Lâm- TP Hà Nội
Xã Đông Dư được dòng sông Hồng bồi đắp đã tạo nên một vùng đất phù sa sông màu mỡ đặc biệt là đất pha cát thích hợp cho cây ổi phát triển. Từ lâu đời, xã Đông Dư đã nổi tiếng với đặc sản ổi. Tuy nhiên, do không được sự quan tâm phát triển mà giống ổi này đã có thời điểm đứng trước nguy cơ mai một.
Từ tháng 9-2004, Viện Quản lý chất lượng đo lường Việt Nam (VMI)- Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (FCRI) – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã tiến hànhDự án“Xây dựng mô hình phát triển sản xuất và quản lý Chỉ dẫn Địa lý ổi Đông Dư”. Các hoạt động của dự án bao gồm: Xây dựng được mô hình và chuyển giao các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, phẩm chất, giải vụ, phòng trừ sâu bệnh cho ổi; Xây dựng được mô hình tổ chức của người hưởng lợi để quản lý và phát triển bền vững sản phẩm ổi mang chỉ dẫn địa lý; Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm ổi mang chỉ dẫn địa lý và Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và sở hữu trí tuệ cho người hưởng lợi. Hoạt động đầu tiên dự án thực hiện là việc mở rộng diện tích ổi qua việc trồng mới khoảng 7 ha trong vùng bảo hộ và thử nghiệm 3 ha vùng tiềm năng.Trong quá trình thực hiện dự án, chính quyền địa phương và người nông dân trực tiếp thực hiện dự án nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất (cải tạo vườn tạp, phân bón hữu cơ, các kỹ thuật tối thiểu khác nhưng không làm giảm chất lượng sản phẩm), giải vụ, phòng trừ sâu bệnh cho ổi.
Sau 2 năm thực hiện dự án, ngày 19/5/2006, ổi tại xã đã được chính thức gắn tem nhãn cho sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Cùng năm 2006, sản phẩm ổi Đông Dư đã được cục sở hữu trí tuệ cấp thương hiệu hàng hóa. Năm 2010, ổi Đông Dư được chọn là một trong những đặc sản, chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội. Kết quả sản xuất ổi được thể hiện tại bảng 4.1
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất ổi tại xã Đông Dư giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Tổng số hộ Hộ 623 100,00 751 100,00 889 100,00 120,54 118,37 119,45 Nhóm 1 Hộ 403 64,69 498 66,31 595 66,93 123,57 119,48 121,53 Nhóm 2 Hộ 133 21,35 161 21,44 196 22,05 100,42 102,85 101,63 Nhóm 3 Hộ 87 13,96 92 12,25 98 11,02 105,75 106,53 106,14 Diện tích ổi Ha 102 - 108 - 118 - 105,88 109,26 107,57
Năng suất kg/sào/năm 4800 - 4700 - 4900 - 97,92 104,25 101,08
Qua bảng 4.1 ta có thể thấy: qua 3 năm về số hộ có xu hướng tăng với tốc độ tăng 19,45% và diện tích cũng tăng 0,75%. Nguyên nhân có xu hướng tăng này là do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng giữa các hộ cũng như nhóm hộ.
Năng suất ổi có xu hướng tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do năm 2013 áp dụng tốt kĩ thuật, chăm sóc tốt nên năng suất ổi sẽ tăng theo. Năm 2012, do ảnh hưởng bão vào tháng 8 làm thiệt hại nặng tới người trồng ổi. Vì đặc điểm của cây ổi là quả dễ rụng, lá dễ rách nên khi gió khoảng cấp 6-7 trở lên đã làm ảnh hưởng, sau đó cây chậm phục hồi và không thể cho năng suất cao trong vụ tiếp theo. Mặc dù người dân tuy đã tìm cách khắc phục bằng việc chăm bón tốt hơn nhiều nhưng cây ổi vẫn không thể phục hồi.Năng suất ổi vẫn bị giảm mạnh xuống còn 4700 kg/sào.Qua 3 năm năng suất trồng ổi vẫn có xu hướng tăng.
Về cơ cấu trong quy mô sản xuất của các hộ trồng ổi, chúng tôi chia các hộ trồng ổi thành 3 nhóm: nhóm 1 (diện tích dưới 5 sào), nhóm 2 (từ 5-10 sào), nhóm 3 (trên 10 sào). Cơ cấu các nhóm trong các hộ trồng ổi có sự thay đổi trong 3 năm. Nhóm 1 là nhóm hộ có diện tích ổi nhỏ chiếm số lượng lớn trong cơ cấu. Có thể thấy tuy các hộ trồng ổi có tăng lên khá nhanh nhưng chiếm phần lớn trong tổng các hộ là các hộ có diện tích trồng nhỏ thường là trồng ổi tại vườn nhà. Tỉ lệ hộ có diện tích trung bình và lớn tăng lên cho thấy đã có một số hộ đã mở rộng quy mô sản xuất.
Bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu diện tích thì trong đánh giá sản xuất ổi chúng tôi còn chú trọng các yếu tố phản ánh mặt chất lượng. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ xã và các hộ nông dân cho thấy chất lượng ổi trong những năm gần đây đã ngày càng được nâng cao. Tình trạng ổi chất lượng kém được giảm thiểu tránh làm ảnh hưởng tới thương hiệu ổi. Cùng với việc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong những năm tới ổi sẽ ngày càng được chú trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm ổi sẽ có tiêu
chuẩn, sản xuất theo quy trình kỹ thuật được phổ biến. Tuy nhiên hiện tại sản xuất ổi mới đang ở những bước đầu tiên và còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, xã đã quy hoạch được 118 ha vùng trồng ổi tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất ổi. Về cơ sở hạ tầng của vùng trồng ổi khá tốt thì tại các ruộng trồng ổi đường nội đồng rất thuận tiện, kênh mương ngay sát đồng thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới tiêu cho ổi.
Như vậy có thể thấy sản xuất ổi của xã đang phát triển, thể hiện ở diện tích trồng ổi, số hộ có quy mô lớn và trung bình tăng và năng suất tăng qua các năm. Chất lượng ổi cũng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, sản xuất ổi đang gặp nhiều thách thức đó là diện tích đất bị giới hạn nên khả năng mở rộng sản xuất hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất còn mang tính tự phát, thiếu bền vững. Chính vì vậy, rất cần sự hỗ trợ vào cuộc của các ngành cụ thể là ngành nông nghiệp, khuyến nông phối hợp với Hợp tác xã Đông Dư để có những quyết sách, quy hoạch cụ thể nhằm đảm bảo tính bền vững của sản xuất ổi Đông Dư.