Thực trạng sản xuất ổi tại các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sản XUẤT và TIÊU THỤ ổi TRÊN địa bàn xã ĐÔNG dư, HUYỆN GIA lâm, (Trang 60 - 70)

4.2.2.1 Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng ổi ở các nhóm hộ điều tra.

Qua quá trình điều tra chúng tôi đã tổng hợp được số liệu về tình hình sản xuất ổi của các nhóm hộ, cụ thể được thể hiện qua Bảng 4.3

Bảng 4.3 Diện tích, sản lượng và năng suất ổi bình quân của các nhóm hộ điều tra năm 2014

Nhóm hộ Diện tích BQ/hộ(sào) Sản lượng BQ/hộ(kg/hộ/năm) hộ (kg/sào/năm)Năng suất BQ/

Nhóm 1 3,20 15360 4800

Nhóm 2 6,93 33597 4900

Nhóm 3 14,90 74500 5000

Tính chung 6,02 29498 4900

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, về diện tích, nhóm hộ có diện tích bình quân thấp nhất là nhóm 1 với 3,20 sào/hộ phần diện tích này còn nhỏ điều dẫn tới khó khăn trong nâng cao năng suất, sản lượng. Nhóm hộ có diện tích ổi cao nhất là nhóm 3 với bình quân là 14,90 sào/hộ đóng góp lớn cho sản lượng ổi của xã và phát triển sản xuất ổi tại xã Đông Dư.

Trong quá trình phát triển sản xuất ổi các hộ nông dân nhìn chung đều có xu hướng mở rộng quy mô diện tích ổi, đặc biệt là các hộ có quy mô sản xuất trung bình và lớn. Cho thấy xu hướng phát triển sản xuất ổi theo quy mô lớn tập trung là xu hướng hợp lý mang tính tất yếu.

Về sản lượng, qua bảng có thể thấy, tương ứng với diện tích thì sản lượng của các hộ cũng có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ 1 với diện tích bình quân thấp (dưới 5 sào) nên cũng có sản lượng thấp nhất là15,36 tấn/hộ/năm. Nhóm 3 (trên 10 sào) có sản lượng cao nhất 74,5 tấn/hộ/năm cao hơn gấp đôi so với nhóm 2 là 33,597 tấn/hộ/năm. Cùng với sự mở rộng của diện tích sản xuất thì sản lượng ổi cũng tăng lên. Ngoài yếu tố về diện tích thì yếu tố về năng suất cũng là yếu có ảnh hưởng lớn tới sản lượng của các hộ.

Về năng suất, ổi tại xã Đông Dư là loại cây có thể thu hoạch quả quanh năm. Tuy nhiênvụ ổi chính thường vào các tháng 2,3 và 6,7,8. Mỗi gốc ổi thường cho từ 200-350 kg/năm. Nếu được chăm sóc tốt mật độ hợp lý thì ổi sẽ cho 350 kg , còn nếu trồng quá dày, không chăm bón đầy đủ thì cây chỉ cho 200 kg/năm.

Bảng 4.4 Mật độ trồng ổi trong các nhóm hộ điều tra

Nhóm Kg/gốc/năm Mật độ trồng TB (gốc/sào)

Nhóm 1 216,80 22,14

Nhóm 2 287,05 17,07

Nhóm 3 333,33 15

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Ngoài quy mô diện tích, khi xem xét cần phải xét tới yếu tố mật độ trồng cũng như sự chăm bón của hộ trồng ổi vì các yếu tố này có quan hệ mật

thiết tới năng suất của cây ổi.Chính những yếu tố này đã dẫn tới năng suất chung trong từng nhóm hộ có sự khác nhau. Nhóm 3 là nhóm hộ có năng suất cao nhất với 5 tấn/sào/năm tiếp đó nhóm 2 với 4,9 tấn/sào và thấp nhất là nhóm 1 với 4,8 tấn/sào (Bảng 4.3). Từ đó có thể thấy quy mô trồng ổi có ảnh hưởng lớn tới năng suất ổi. Khi mà các hộ có diện tích lớn có thể tập trung chăm sóc cũng như áp dụng kĩ thuật tốt hơn.

Qua bảng có thể thấy sự khác biệt về mật độ trồng cũng như năng suất trên một gốc ổi trong từng nhóm hộ. Nhóm 3 là nhóm hộ đạt năng suất trung bình cao nhất 333,33 kg/gốc/năm và hầu như đều là các hộ có mật độ trồng ở mức 15gốc/sào đây là mật độ trồng hợp lý nhất, cho năng suất cao nhất đối với ổi.Nhóm 1 thấp nhất với 216,8 kg/gốc/năm và mật độ trồng trung bình là 22,14 gốc/sào.Điều này cho thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất chính là mật độ trồng, mật độ thích hợp nhất là 15 gốc/sào. Khi mật độ tăng lên sẽ là năng suất ổi giảm đi nhất là khi không có sự chăm bón đầy đủ về mặt dinh dưỡng.

