0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2009 (Trang 40 -54 )

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Thọ nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý: từ 20055– 210

43vĩ độ Bắc, 1040 48– 1050

27kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, phía Tây giáp Yên Bái và Sơn La, tổng chiều dài đƣờng ranh giới 350km. Ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng, là trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông Bắc. Diện tích 3.532,5km2, đứng thứ 28/63 tỉnh, thành phố chiếm 1,2% diện tích cả nƣớc.

Phú Thọ cách Hà Nội gần 80km về phía Tây Bắc, cách sân bay Nội Bài 60km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thủy 200km, cách Hải Phòng 170km và cảng Cái Lân 200km. Vị trí giao thông của tỉnh tƣơng đối thuận lợi cho phát triển kinh tế: Nằm ở đoạn giữa đƣờng sắt Hà Nội – Lào Cai, nằm ở ngã tƣ của đƣờng giao thông thủy bộ. Từ Việt Trì, tàu thuyền xuôi về Hà Nội – Thái Bình; ngƣợc sông Hồng lên Yên Bái – Lào Cai; ngƣợc sông Lô lên Tuyên Quang; theo sông Đà lên Hòa Bình; theo quốc lộ 2 đi Tuyên Quang – Hà Giang; theo đƣờng 32, 70 đi Yên Bái; theo đƣờng 32B đi Sơn La, Mai Châu.

Có thể nói, tỉnh Phú Thọ là cửa ngõ về đồng bằng của các tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong vùng ảnh hƣởng của tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cũng nhƣ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vị trí đó tạo cho Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, là cầu nối giao lƣu giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai…và có đƣợc thị trƣờng lớn để tiêu thụ nông sản và các sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Có thể đánh giá vị trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa lý của tỉnh Phú Thọ nhƣ một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

2.1.2. Phạm vi lãnh thổ

Phú Thọ có 13 huyện, thành thị: Thành phố (TP) Việt Trì; Thị xã(TX) Phú Thọ và 11 huyện (Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Tân Sơn), với 277 đơn vị hành chính cấp xã. TP Việt Trì là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính tỉnh Phú Thọ năm 2009 Đơn vị Diện tích (km2) Dân sốTB năm 2009 (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/ km2) Số phƣờng thị trấn Số xã, thị trấn miền núi Toàn tỉnh 3.532,5 1.316.659 372,7 24 215 TP Việt Trì 110,0 184.784 1.664,9 10 04 TX Phú Thọ 64,6 69.220 1.071,5 04 02 Đoan Hùng 302.6 104.067 343,9 01 28 Hạ Hoà 340,1 105.606 310,5 01 32 Thanh Ba 194,8 108.116 554,9 01 21 Phù Ninh 156,5 93.779 599,3 01 12 Yên Lập 437,8 81.512 186,2 01 17 Cẩm Khê 234,6 126.101 537,6 01 26 Tam Nông 156,0 75.475 483,9 01 17 Lâm Thao 97,7 99.306 1.016,5 02 05 Thanh Sơn 621,8 117.500 189,0 01 23 Thanh Thuỷ 125,1 75.024 599,7 - 11 Tân Sơn 689,8 76.149 110,4 - 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. Tự nhiên

2.2.1. Địa hình

Đặc điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ chủ yếu là đồi núi (chiếm 64% diện tích tự nhiên). Độ cao trung bình, giảm dần từ Tây Bắc xuống Đồng Nam. Địa hình khá đa dạng với núi thấp, đồi, đồng bằng và đƣợc chia thành 3 tiểu vùng:

- Địa hình miền núi phía Tây, nằm ở hữu ngạn sông Hồng trên lãnh thổ các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê và một phần của Hạ Hoà. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 200 – 500m, độ dốc lớn cộng với mƣa nhiều, quá trình xâm thực, bóc mòn khá mạnh. Ngoài việc phát triển lâm nghiệp(trồng rừng), còn có khả năng phát triển cây công nghiệp...

