Định hướng phát triển và phân bố nông nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 102 - 108)

6. Cấu trúc luận văn

4.1.3. Định hướng phát triển và phân bố nông nghiệp

4.1.3.1. Phát triển trồng trọt

Trong những năm tới ngành trồng trọt vẫn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trên cơ sở đất nông nghiệp, việc phát triển cây trồng phù hợp từng giai đoạn với phƣơng thức canh tác tiên tiến, đƣa nhanh các giống mới vào sản xuất để đạt đƣợc năng suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp với thị trƣờng tiêu thụ nhằm tăng nhanh GTSX nông nghiệp/ ha. Tập trung phát triển mạnh những sản phẩm có lợi thế của vùng, phát triển sản xuất hàng hóa gắn với chế biến.

a. Cây lương thực

Trọng tâm là lúa nƣớc và ngô lai, trên cơ sở thâm canh cao với các giống mới có năng suất, chất lƣợng tốt để đảm bảo an toàn, an ninh lƣơng thực trên địa bàn tỉnh.

- Cây lúa: Ổn định diện tích trồng lúa khoảng 60 – 65 nghìn ha. Tập trung

thâm canh tăng năng suất, đến năm 2020, năng suất đạt 65 – 70 tạ/ha, sản lƣợng lúa đạt khoảng 48 – 50 vạn tấn. Bình quân lƣơng thực đạt 310 – 330kg/ngƣời.

Sản xuất lúa hàng hóa, tập trung ở những xã đồng bằng, trung du thuộc các huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Thủy, tuy chỉ chiếm chiếm 45% về diện tích nhƣng đã chiếm tới gần 60% sản lƣợng lúa của toàn vùng nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cây ngô: Mở rộng diện tích ngô (vụ đông) đến năm 2020 diện tích ngô là

20 nghìn ha, năng suất khoảng 40 tạ/ ha, sản lƣợng khoảng 150 – 200 nghìn tấn. Sản xuất ngô hàng hóa, tập trung ở các xã trung du ở các huyện Đoan Hùng, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba,... về diện tích chỉ chiếm trên 45% nhƣng chiếm trên 53% về sản lƣợng ngô của vùng nông thôn.

Ngoài lúa và ngô lai, tỉnh tiếp tục đầu tƣ thâm canh, phát triển một số cây lƣơng thực khác nhƣ sắn, khoai lang ở những nơi có điều kiện, lựa chọn giống có hàm lƣợng tinh bột cao, năng suất cao vào gieo trồng.

b. Cây công nghiệp

- Cây công nghiệp lâu năm: Tiếp tục phát triển cây chè, trọng điểm gắn với chế biến ở các huyện: Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Phù Ninh. Đồng thời chú trọng phát triển vùng chè xanh chất lƣợng cao ở Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập. Giữ ổn định diện tích chè trên 15 nghìn ha, trong giai đoạn 2011-2020 không mở rộng diện tích mà chủ yếu thay đổi giống mới, thâm canh, cải tạo nƣơng chè trong dân để đạt năng suất cao. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật đầu tƣ thâm canh, phấn đấu đạt năng suất trên 10 tấn/ha vào năm 2020. Về sản lƣợng chè, phấn đấu đạt trên 130 nghìn tấn vào năm 2020, trong đó xuất khẩu 70 - 80%.

Nghiên cứu xác định một số giống chè mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt, phù hợp điều kiện tỉnh Phú Thọ bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh: Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, PT 95, Shan và một số giống chè Ấn Độ, LDP1, LDP 2, chè chất lƣợng cao...

Ngoài cây chè, tỉnh còn trồng các cây công nghiệp lâu năm khác nhƣ cây sơn, sản lƣợng tới năm 2020 đạt khoảng 320 tấn. Hiện nay tỉnh cũng đang trồng thử nghiệm cây cao su, mặc dù diện tích còn hạn chế(40ha) nhƣng nếu phù hợp thì sẽ đẩy mạnh trồng trong giai đoạn tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tập trung phát triển mạnh cây đậu tƣơng, lạc với các giống tốt có năng suất, chất lƣợng để làm hàng hoá và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cây đậu tƣơng và cây lạc phát triển ở các huyện nhƣ Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà.

+ Cây đậu tƣơng và vừng: Tăng nhanh diện tích đậu tƣơng và vừng.

Diện tích đậu tƣơng dự kiến đến năm 2020 đạt trên 4,0 nghìn ha, sản lƣợng khoảng trên 10 nghìn tấn. Cây vừng vừa là cây công nghiệp vừa là thực phẩm quan trọng, cần phát triển theo nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.