Qua những phân tích trên có thể thấy sản xuất ổi phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn là phù hợp. Tuy nhiên, những hộ sản xuất theo hướng này còn ít và quy mô vẫn còn nhỏ rất cần sự quan tâm hỗ trợ mở rộng quy mô.

4.2.2.2 Áp dụng kỹ thuật trong sản xuất ổi

Bất kể cây trồng nào cũng có quy trình chăm sóc riêng của nó. Việc áp dụng đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao hơn so với cây trồng không thực hiện đúng quy trình. Việc thực hiện quy trình kỹ thuật được mô tả qua bảng 4.5

Bảng 4.5: Áp dụng kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ ổi tại các nhóm hộ Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Mật độ Trồng đúng mật độ 21 60 15 100 10 100 Không đúng mật độ 14 40 0 0 0 0 Tưới nước Thường xuyên 29 82,86 14 93,33 9 90

Không thường xuyên 6 17,14 1 6,67 1 10

Bón phân Có bón lót 35 100 15 100 10 100 Không có bón lót 0 0 0 0 0 0 Có bón thúc 20 57,14 10 66,67 8 80 Không có bón thúc 15 42,86 5 33,33 2 20 Sử dụng phân tươi 22 88,57 8 86,67 6 80

Không sử dụng phân tươi 13 11,43 7 13,33 4 20 Bảo

quản

Bảo quản thường 32 91,43 13 80 9 90

Bảo quản lạnh 3 8,57 2 20 1 10

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu cho thấy, xét về tiêu chí mật độ trồng: hầu hết các hộ đều trồng đúng theo mật độ, 100% các hộ trồng ổi với diện tích từ 5 sào trở lên (nhóm 2 và nhóm 3) đều tuân theo mật độ chuẩn từ 15-20 cây/sào. Tuy nhiên, có tới 40% những hộ trồng ổi với diện tích dưới 5 sào (nhóm) không tuân theo đúng mật độ quy định, nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa có kinh nghiệm trồng ổi lâu năm và trồng ổi trên diện tích nhỏ. Mật độ trồng có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cũng như sản lượng ổi của từng nhóm hộ (Bảng 4.4). Những hộ trồng theo mật độ quá dày sẽ cho năng suất thấp hơn và ngược lại.

Về tưới tiêu: Tuy cây ổi tại Đông Dư có khả năng chịu hạn và chịu úng tốt nhưng cần đặc biệt chú ý thường xuyên tưới nước trong giai đoạn quả non đang lớn giúp cây ổi phòng chống sâu bệnh. Nhìn chung các nhóm hộ đều thực hiện việc tưới nước thường xuyên, tuy nhiên có một số ít hộ không thường xuyên tưới nước cho ổi. Nguyên nhân của điều này là một số hộ có diện tích ổi nằm ngay sát kênh mương, vào mùa mưa nước mương lên cao nên độ ẩm thích hợp không phải thường xuyên tưới nước.

Về bón phân: Tất cả các hộ đều thực hiện bón lót trước khi trồng ổi, công tác bón lót này được người dân thực hiện sau khi đã làm đất tơi xốp, bón lót có tác dụng kích thích rễ ổi phát triển mạnh, tạo môi trường đất thuận lợi cho việc giữ nước, giữ phân, tăng khả năng hút dinh dưỡng của cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác do thời tiết. Trong quá trình cây ổi sinh trưởng, các hộ cần quan tâm tới việc bón thúc làm tăng năng suất cho cây.Theo điều tra nhóm 3 là nhóm có tỷ lệ bón thúc cao nhất trong 3 nhóm hộ (80%). Tại nhóm 1 vẫn còn đến 42,86% số hộ không bón thúc nguyên nhân là do các hộ này bón thêm phân tươi cho cây và chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc bón thúc có tác dụng cho năng suất cao hơn. Tại các hộ, việc bón thúc được chia làm nhiều lần theo từng giai đoạn khác nhau. Các hộ thường bón thúc sau khi trồng khoảng 1,2 tháng, bón thúc ra hoa và bón thúc khi ra quả. Ngoài sử dụng phân vô cơ, hộ còn sử dụng phân tươi để bón cho cây. Nhóm hộ 1 cỏ tỷ lệ hộ sử dụng phân tươi cao nhất (62,86 %) trong các nhóm hộ. Nhóm hộ 3 vẫn còn 20% số hộ không sử dụng phân tươi nguyên nhân là do họ không đủ số lượng phân tươi để sử dụng nên phải bón thêm phân vô cơ.

