6. Cấu trúc luận văn
4.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Muốn nâng cao mức sống, giảm sự chênh lệch GDP/ngƣời giữa Phú Thọ với cả nƣớc, phải phấn đấu tăng trƣởng kinh tế nhanh và có quy mô dân số hợp lý. Muốn vậy, trƣớc hết Phú Thọ phải thực hiện tốt chƣơng trình dân số - gia đình và trẻ em, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đủ số lƣợng, chất lƣợng nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đây là việc làm cần đi trƣớc một bƣớc và đƣợc coi là động lực thúc đẩy nền KT – XH của tỉnh phát triển. Nhiệm vụ CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn cần có những chính sách nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá và mở rộng các loại hình đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với các định hƣớng phát triển các ngành nghề sản xuất, khuyến khích ngƣời lao động phát huy sức lực, trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả lao động.
- Xây dựng, đào tạo đội ngũ các cán bộ, chuyên gia đầu ngành có khả năng ứng dụng và chuyển giao những tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cƣờng mở các lớp đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các lớp bồi dƣỡng về kĩ thuật , nghiệp vụ trong trồng trọt và chăn nuôi. Phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi.
- Có cơ chế, chính sách thu hút cán bộ KHKT nông nghiệp đã đƣợc đào tạo, đội ngũ cán bộ xã phải có chuyên môn nghiệp vụ.