+ Cây lạc: Ổn định diện tích gieo trồng lạc trên 7 nghìn ha đến năm

2020, tập trung đầu tƣ, thâm canh; đƣa giống mới vào sản xuất đại trà kết hợp với áp dụng quy trình chăm sóc phù hợp; phấn đấu tới năm 2020 đạt năng suất trên 23 tạ/ha, sản lƣợng trên 17,5 nghìn tấn.

c. Cây ăn quả

- Phát triển một số loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả đặc sản của vùng nhƣ bƣởi Đoan Hùng, hồng Hạc Trì, Hồng Gia Thanh, vải chín sớm... Tập trung chủ yếu ở Đoan Hùng, Việt Trì và Phù Ninh. Tiến tới xây dựng thƣơng hiệu hồng Hạc Trì, hồng Gia Thanh. Đến năm 2020 đạt quy mô 14 – 15 nghìn ha cây ăn quả, trong đó bƣởi Đoan Hùng khoảng 1.300ha, hồng không hạt 1000 – 1200ha. Sản lƣợng đạt khoảng 240 nghìn tấn vào năm 2020, trong đó bƣởi từ 23 – 25 nghìn tấn.

- Từng bƣớc tuyển chọn thử nghiệm những giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt, xác định tập đoàn giống cây ăn quả phù hợp với từng vùng sinh thái. Áp dụng công nghệ nuôi cấy mô, tạo giống cây ăn quả chất lƣợng cao.

- Bảo quản chế biến: bảo quản theo phƣơng pháp truyền thống kết hợp phƣơng pháp hiện đại sử dụng hóa chất và phƣơng pháp vật lý để bảo quản xử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý. Trƣớc mắt tổ chức xây dựng lò sấy thủ công, khi quy mô lớn với khối lƣợng sản phẩm nhiều thì xây dựng nhà máy chế biến hoa quả.

d. Cây hoa màu

- Sản xuất rau hàng hóa, từng bƣớc mở rộng diện tích rau an toàn. Trọng điểm sản xuất rau tập trung ở các xã ven đô thị, ven khu cụm công nghiệp (Lâm Thao, TX Phú Thọ, TP Việt Trì, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy). Dự kiến đến năm 2020, sản lƣợng rau an toàn chiếm khoảng 30-40% tổng sản lƣợng rau hàng hóa của vùng.

Bảng 4.1: Chỉ tiêu sản lƣợng một số loại cây trồng chính của tỉnh Phú Thọ tới năm 2015 và 2020. Đơn vị: Tấn Năm 2015 2020 Lúa 324.493 292.425 Ngô 84.387 75.284 Khoai lang 22.026 22.278 Sắn 54.370 43.435 Rau các loại 134.254 136.898 Lạc 13.509 15.436 Đậu tƣơng 8.893 12.982 Chè búp tƣơi 119.694 131.345 Sơn ta 292 320 Qủa các loại 36.500 32.000

Nguồn : Quy hoạch phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ tới năm 2020 4.1.3.2. Phát triển chăn nuôi

Phát triển đàn bò thịt, lợn siêu nạc theo quy mô lớn, sản xuất theo phƣơng thức công nghiệp. Hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá tập trung ở các vùng có địa thế cao, đất rộng, xa khu dân cƣ, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng và thuận lợi cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Phát triển chăn nuôi gắn liền với công nghiệp chế biến. Ngoài ra còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển chăn nuôi ở các trang trại kết hợp với trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Tập trung phát triển bò thịt và khả năng chế biến, lợn hƣớng nạc, lợn choai, lơn sữa, để xuất khẩu. Hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá tập trung ở Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Đoan Hùng.

+ Đàn trâu, bò:

Tập trung phát triển đàn bò thịt để khai thác thế mạnh của tỉnh về đất đai và đồng cỏ. Định hƣớng đến năm 2020 đàn bò sẽ tiếp tục tăng, đạt trên 200 nghìn con, trong đó đàn bò thịt chất lƣợng cao trên 60 nghìn con. Phát triển đàn trâu trong những năm tới ngoài nhu cầu phục vụ sức kéo còn để phục vụ nhu cầu thịt ngày càng tăng của tỉnh và các vùng phụ cận (đặc biệt là thị trƣờng Hà Nội), đến năm 2020 đàn trâu đạt trên 89 nghìn con.