Về bảo quản: Đa phần các hộ tại các nhóm hộ đều sử dụng cách bảo quản thường bằng cách đựng trong thùng xốp để tránh va đập khi vận chuyển vì hầu hết khi ổi được thu hoạch người dân thường bán ngay trong ngày để đảm bảo quả tươi và cũng vì trái ổi rất nhanh chín. Phần ít các hộ có điều kiện sử dụng thêm phương pháp bảo quản lạnh ở độ nhiệt 5- 150C và độ ẩm không khí 85- 90%để giữ trái ổi được lâu hơn tỷ lệ này tính chung chỉ chiếm 7,3%.

Nhìn chung, các nhóm hộ đều thực hiện đúng theo quy trình trồng ổi (chiếm trên 50%). Nhóm 3 vẫn là nhóm có tỷ lệ thực hiện đúng quy trình cao nhất giữa các nhóm hộ. Tuy nhiên điều này có thể thấy rằng, các hộ vẫn còn hạn chế về mặt kiến thức và việc nắm bắt quy trình kỹ thuật. Việc áp dụng

quy trình kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, năng suất cũng như chất lượng ổi.

4.2.2.3 Tình hình đầu tư cho sản xuất ổi của các hộ điều tra.

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng ổi nói riêng để cây trồng có thể cho ra sản phẩm có chất lượng, năng suất cao thì bên cạnh các yếu tố thuộc về tự nhiên còn phải có sự chăm sóc, đầu tư rất nhiều đặc biệt là các giống cây đặc sản như ổi tại xã Đông Dư. Việc đầu tư cho sản xuất ổi được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn kiến thiết khi cây ổi chưa cho quả và giai đoạn kinh doanh khi cây ổi đã cho quả. Kết quả về tình hình đầu tư cho sản xuất ổi tại các hộ được tổng hợp trong bảng 4.6.

Bảng 4.6 Tình hình đầu tư cho sản xuất ổi tại các hộ điều tra năm 2014

(Đơn vị: 1000đ/sào)

Diễn giải Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Tổng chi phí 8255 8670 8565

1. Chi phí trung gian 2705 2920 3015

- Phân bón NPK 1050 1160 1180 - Vôi 80 70 70 - Làm đất 250 250 300 - Đốn cành 250 300 350 - Tưới tiêu 495 490 485 - Thuốc BVTV 380 400 380 - Công cụ nhỏ (thùng xốp, rổ, túi nilong, vợt hái…) 200 250 250 2. Chi phí lao động 5400 5600 5400 - Lao động gia đình 5200 5400 5200 - Lao động thuê 200 200 200

3. Khấu hao TSCĐ(máy bơm,

máy phun thuốc BVTV) 150 150 150

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 4.6 có thể thấy:

+ Chi phí cho trồng ổi gồm nhiều loại khác nhau như phân bón, làm đất,tưới tiêu, thuốc BVTV...Trong đó có một số loại chi phí đặc thù trong sản

xuất ổi tại xã đó là chi phí cho công cụ nhỏ bao gồm: chi phí thùng xốp, vợt hái... Các hộ dân khi thu hoạch ổi thường đựng ổi trong thùng xốp để đảm bảo ổi không bị dập nát làm giảm chất lượng ổi và sử dụng vợt hái để thu hoạch ổi được dễ dàng hơn. Ngoài ra trong chi phí cho trồng ổi không có chi phí giống, chi cho thu hoạch vận chuyển. Nguyên nhân do các hộ trồng ổi trong xã thường chỉ sử dụng các giống cũ hoặc xin cây giống của các hộ xung quanh. Chi phí cho thu hoạch, vận chuyển do các hộ thu gom chịu do thỏa thuận của người trồng với hộ thu gom.

+ Tổng chi phí đầu tư cho một sào ổi trong một năm của hộ có sự khác nhau giữa các nhóm hộ. Trong đó nhóm hộ 1 có tổng chi phí thấp nhất là 8,255 triệu đồng/sào, nhóm hộ có chi phí đầu tư cao nhất là nhóm 2 với 8,670 trđ/sào.Trong đó chênh lệch giữa hộ nhóm 2 và hộ nhóm 3 không lớn (nhóm 3 với 8,565 trđ).

+ Trong cơ cấu các chi phí trung gian thì chi phí phân bón là chi phí cao nhất với bình quân 1130 nghìn đồng/sào và nhóm 3 là nhóm có mức đầu tư cho phân bón cao nhất. Ngoài chi phí cho phân bón NPK các hộ còn bón cho ổi bằng phân chuồng,vì phân chuồng các hộ tận dụng từ chăn nuôi của hộ nên không mất chi phí. Nhóm 3 vì không có đủ phân chuồng cho diện tích ổi nên có chi phí phân bón cao nhất (1180 nghìn đ/sào) tiếp đến là các hộ nhóm 2 (1160 nghìn đ/sào) và nhóm1đầu tư cho phân bón thấp nhất (1050 nghìn đ/sào).