- Địa hình núi thấp và đồi gò bát úp xen kẽ đồng ruộng: phân bố chủ yếu ở Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh và một phần Tam Nông - Thanh Thuỷ. Độ cao trung bình từ 50 – 200m. Các đồi dốc thoải xen kẽ với thung lũng, càng về phía Đông Nam thung lũng càng mở rộng. Tiểu vùng này thích hợp với trồng cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp lâu năm (chè, sơn trẩu), chăn nuôi...

- Địa hình đồng bằng: phân bố chủ yếu ở Lâm Thao, ven sông Lô (thuộc Phù Ninh), ven Cẩm Khê, sông Đà (thuộc Tam Nông, Thanh Thuỷ, Việt Trì...). Địa hình bằng phẳng song không đồng nhất, thấp dần về phía Đông Nam. Đây là tiểu vùng thích hợp với thâm canh lúa, màu, cây công nghiệp hàng năm.

Sự đa dạng về địa hình, vừa có miền núi, miền trung du và đồng bằng ven sông, đã tạo nguồn đất đa dạng, phong phú để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá toàn diện với cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đáp ứng thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên địa hình có sự chia cắt với độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tƣ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông thuỷ lợi, điện…gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2. Đất

2.2.2.1. Các nhóm đất

- Căn cứ theo nguồn gốc hình thành Phú Thọ có 13 loại đất nằm trong 7 nhóm đất: Đất phù sa, đất lầy, đất xám, đất đỏ vàng(fralit), đất mùn, đất thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong đó, nhóm đất có nguồn gốc từ phù sa chiếm 23,8%, nhóm đất có ngồn gốc từ đá biến chất và mắc ma axít chiếm 40,1%, nhóm đất feralít núi có mùn và không có mùn chiếm 29,7%, còn nhóm đất xói mòn, sỏi đá, đá trọc, sông suối chiếm 6,5%. Nhƣ vậy, nhóm đất có nguồn gốc hình thành từ phù sa, đá biến chất và mắc ma axít chiếm tới 63,9%, đây là nhóm đất có ý nghĩa quan trọng để phát triển cây công nghiệp, cây lƣơng thực, chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng...Nhóm đất feralít trên núi và mùn trên núi chiếm 29,7% là đối tƣợng để phát triển lâm nghiệp, một phần cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi gia súc lớn.

- Căn cứ theo độ dốc thì loại đất bằng và hơi bằng chiếm 44,4%, diện tích đất dốc chiếm 51,6%. Do diện tích đất dốc lớn đã gây cản trở trong việc bố trí sản xuất nông nghiệp, đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông, làm thuỷ lợi cũng nhƣ việc giao lƣu trao đổi ở cả trong và ngoài tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất

Trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh năm 2009, diện tích đất nông – lâm - ngƣ nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trên 77% và có xu hƣớng tăng lên từ 70% năm 2000 lên 77,1%, . Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 99,7 nghìn ha chiếm 36,63% đất nông – lâm - ngƣ nghiệp và 28,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh.

Trong đó riêng sản xuất nông nghiệp: Đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm diện tích, từ 109,4 nghìn ha năm 2000 xuống còn 99,7 nghìn ha năm 2009 do chuyển đổi mục đích sử dụng cho xây dựng đô thị, khu công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp...Bình quân đất nông nghiệp theo đầu ngƣời thấp (0,27ha/ngƣời) chỉ bằng 70% mức bình quân của cả nƣớc.

Biểu đổ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2009

2.2.3. Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vành đai nội chí tuyến, trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình từ 22 – 240c, lƣợng mƣa trung bình từ 1500 – 2000mm/năm, độ ẩm không khí quanh năm trên 80%. Mỗi năm ở Phú Thọ có hai mùa gió, mùa hè có gió từ biển thổi vào theo hƣớng Đông và Đông Nam mang theo nhiều hơi nƣớc, gây mƣa lớn. Mùa đông chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc tạo cho Phú Thọ có một mùa đông lạnh nhƣ các tỉnh phía Bắc, là cơ sở phát triển đƣợc các cây trồng và vật nuôi có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Về đại thể có thể chia Phú Thọ thành ba tiểu vùng khí hậu sau:

- Tiểu vùng 1, gồm các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, một phần của Cẩm Khê và Hạ Hoà. Đặc trƣng của vùng này với địa hình cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,50c, lƣợng mƣa trung bình từ 1700 – 1900mm/năm, số ngày mƣa từ 100 – 140 ngày/năm, mùa đông khô hạn từ 10 – 15 ngày, có gió nóng.