+ Đàn lợn:

Giai đoạn từ nay đến năm 2020 phấn đấu tốc độ tăng trƣởng đàn lợn ổn định ở mức 3,8 - 5,8%/năm, đạt trên 1.200 nghìn con, với sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt khoảng 60-66 nghìn tấn. Vùng nuôi lợn hƣớng nạc, lợn sữa xuất khẩu ven các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, TX Phú Thọ. Năm 2020 đàn lợn chất lƣợng cao đạt trên 100 nghìn con.

+ Đàn gia cầm:

Tập trung phát triển đàn gia cầm lấy thịt, lấy trứng quy mô hộ trang trại, hộ gia đình và nuôi theo phƣơng thức công nghiệp, tạo đƣợc vành đai chăn nuôi gia cầm quanh TP Việt Trì và TX Phú Thọ. Phát triển ngan, ngỗng, chim, ong lấy mật để đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi. Đến năm 2020 đàn gia cầm đạt khoảng 9,2 triệu con (tăng bình quân trên 3,4%/năm giai đoạn 2008 - 2020). Sản lƣợng thịt gia cầm xuất chuồng đạt khoảng 35 nghìn tấn năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu phát triển chăn nuôi tỉnh Phú Thọ tới năm 2020

Năm 2015 2020 Đàn trâu (nghìn con) 105 120 Đàn bò (nghìn con) 175 200 Đàn lợn (nghìn con) - Trong đó: Đàn lợn chất lƣợng cao 760 28 - 30 1.220 > 100

Đàn gia cầm (triệu con) >10 >15

Sản lƣợng thịt gia cầm xuất chuồng( nghìn tấn) 16,5 35 Sản lƣợng thịt hơi các loại(nghìn tấn) 90 124

Trứng quả (triệu quả) 130 170

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Phú Thọ tới năm 2020 4.1.3.3. Định hướng phát triển nông nghiệp theo vùng

Lãnh thổ Phú Thọ có sự phân chia rõ rệt thành hai tiểu vùng Tây Nam (hữu ngạn sông Hồng), Đông Bắc (tả ngạn sông Hồng). Mỗi tiểu vùng có những đặc điểm tự nhiên, KT – XH khác nhau. Vì vậy việc định hƣớng sản xuất nông nghiệp theo tiểu vùng có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các tiềm năng, lợi thế của từng vùng; là cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh, trọng điểm sản xuất, nâng cao tính chất chuyên môn hoá theo lãnh thổ.

- Đối với vùng tả ngạn sông Hồng bao gồm các địa phƣơng: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, TP Việt Trì, Lâm Thao, TX Phú Thọ. Phần lớn địa hình của vùng là đồng bằng và đồi trung du, đây là tiểu vùng có nhiều thuận lợi về mặt KT – XH. Ngoài ra vùng kinh tế động lực(TP Việt Trì, LâmThao, Phù Ninh, TX Phú Thọ, Tam Nông ) của tỉnh cũng nằm trong tiểu vùng này.

Phát triển nông nghiệp đa dang các sản phẩm nông nghiệp: Sản xuất lƣơng thực, thực phẩm; trồng cây công nghiệp dài ngày (chè); cây ăn quả ( bƣởi , hồng không hạt...); chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển nuôi trồng thuỷ sản; đặc biệt phát triển nông nghiệp ven đô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với tiểu vùng hữu ngạn sông Hồng bao gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê,Tam Nông, Thanh Thuỷ. Đặc điểm địa hình của tiểu vùng cũng khá đa dạng, trong đó đặc biệt khu vực núi cao của tỉnh tập trung ở đây. Tiểu vùng này còn nhiều khó khăn về giao thông, trình độ dân trí, nơi tập trung nhiều dân tộc ít ngƣời,... vì vậy việc phát triển nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.

Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy các lợi thế của tiểu vùng: Trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày; chăn nuôi gia súc; phát triển lâm nghiệp, khai thác lâm đặc sản; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Sản xuất nông nghiệp ở vùng động lực: Chú trọng các dự án có khối lƣợng sản phẩm lớn, trình độ công nghệ cao, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; phát triển vùng nông nghiệp ven đô.

- Sản xuất nông nghiệp ở vùng miền núi: Tập trung phát triển các vùng trồng cây nguyên liệu(chè, giấy...); phát triển chăn nuôi; phát triển nông nghiệp kết hợp với dịch vụ du lịch. Sản xuất nông nghiệp vùng kinh tế ven sông Hồng, sông Lô, sông Đà cần tập trung đầu tƣ thâm canh; phát triển công nghiệp chế biến, làng nghề gắn với du lịch.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)