Ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 81 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Ngành chăn nuôi

Mặc dù, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nhƣng ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu trong cơ cấu ngành nông nghiệp. GTSX ngành chăn nuôi tăng khá mạnh, năm 2009 đạt 2.720,0 tỉ đồng tăng 6,7 lần so với năm 2000(405.333 triệu đồng) chiếm 40,4% GTSX ngành nông nghiệp. Trong cơ cấu GTSX, chăn nuôi gia súc và gia cầm chiếm tỉ trọng cao nhất, gia súc chiếm 63,8% (1.736,4 tỉ đồng), gia cầm 26,1% (710.945 triệu đồng) còn lại là các vật nuôi khác. Số lƣợng các đàn vật nuôi từ năm 2000 – 2009 không ngừng tăng lên, trong đó đàn lợn và gia cầm đông nhất.

3.2.2.1. Chăn nuôi gia súc

a. Chăn nuôi trâu, bò

Trâu, bò chiếm số lƣợng lớn nhất trong các loại gia súc lớn của tỉnh, mặc dù vậy trong giai đoạn 2000 – 2009 có nhiều biến động không ổn định. Chăn nuôi trâu, bò theo hƣớng tổng hợp dùng cho cày kéo, sinh sản, lấy thịt.

Biểu đồ 3.6: Số lƣợng trâu, bò tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2009

88.49 100.6 97.09 129.4 95.18 163.57 89.24 142.75 88.83 127.99 0 50 100 150 200 Nghìn con 2000 2005 2007 2008 2009 Năm Trâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Chăn nuôi bò:

Bò chiếm số lƣợng lớn hơn trong tổng đàn trâu, bò của tỉnh. Số lƣợng đàn bò của tỉnh có nhiều thay đổi, giai đoạn 2000 – 2007 đàn bò của tỉnh tăng từ 100.690 con lên 163.579 con ( tăng 62.889 con), tuy nhiên từ năm 2007 đến nay đàn bò có xu hƣớng giảm năm 2009 còn 127.997 con ( giảm 35.582 con). Nguyên nhân chủ yếu do đợt rét đậm, rét hại năm 2008 kéo dài khoảng 40 ngày làm chết hàng loạt đàn gia súc của tỉnh. Ngoài ra do cơ sở thức ăn chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ cũng nhƣ giá thức ăn, giá thực phẩm lên cao, nhu cầu thực phẩm lớn mà số lƣợng bò giết thịt cũng tăng lên, dịch bệnh...

Bò đƣợc nuôi ở hầu hết các địa phƣơng trong tỉnh nhƣng nhiều nhất ở các huyện Thanh Sơn(16.134con), Thanh Ba(14.830con), Tam Nông (14.400 con), Phù Ninh(12.716 con). Các huyện còn lại có số lƣợng bò từ 5.000 – 10.000 con.

Các địa phƣơng, vùng trọng điểm trong tỉnh triển khai dự án phát triển chăn nuôi bò thịt, bò lai chất lƣợng cao, cải tạo chất lƣợng đàn bò vàng địa phƣơng theo hƣớng zebu hóa, đƣa tổng đàn bò lai Sind tƣ̀ 18,7 nghìn con (năm 2005) lên 51,2 nghìn con (năm 2009) chiếm 40% tổng đàn. Việc đẩy mạnh cải tạo giống bò, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, xây dựng mô hình an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh..., sẽ giúp cho việc chăn nuôi bò của tỉnh có hiệu quả hơn.

* Chăn nuôi trâu:

Trâu là vật nuôi rất gần gũi với ngƣời nông dân và từ lâu đƣợc coi “ đầu cơ nghiệp”. Đàn trâu của tỉnh ít hơn so với đàn bò và cũng có xu hƣớng giảm, năm 2005 đàn trâu của tỉnh là 97.092 con tới năm 2009 giảm còn 88.837 con (giảm 8.255 con), nguyên nhân giảm sút cũng tƣơng tự nhƣ đàn bò. Cơ cấu đàn trâu của tỉnh gồm trâu sinh sản, trâu cày kéo, trâu lấy thịt.

Chất lƣợng đàn trâu gia súc ảnh hƣởng đến sinh sản và sự khôi phục tổng đàn. Những chính sách hỗ trợ trong chăn nuôi trâu, bò về giống, kĩ thuật, nhất là các hộ nghèo đang đƣợc triển khai trong những năm gần đây, tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiên do ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu nhất là dịch bệnh bùng phát (lở mồn long móng), ảnh hƣởng không nhỏ tới chăn nuôi trâu, bò của tỉnh.

Về phân bố, trâu đƣợc nuôi ở hầu khắp các địa phƣơng trong tỉnh nhƣng nhiều nhất ở Thanh Sơn (17.622 con), Tân Sơn (14.091 con), Yên Lập(13.170 con). Sản lƣợng thịt trâu, bò xuất chuồng của tỉnh không ngừng tăng lên năm 2000 là 3.277,9 tấn lên 8.836,9 tấn năm 2009 tăng 2,69 lần trong đó chủ yếu là sản lƣợng thịt bò(5.755,9 tấn) chiếm 65,1%. Sản lƣợng thịt trâu nhiều nhất ở các huyện nhƣ Thanh Sơn(646,1tấn), Yên Lập(369,2tấn), sản lƣợng thịt bò nhiều nhất ở Lâm Thao(973,8tấn), Việt Trì(776,9tấn). Nhƣ vậy, những địa phƣơng nhất là khu vực thành thị có nhu cầu tiêu thụ lớn thì sản lƣợng thịt lớn hơn.

Bảng 3.15: Số lƣợng và sản lƣợng thịt trâu, bò xuất chuồng phân theo đơn vị hành chính năm 2009.