- Tiểu vùng 2, gồm các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Hạ Hoà và Cẩm Khê, đây là khu vực đồi núi thấp và đồi bát úp. Với những đặc trƣng, nhiệt độ trung bình năm trên 230c, lƣợng mƣa trung bình từ 1800 – 2050mm/năm ở tiểu vùng này mùa đông đỡ khô hạn và có độ ẩm lớn hơn tiểu vùng 1.

70 8.7 21.3 8.1 14.8 77.1 Năm 2009 Năm 2000

Đất nông, lâm, ngƣ nghiệp Đất chuyên dùng, đất ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiểu vùng 3, gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Lâm Thao, Tam Nông, đây là khu vực đồng bằng của tỉnh với những đặc trƣng về khí hậu, nhiệt độ trung bình năm trên 230c, lƣợng mƣa trung bình năm từ 1400 – 1750mm/năm, lƣợng bốc hơi năm cao hơn các tiểu vùng khác.

Nhìn chung, với sự đa dạng về địa hình đã tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau với những đặc trƣng riêng là cơ sở tạo nên một cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên khí hậu của tỉnh cũng có những hạn chế nhất định ảnh hƣởng tới phát triển nông nghiệp, nhƣ tính chất bất thƣờng của thời tiết khí hậu, hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại, sâu bệnh…gây thiệt hại không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

2.2.4. Nguồn nước

Sông ngòi Phú Thọ có mạng lƣới tƣơng đối phong phú, với mật độ trung bình của dòng chảy là 1,6 km/km2, diện tích lƣu vực của ba con sông lớn (sông Hồng, sông Đà và sông Lô) là 14.575ha, chứa một dung lƣợng nƣớc mặt khá lớn. Nhìn chung, sông ngòi có giá trị cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân. Các sông lớn chạy qua tỉnh là:

- Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Sồng Hồng chảy vào đất Phú Thọ từ xã Hậu Bổng (Hạ Hoà) tới phƣờng Bạch Hạc (Việt Trì) với chiều dài 96km. Thuỷ chế của sông Hồng khá phức tạp một năm chia thành hai mùa, mùa lũ và mùa cạn, sông có hàm lƣợng phù sa lớn. Các sông suối chảy vào sông Hồng nhƣ: Ngòi Lao, Giành, Me, Cái, sông Bứa, các suối (Min, Sập, Thang…)…

- Sông Lô cũng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang rồi tới Phú Thọ và đổ vào sông Hồng tại Việt Trì. Sông có hàm lƣợng phù sa nhỏ, quanh năm nƣớc sông Lô trong hơn nƣớc sông Hồng. Trên địa phận Phú Thọ sông có chiều dài 76km, có các ngòi suối đổ vào nhƣ: Ngòi Tế, ngòi Rằm, ngòi Rợm và ngòi Dầu…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sông Chảy là phụ lƣu của sông Lô, trong địa phận Phú Thọ sông Chảy có diện tích lƣu vực 136km2, dài 24km. Sông Chảy hợp lƣu với sông Lô tại thị trấn Đoan Hùng, thuỷ chế của sông Chảy điều hoà hơn nhờ có đập thuỷ điện Thác Bà.