+Chi phí chiếm tỷ trọng lớn khác là chi phí tưới tiêu trong đó chủ yếu làchi phí điện khi sử dụng máy bơm và chi phí thuê kênh tưới nước.Trong chi phí này nhóm 1 có chi phí bỏ ra trên 1 sào cao nhất với 495 nghìn đồng/sào, nhóm 3 có chi phí thấp nhất với 485 nghìn đ/sào. Từ đó có thể thấy tính hiệu quả khi tăng quy mô, những hộ có quy mô lớn hơn sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

+ Chi phí thuốc BVTV cũng chiếm một phần không nhỏ. Trong chi phí này nhóm 1 và nhóm 3 bỏ ra trên 1 sào bằng nhau là 380 nghìn đồng/ sào. Nhóm 2 là nhóm có chi phí cao nhất với 400 nghìn đồng/sào.

+ Các chi phí còn lại như: làm đất,đốn cành, vôi chiếm tỷ lệ không quá lớn. Chi phí cho vôi là chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các loại chi phí. Chi phí cho làm đất, đốn cành chủ yếu vẫn là công lao động, thuê máy cày.

+ Công lao động bỏ ra cho ổi không quá lớn trong 1 năm và cùng với đó các hoạt động chăm sóc, làm đất cũng đã chiếm một phần trong công lao động bỏ ra. Do vậy khi hạch toán chi phí công lao động gia đình tính theo giá thị trường là 200 nghìn đồng/công thì nhóm hộ2 có chi phí cho công lao động cao nhất (5400 nghìn đ/sào/năm) hai nhóm còn lại có chi phí công giống nhau là 5200 nghìn đ/sào. Qua đó có thể thấy hai nhóm 1 và 3 đã giảm chi phí cho công lao động gia đình.Ngoài lao động gia đình một số hộ trồng ổi còn thuê thêm lao động ngoài cho việc phun thuốc BVTV với giá 200.000 đồng/công, mỗi lần phun thường chỉ tốn100.000đ/lần và chi phí này cho 3 nhóm là bằng nhau(200 nghìn đ/sào/năm).

Nhìn chung, chi phí đầu tư cho trồng ổi của các hộ không lớn và các hộ đã tận dụng tối đa các nguồn lực để giảm chi phí. Đặc biệt nhóm 1 do có quy mô nhỏ nên đã tận dụng tối đa để giảm chi phí dẫn tới tổng chi phí của các hộ này là thấp nhất. Tuy vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của cây ổi nhưng đã phù hợp với điều kiện của các hộ sản xuất ổi. Qua đó cũng có thể thấy các hộ vẫn cần cải thiện đầu tư vào ổi để cây ổi đạt năng suất cao hơn.

4.2.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất ổi của các hộ điều tra

Qua những phân tích trên ta thấy mức độ đầu tư cho ổi của các hộ nông dân tại Đông Dư vẫn còn thấp và có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Sự đầu tư đó có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của cây trồng giữa các nhóm hộ. Điều này được thể hiện ở bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 có thể thấy:

+ Giá trị sản xuất (GO) tại các nhóm hộ có sự chênh lệch tương đối lớn. Nhóm 3 là nhóm hộ có GO cao nhất là 58.500 (1000đ) và thấp nhất là các hộ nhóm 1 với 57.325 (1000đ). Từ đó có thể thấy do năng suất ổi khác nhau dẫn

tới sản lượng, giá trị sản xuất cũng có sự khác nhau. Nhóm 3 là nhóm hộ có kết quả sản xuất cao nhất.

+ Về giá trị gia tăng (VA): sau khi GO trừ đi chi phí trung gian thu được giá trị gia tăng, lúc này giữa các nhóm hộ có sự thay đổi. Nhóm 3 là nhóm hộ có VA cao nhất là 55.485 (1000đ), nhóm hộ 1 là nhóm hộ có VA thấp nhất với 54.620 (1000đ) nguyên nhân là do có sự khác biệt về chi phí trung gian (IC). Khi mà nhóm 1 có chi phí trung gian thấp hơn nhóm 2 và nhóm 3 (Bảng 4.6).

Bảng 4.7 Kết quả và hiệu quả sản xuất ổi tại các nhóm hộ điều tra năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 57325 58146 58500

Tổng chi phí (TC) 1000đ 8255 8670 8565

Chi phí trung gian (IC) 1000đ 2705 2920 3015

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 54620 55226 55485

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sản XUẤT và TIÊU THỤ ổi TRÊN địa bàn xã ĐÔNG dư, HUYỆN GIA lâm, (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w