6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Trang trại
* Về số lượng trang trại:Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lƣợng ở 13/13 huyện, thành, thị trong tỉnh. Theo số liệu thống kê và theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 892 trang trại, so với năm 2000 tăng 720 trang trại.
Số lƣợng các loại hình trang trại có sự biến động khá lớn qua các năm. Sự biến động trên một phần do các trang trại sau khi thành lập nhiều trang trại không đạt tiêu chuẩn theo quy định, nhiều trang trại trong quá trình phát triển không đạt hiệu quả nên phải thu nhỏ quy mô sản xuất. Các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp hoạt động khá ổn định và có xu hƣớng tăng do Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển các loại hình trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.17: Số lƣợng trang trại phân theo ngành hoạt động tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009 ( Đơn vị : Trang trại)
Loại hình 2000 2005 2007 2008 2009
Tống số 172 489 470 555 892
Trang trại lâm nghiệp 65 133 126 126 181
Trang trại trồng cây hàng năm 3 11 7 10 16 Trang trại trồng cây lâu năm 19 52 28 52 34
Trang trại chăn nuôi - 54 87 71 240
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 31 146 137 134 207 Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp 54 93 85 162 214
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2009)
Trong cơ cấu trang trại, đứng đầu là trang trại chăn nuôi 240 trang trại chiếm 26,9%, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (24%), trang trại nuôi trồng thuỷ sản(23,2%), trang trại lâm nghiệp (20,3%), trang trại trồng cây lâu năm chiếm 3,8% và trang trại trồng cây hàng năm chiếm có 1,8%.
Số lƣợng các loại hình trang trại có sự biến động khá lớn qua các năm. Sự biến động trên một phần do các trang trại sau khi thành lập nhiều trang trại không đạt tiêu chuẩn theo quy định, nhiều trang trại trong quá trình phát triển không đạt hiệu quả nên phải thu nhỏ quy mô sản xuất. Các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp hoạt động khá ổn định và có xu hƣớng tăng do Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển các loại hình trên.
Số lƣợng trang trại phân theo các đơn vị hành chính, nhiều nhất ở huyện Lâm Thao(215trang trại), Tam Nông(149), Cẩm Khê(95), Tân Sơn(82), các địa phƣơng còn lại chỉ có từ 20 – 60 trang trại.
* Quy mô đất đai: Quy mô đất đai của trang trại có xu hƣớng ngày một tăng, biểu hiện có sự tích tụ ruộng đất. Diện tích đất nông lâm nghiệp thuỷ sản do các trang trại đang sử dụng là 5.004,8ha, bình quân mỗi trang trại đạt 10,6ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Lao động trang trại: Các trang trại đã sử dụng 2.046 lao động làm việc thƣờng xuyên, gấp 2,3 lần so với năm 2001 (bình quân 1 trang trại năm 2006 có 4,6 lao động); trong đó lao động của chủ trang trại là 1.114 ngƣời, chiếm 54,4% tổng số lao động. Năm 2006, có những thời điểm các trang trại đã thuê tổng số lao động thời vụ 3.430 lao động, bình quân 1 trang trại thuê trên 7 ngƣời lao động thời vụ.
Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thƣờng xuyên của trang trại là 11,9 triệu đồng/năm, cao gấp trên 2 lần so với thu nhập bình quân 1 lao động ở khu vực nông thôn.
* Vốn sản xuất kinh doanh: Theo số liệu thống kê, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại đạt 105.134,3 triệu đồng, tăng 90.842,1 triệu đồng so với năm 2001; bình quân vốn sản xuất kinh doanh 1 trang trại đạt 223,7 triệu đồng, tăng 159,2 triệu đồng so với năm 2001.
* Thu nhập của trang trại: Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đạt 94.497 triệu đồng (từ nông, lâm, thuỷ sản đạt 93.397,2 triệu đồng), tăng gấp 9,4 lần so với năm 2001, bình quân thu nhập của 1 trang trại đạt 201,1 triệu đồng.
* Những vấn đề tồn tại: Lao động chƣa đƣợc đào tạo, đa phần là lao động phổ thông. Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của trang trại: đất nhiều chủ sở hữu, hạn điền sử dụng đất thấp… Vốn sản xuất, điều kiện vay vốn khó khăn...