- Sông Đà cũng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, đổ vào sông Hồng ở địa phận xã Hồng Đà(Tam Nông). Trong địa phận Phú Thọ sông Đà có chiều dài 41,5km, diện tích lƣu vực 262km2

. Về hồ đầm thì Phú Thọ cũng có nhiều hồ đầm phân bố dọc theo hai bên các bờ sông lớn. Các hồ đầm lớn tập trung ở các huyện nhƣ Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, TX Phú Thọ, Lâm Thao, Tam Nông. Ngoài nguồn nƣớc trên mặt thì Phú Thọ cũng có nguồn nƣớc ngầm tƣơng đối phong phú, ở độ sâu không quá lớn thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân.

2.2.5. Sinh vật

Tính đến năm 2009 toàn tỉnh có 167,9 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng tự nhiên là 59,0 nghìn ha và rừng trồng là 108,9 nghìn ha, độ che phủ 48,8%, trữ lƣợng gỗ khoảng 3,5 triệu km3. Theo kết quả điều tra hệ thực động vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8, động vật có 150 loài, một số loài quý hiếm nhƣ gấu, hƣơu, vƣợn quần đùi,…nhƣng số lƣợng không còn nhiều. Ngoài ra còn có thực, động vật bản địa đƣợc thuần dƣỡng và phát triển nhƣ: ngô, chè, sơn, bƣởi, hồng, trâu, lợn…Sự đa dạng về sinh vật là tiền đề cho Phú Thọ có cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp và có hiệu quả cao.

2.3. Kinh tế - xã hội

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động

2.3.1.1. Dân cư

Số dân của tỉnh năm 2009 là 1.316.389 ngƣời chiếm 1,64% dân số cả nƣớc, đứng thứ hai ở vùng TDMNBB sau tỉnh Bắc Giang. Mật độ dân số 373

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣời/km2 cao hơn mức trung bình của cả nƣớc( 260 ngƣời/km2 ). Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số 1,2%.

Về phân bố dân cƣ: Dân cƣ phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh. Những khu vực có mức độ tập trung cao là TP Việt Trì (1.664 ngƣời/km2

), TX Phú Thọ (1.071 ngƣời/km2), huyện Lâm Thao (1.016 ngƣời/km2). Khu vực có dân cƣ vào loại trung bình nhƣ các huyện: Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, có mật độ dân số từ 300 – 600 ngƣời/km2. Còn lại các huyện có mức độ tập trung dân số thấp nhƣ: Thanh Sơn (189 ngƣời/km2

), Yên Lập (186 ngƣời/km2), Tân Sơn (110 ngƣời/km2

).

Về mức độ đô thị hoá: Tốc độ đô thị hoá còn chậm nên tỉ lệ dân thành thị khá thấp năm 2009 là 15,9% (cả nƣớc là 29,6%), phần lớn dân cƣ sinh sống ở nông thôn 84,1%. Nhƣ vậy, dân cƣ tập trung đông ở nông thôn là lực lƣợng lao động quan trọng của sản xuất nông nghiệp nhƣng đây cũng là trở ngại lớn cho quá trình CNH – HĐH của tỉnh.

Phú Thọ có khoảng 30 dân tộc sinh sống tạo nên những phong tục tập quán riêng song có sự đoàn kết với nhau, mang tính cộng đồng cao. Trong số trên 30 dân tộc thì dân tộc Kinh là đông nhất chiếm trên 85% dân số, ngƣời Mƣờng khoảng 13%, ngƣời Dao gần 1%, còn lại khoảng 1% là các dân tộc ít ngƣời khác nhƣ Tày, Thái, Nùng, Hoa,…

2.3.1.2. Nguồn lao động

Nguồn lao động của tỉnh có quy mô lớn và tăng nhanh, từ 727,5 nghìn ngƣời năm 2000 lên 842,2 nghìn năm 2009. Trong 694,5 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009 (chiếm 82,5% nguồn lao động), thì khu vực nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm số lƣợng đông nhất 454,4 nghìn ngƣời chiếm 65,4%, lao động trong ngành công nghiệp chiếm 17,8%, dịch vụ chiếm 16,8%. Nhƣ vậy, với 84,1% dân số nông thôn và 65,4% lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp thì nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về chất lƣợng nguồn lao động: Hiện nay, số lao động có trình độ từ đại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2009 (Trang 40 -54 )

×