Đơn vị: Số lượng (con), sản lượng(tấn)

Đơn vị Trâu Số lƣợng Sản lƣợng Số lƣợng Sản lƣợng Tổng số 88.839 3.061 127.997 5.775.9 TP Việt Trì 956 107 7.536 776.9 TX Phú Thọ 1.673 30.2 5.608 87.4 Đoan Hùng 9.522 318.6 5.254 397.7 Hạ Hoà 8.258 291.2 5.351 220.8 Thanh Ba 5.153 240 14.830 597.7 Phù Ninh 4.520 133 12.716 262.8 Yên Lập 13.170 369.2 5.373 211.5 Cẩm Khê 7.476 262.7 15.739 562.3 Tam Nông 3.031 112.4 14.400 632.6 Lâm Thao 1.060 43.6 7.561 973.8 Thanh Sơn 17.622 646.1 16.134 281 Thanh Thuỷ 2.305 150 9.203 603.4 Tân Sơn 14.091 357 8.292 168

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Chăn nuôi lợn

Trong số đàn gia súc của tỉnh thì đàn lợn là đông nhất và có sự tăng mạnh nhất. Năm 2000 tổng đàn lợn là 449.162 con tăng lên 614.089 con năm 2009, sản lƣợng thịt lợn xuất chuồng từ 26.480,1 tấn năm 2000 lên 59.640,9 tấn năm 2009. Sở dĩ đàn lợn đông và tăng nhanh do là loại gia súc đƣợc nuôi khá phổ biến trong các hộ gia đình, tận dụng các phụ phẩm trong ngành nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân. Hiện tại các mô hình chăn nuôi lợn theo hƣớng hàng hoá có quy mô lớn đang đƣợc khuyến khích phát triển trên địa bàn tỉnh.

Biểu đồ 3.7: Số lƣợng và sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2009 449.1 568.8 522.1 593 614.1 59.6 54.9 47.5 41.7 26.4 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2005 2007 2008 2009 Năm Nghìn con 0 10 20 30 40 50 60 70 Tấn Số lƣợng Sản lƣợng

Lợn đƣợc nuôi ở tất cả các địa phƣơng trong tỉnh, nhiều nhất là các huyện: Thanh Sơn (61.372 con), Đoan Hùng (59.682 con), Phù Ninh (59.885 con), Thanh Thuỷ (59.462 con). Sản lƣợng thịt lợn xuất chuồng lớn nhất thuộc huyện Cẩm Khê(8.078,4tấn).

Trong chăn nuôi lợn của tỉnh hiện nay, gặp không ít khó khăn nhƣ: vấn đề về giống, kĩ thuật, giá cả không ổn định nhất là dịch bệnh luôn bùng phát trong những năm gần đây, giá thức ăn lên cao…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài các loại gia súc lớn trên, tỉnh còn nuôi các loại nhƣ dê, ngựa. Đàn dê năm 2009 là 7.994 con, đây là loại vật nuôi mắn đẻ , chất lƣợng thịt cũng nhƣ sữa khá ngon, ít tốn thức ăn, nuôi chăn thả và có hiệu quả kinh tế cao. Dê đƣợc nuôi nhiều ở ba huyện vùng núi phía tây của tỉnh (Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn) số lƣợng 7.348 con, chiếm 91,9% đàn dê toàn tỉnh. Đàn ngựa của tỉnh hiện nay có số lƣợng rất ít chỉ có vài chục con và số lƣợng có xu hƣớng giảm.

3.2.2.2. Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm ngày càng có vai trò quan trọng đối với ngƣời nông dân của tỉnh. Việc nuôi gia cầm sẽ tận dụng đƣợc lao động, phụ phẩm từ ngành trồng trọt, mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay việc chăn nuôi gia cầm gặp không ít khó khăn nhƣ sự bùng phát của dịch bệnh nhất là dịch H5N1, giá cả thức ăn lên cao...

Trong những năm gần đây, nhờ nguồn thức ăn đảm bảo, việc tạo ra nhiều giống mới có năng suất chất lƣợng cao cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng nên đàn gia cầm của tỉnh tăng mạnh. Năm 2000 tổng đàn gia cầm là 5.725,8 nghìn con đến năm 2009 là 9.154,8 nghìn con, sản lƣợng thịt cũng tăng lên đáng kể từ 6.597,4 tấn(2000) lên 14.840,6 tấn(2009), trứng từ 30.946 nghìn quả tăng lên 98.662,7 nghìn quả. GTSX của gia cầm năm 2009 đạt 710.945 triệu đồng chiếm 26,1% GTSX ngành chăn nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các loại gia cầm, gà đƣợc nuôi nhiều nhất năm 2009 đàn gà 7.600,7 nghìn con, sản lƣợng 10.547,1 tấn, chiếm 83% về số lƣợng và 71,06% sản lƣợng đàn gia cầm. Đàn gia cầm, đƣợc nuôi ở khắp các huyện thành thị trong tỉnh, nhiều nhất là các huyện nhƣ Đoan Hùng, Cẩm Khê, số lƣợng trên 1triệu con.

Ngoài ra, ngƣời dân trong tỉnh hiện nay còn nuôi một số vật nuôi khác nhƣ nuôi ong lấy mật, nuôi thỏ, nuôi nhím…đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ vậy, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nhƣng trong những năm qua ngành chăn nuôi của tỉnh gặp không ít khó khăn, chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả các đàn vật nuôi còn thấp. Để phát triển và đƣa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, Phú Thọ cần áp dụng những tiến bộ KHKT trong công tác tuyển chọn và lai tạo giống mới, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo nguồn thức ăn, phát triển công nghiệp chế biến và đầu tƣ hơn nữa cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành này.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp tỉnh phú thọ trong giai đoạn 2000 - 2009 (Trang 81 - 86)