điều nhân 846,7 triệu USD, hạt tiêu 348,1 triệu USD, rau quả 438,9 triệu USD….
c. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ
Ngành nông nghiệp nƣớc ta đã hình thành những vùng chuyên môn hoá sản xuất rõ rệt, phù hợp với hƣớng sản xuất hàng hoá, tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
* Trong sản xuất lương thực, thực phẩm: Hình thành hai vùng chuyên canh lớn là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lƣơng thực, thực phẩm số một của cả nƣớc, chiếm tới 70% sản lƣợng và 90% lƣợng lƣơng thực, thực phẩm xuất khẩu. Riêng về cây lúa, vùng chiếm tới 51% diện tích và trên 50% sản lƣợng lúa toàn quốc. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về sản xuất lƣơng thực, thực phẩm với 14,2% diện tích và 18,0% sản lƣợng lúa cả nƣớc với thế mạnh chính là cây lúa, rau màu, chăn nuôi lợn và gia cầm.
* Về cây công nghiệp: Hình thành ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và TDMNBB. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và KT - XH, các sản phẩm cây công nghiệp chính nhƣ: cao su, cà phê, điều,… Vùng chuyên canh Tây Nguyên với sản phẩm đặc trƣng: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Ở TDMNBB, trên địa hình núi và cao nguyên, hình thành những đồi chè, những nông trƣờng trồng lạc và thuốc lá, ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây dƣợc liệu.
Các hƣớng chuyên môn hoá khác trong sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta nhƣ: các vùng chăn nuôi gia súc (TDMNBB), gia cầm (các vùng đồng bằng), sự hình thành các vành đai thực phẩm xung quanh đô thị với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, đƣợc thực hiện một cách có quy hoạch.
1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Tốc độ giảm tỉ trọng nông – lâm – ngƣ nghiệp trong tổng GDP đã chậm lại. Nếu giai đoạn 10 năm trƣớc, từ 1990 - 2000, tỉ trọng nông – lâm – ngƣ nghiệp trong tổng GDP giảm từ 38,7% xuống còn 24,5%, bình quân mỗi năm giảm hơn 1,4%, thì giai đoạn 2000 – 2009 tốc độ giảm chỉ còn dƣới 0,4%/năm (giảm từ 24,5% năm 2000, xuống còn 20,9% năm 2009).
- Dân số và lực lƣợng lao động trong nông nghiệp, nông thôn là khá cao, hiện lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tới 51,9%. Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới chỉ đạt 80,6%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn