6. Cấu trúc luận văn
3.3.4. Vùng chuyên canh
Trong sản xuất nông nghiệp việc phát triển các vùng chuyên canh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc hình thành các vùng chuyên canh sẽ khai thác tốt những thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp của từng vùng và góp phần quan trọng đẩy mạnh nông nghiệp sản xuất theo hƣớng hàng hóa.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đang hình thành một số vùng chuyên canh, dựa trên cơ sở những lợi thế về địa hình, khí hậu, đất đai cũng nhƣ những thuận lợi về điều kiện KT – XH. Bƣớc đầu đã hình thành vùng chuyên canh: sản xuất lƣơng thực thực phẩm, chè, chăn nuôi, cây ăn quả,...
- Vùng chuyên canh lƣơng thực thực phẩm: Hình thành vùng chuyên canh cây lƣơng thực ở những nơi có địa hình bằng phẳng, nguồn nƣớc thuận lợi, có khả năng áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng nhất là ven sông Hồng nhƣ ở các địa phƣơng Lâm Thao( năng suất lúa cao nhất tỉnh 53,6 tạ/ha), Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê và những khu vực trung du nơi có những cánh đồng rộng thuận lợi cho sản xuất lƣơng thực. Đối với sản xuất thực phẩm, hình thành các vành đai sản xuất rau đậu tập trung xung quanh các đô thị tiêu biểu là ở TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Lâm Thao và ở ven sông Hồng, sông Lô.
- Vùng chuyên canh chè: Đã hình thành vùng chè tập trung ở các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Yên Lập và Tân Sơn. Diện tích chè của các địa phƣơng này năm 2009 là 10.669 ha, sản lƣợng đạt 100.575,9 tấn, chiếm 95,6% diện tích và chiếm 96,9% sản lƣợng chè toàn tỉnh.
- Về cây ăn quả: Hình thành vùng trồng bƣởi ở Đoan Hùng, diện tích 1.287ha, chiếm 72,6% diện tích bƣởi toàn tỉnh. Hồng không hạt ở Phù Ninh và Bạch Hạc(TP Việt Trì).
- Về chăn nuôi: Bƣớc đầu hình thành vùng chăn nuôi lợn tập trung ở TX Phú Thọ, Phù Ninh và Lâm Thao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.5.Tiểu vùng nông nghiệp
3.3.4.1. Tiểu vùng tả ngạn sông Hồng
Tiểu vùng này bao gồm thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và 5 huyện (Đoan Hùng, Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba), với diện tích 1.267,3 km2 (chiếm 35,9% diện tích toàn tỉnh) và dân số năm 2009 là 764.898 ngƣời (chiếm 58,1% dân số toàn tỉnh). Đây là tiểu vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH của tỉnh nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Với địa hình, đất đai, khí hậu cũng nhƣ nguồn nƣớc khá phong phú đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi.
- Về sản xuất lƣơng thực: Năm 2009, diện tích gieo trồng cây lƣơng thực có hạt là 46.104,2 ha, sản lƣợng đạt 228.360 tấn, chiếm 52,6% diện tích và 53,6% sản lƣợng lƣơng thực có hạt toàn tỉnh. Trong đó hai huyện Đoan Hùng và Hạ Hoà, dẫn đầu về diện tích cũng nhƣ sản lƣợng. Riêng về cây lúa, tiểu vùng chiếm 54% diện tích và 54,6% sản lƣợng của tỉnh. Các cây lƣơng thực khác, tiểu vùng chiếm diện tích và sản lƣợng thấp hơn tiểu vùng hữu ngạn sông Hồng, năm 2009: Diện tích ngô đạt 6.608,8 ha(40,2%), sản lƣợng 30.445,6 tấn(48%); khoai lang và sắn chiếm 39,9% diện tích và 41,8% sản lƣợng toàn tỉnh.
- Sản xuất rau, đậu: Đã hình thành các vành đai sản xuất xung quanh các đô thị, diện tích rau năm 2009 của tiểu vùng 4.621.6 ha(48,1%), sản lƣợng 68.509,5 tấn (54,2%), diện tích đậu các loại của tiểu vùng chiếm 34,8% và 35,3% sản lƣợng.
- Cây công nghiệp hàng năm: Cây lạc, đậu tƣơng, mía, vừng đƣợc trồng ở những khu vực có điều kiện thuận lợi. Diện tích năm 2009 là 3.621.2 ha(43,7%), sản lƣợng 17.125,8 tấn(41,5%), đƣợc trồng nhiều ở các địa phƣơng nhƣ Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Phù Ninh.
- Cây công nghiêp lâu năm: Phát triển khá mạnh ở tiểu vùng, trong đó cây chè là cây chủ lực năm 2009 diện tích cây chè là 7.415,4 ha, sản lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
49.655,8tấn, chiếm 48,7% diện tích và 47,9% sản lƣợng chè của toàn tỉnh. Trong đó, huyện Đoan Hùng đứng đầu tiểu vùng và đứng thứ hai toàn tỉnh về diện tích cũng nhƣ sản lƣợng chè.
- Cây ăn quả: Hình thành và phát triển một số loại cây ăn quả ngon và nổi tiếng nhất là bƣởi Đoan Hùng và hồng không hạt Phù Ninh, Bạch Hạc.
- Về chăn nuôi: Tiểu vùng phát triển nhiều loại vật nuôi khác nhau nhất là chăn nuôi gia súc và gia cầm. Năm 2009 đàn trâu, bò của tiểu vùng là 89.998 con (41,5%); đàn lợn 321.207 con (52,3%); gia cầm 4.749,6 nghìn con (51,9%). Năm 2009 sản lƣợng thịt trâu, bò, lợn hơi xuất chuồng đạt 36.026,1 tấn chiếm 52,6% sản lƣợng toàn tỉnh.
Có thể thấy, tiểu vùng tả ngạn sông Hồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp cũng nhƣ phát triển KT – XH của tỉnh . Hơn nữa tiểu vùng có mạng lƣới giao thông khá phát triển, có TP Việt Trì trung tâm, cực phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó vùng kinh tế động lực mà tỉnh xác định phát triển cũng nằm trong tiểu vùng này. Những yếu tố trên là cơ sở thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng phát triển hơn nữa và phát triển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
3.3.4.2. Tiểu vùng hữu ngạn sông Hồng
Tiểu vùng bao gồm các huyện: Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê và Tân Sơn. Đây là tiểu vùng có diện tích khá rộng nhƣng dân số lại thƣa hơn so với tiểu vùng tả ngạn sông Hồng, diện tích là 2.265,2 km2 , dân số 551.761 ngƣời, chiếm 64,1% diện tích và 41,9% dân số toàn tỉnh. Nhìn chung tiểu vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên trong phát triển nông nghiệp nhƣng những điều kiện KT – XH còn gặp nhiều khó khăn hơn tiểu vùng tả ngạn sông Hồng. Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng là phát triển cây công nghiệp, cây lƣơng thực, cây ăn quả, chăn nuôi.
- Về sản xuất lƣơng thực: Năm 2009 diện tích gieo trồng cây lƣơng thực có hạt là 41.610,9 ha (chiếm 47,4% ), sản lƣợng đạt 197.809,4 tấn (chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46,4%). Trong các cây lƣơng thực của tiểu vùng thì cây ngô chiếm diện tích và sản lƣợng lớn nhất tỉnh. Diện tích ngô năm 2009 đạt 9.825,1 ha, sản lƣợng là 32.977 tấn, chiếm tới 59,8% diện tích và 52% sản lƣợng ngô toàn tỉnh. Cây sắn và khoai lang của tiểu vùng cũng chiếm phần lớn diện tích gieo trồng cũng nhƣ sản lƣợng của tỉnh, chiếm 60,1% về diện tích và 58,2% sản lƣợng. Tuy vậy, cây lúa của tiểu vùng lại thấp hơn tiểu vùng tả ngạn sông Hồng chỉ chiếm 46% diện tích và 45,4% sản lƣợng lúa của tỉnh.
- Sản xuất rau đậu cũng là một thế mạnh của tiểu vùng: Năm 2009 tiểu vùng chiếm khoảng 65% diện tích sản lƣợng đậu toàn tỉnh, trong đó huyện Cẩm Khê có diện tích và sản lƣợng lớn nhất tỉnh. Diện tích và sản lƣợng rau cũng chiếm trên 50%.
- Về cây công nghiệp lâu năm, đƣợc coi là một thế mạnh của tiểu vùng. Trong các cây công nghiệp lâu năm, cây chè là cây trồng chủ yếu. Năm 2009 diện tích chè của tiểu vùng là 7.812,2 ha, sản lƣợng đạt 54.100,7 tấn, chiếm 51,3% diện tích và 52,1% sản lƣợng chè toàn tỉnh. Trong đó huyện Tân Sơn có diện tích, sản lƣợng chè lớn nhất tỉnh ( chiếm 18,7% diện tích, 22,2% sản lƣợng). Hiện nay tiểu vùng đang trồng thử nghiệm cây cao su với diện tích 40ha ở huyện Cẩm Khê.
Ngoài các loại cây trồng trên, tiểu vùng còn dẫn đầu về phát triển các cây công nghiệp hàng năm, các cây chủ yếu là lạc, đậu tƣơng, mía, vừng đều chiếm trên 50% về diện tích cũng nhƣ sản lƣợng. Về cây ăn quả, tiểu vùng cũng phát triển một số loại cây ăn quả chủ yếu nhƣ: nhãn; vải; hồng; dứa; táo; chuối…
- Về chăn nuôi: Cũng nhƣ tiểu vùng tả ngạn sông Hồng, các địa phƣơng ở tiểu vùng này cũng nuôi nhiều loại vật nuôi khác nhau, trong đó chiếm ƣu thế là các loại gia súc và gia cầm. Năm 2009 đàn trâu, bò của tiểu vùng là 126.836 (con (58,5%); đàn lợn 292.882 con (47,7%); gia cầm 4.405 nghìn con (48,1%). Năm 2009 sản lƣợng thịt trâu, bò, lợn hơi xuất chuồng đạt 32.451,8 tấn chiếm 47,4% sản lƣợng toàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn