Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sản XUẤT và TIÊU THỤ ổi TRÊN địa bàn xã ĐÔNG dư, HUYỆN GIA lâm, (Trang 37 - 103)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Đông Dư là một xã nằm trong lưu vực ven sông Hồng, đất đai màu mỡ, hệ thống cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng. Vị trí của xã ở phía Tây Bắc huyện Gia Lâm có địa phận hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp phường Cự Khối và quận Long Biên - Phía Nam giáp xã Đa Tốn và xã Bát Tràng

- Phía Đông giáp Trâu Quỳ và trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam - Phía Tây giáp quận Hoàng Mai

Vị trí địa lý của Đông Dư có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất sản phẩm ổi nói riêng, cụ thể:

(1) Xã Đông Dư nằm trong vành đai của các xã ngoại thành cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km về phía Bắc, cách trung tâm huyện Gia Lâm 3km nên rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là ổi vì Hà Nội là thị trường tiêu thụ hầu hết sản lượng ổi của xã Đông Dư.

(2) Xã nằm trên lưu vực sông Hồng nên được cung cấp lượng nước lớn và là nơi tiêu ứng kịp thời của xã trong việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lượng phù sa do sông Hồng bồi đắp hằng năm làm tăng độ màu mỡ cho đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với các loại cây lương thực, cây rau màu và cây ăn quả.

(3) Xã Đông Dư giáp với 2 cơ quan nghiên cứu khoa học nổi tiếng là trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện nghiên cứu Rau quả. Đây là 2 cơ quan chính đào tạo cán bộ cho xã nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ sản xuất lại vừa là nơi cung cấp những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào

sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả đặt biệt là ổi nói riêng nhằm không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản của địa phương. Đây là một lợi thế mà các cấp, ngành địa phương đã tận dụng triệt để và phát huy không ngừng.

3.1.1.2 Địa hình

Đông Dư là một xã có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch không đáng kể và có hướng thấp dần từ Tây sang Đông. Đất đai được phân bố thành hai khu vực trong đê và ngoài đê.

- Đất trong đê – đất đồng: đất này thuận lợi thích hợp trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đất ngoài đê (đất đai): chiếm 50% diện tích đất phù sa trước đây được sông Hồng bồi đắp hàng năm, vài năm trở lại đây do duy hoạch thủy điện Sông La - Sông Đà không được bồi đắp như trước nhưng tầng đất vẫn dày, tốt, màu mỡ rất phù hợp với cây trồng đặc biệt là những cây ăn quả lâu năm như ổi.

3.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Đông Dư nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu, thời tiết khu vực này đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh khô. Mỗi năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với gió mùa Đông Bắc nên không khí lạnh, mưa phùn và thiếu ánh sáng.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam nên không khí nóng và mưa nhiều.

a, Nhiệt độ

Nhiệt độ hàng năm của xã rơi vào khoảng 22-270C.Tháng thấp nhất khoảng 100C và cao nhất khoảng 37-380C.

Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây ăn quả.

b, Lượng mưa

Lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm kéo theo nhiệt độ cũng thay đổi phức tạp, thường gây cho Đông Dư hiện tượng ngập úng, hạn hán, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong xã.

Mưa lớn tập trung vào các tháng 6,7,8 còn lại mưa ít. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1600 – 1700 mm, mưa lớn có năm lên tới 2000 mm.

c, Độ ẩm không khí

Độ ẩm khống khí trung bình năm là 85%, độ ẩm cao nhất trong năm đạt 95% vào tháng 3, tháng 4, độ ẩm thấp nhất là 75% vào tháng 11, tháng 12. Những tháng có độ ẩm cao và sương muối làm giảm năng suất ổi, chất lượng sản phẩm và thu nhập của hộ nông dân.

Nhìn chung đặc điểm thời tiết khí hậu của xã khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các loại cây ăn quả lâu năm như ổi. Tuy nhiên cũng gây nhiều khó khăn cho cây trồng. Vấn đề đặt ra đối với xã là làm tốt công tác thùy lợi để người dân yên tâm, ổn định sản xuất.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã

Đất đai là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đặc biệt với những địa phương mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như ở Đông Dư. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất lại vừa là đối tượng sản xuất trong nông nghiệp. Việc sử dụng hợp lý đất đai sẽ giúp địa phương phát huy được thế mạnh của mình để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.

Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai tại xã Đông Dư (2011-2013)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ A. Tổng DT đất TN 353,6 100 353,6 100 353,6 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 210 59,39 202,5 57,27 202,5 57,27 96,43 100,00 98,21

+ Đất trồng lúa 36 17,14 1,5 0,74 1 0,49 43,17 66,67 54,92

+ Đất trồng cây ăn quả 92 43,81 128 63,21 128,5 63,47 139,13 100.39 118,18

+ Đất trồng cây rau gia

vị 38 18,10 50 24,69 50 24,69 131,58 100,0 114,71 + Đất chăn nuôi 40 19,05 20 9,88 20 9,88 50,0 100,0 70,71 + Đất nông nghiệp khác 4 1,90 3 1,48 3 1,48 75,0 100,0 86,60 2. Đất ở 109,4 30,94 110,3 31,19 111,3 31,84 100,82 100,91 100,86 3. Đất chuyên dụng 31 8,77 38,5 10,89 38,5 10,89 124,19 100,0 111,44 4. Đất chưa sử dụng 3,2 0,90 2,3 0,65 1,3 0,37 71,88 56,62 63,80

Qua bảng 3.1 chúng ta có một số nhận xét như sau:

(1) Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, diện tích đất ở, đất chuyên dụng có chiều hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân của vấn đề trên là do có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

(2) Từ năm 2011 xã huy động mọi nguồn lực giành cho đầu tư phát triển kinh tế, đẩy mạnh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đôi với chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang trồng cây ăn quả (cụ thể là cây ổi) và cây rau màu có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Thấy được hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ổi và rau gia vị, đồng thời thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã, người dân trong xã đầu tư trồng ổi và rau gia vị. Dẫn tới diện tích trồng ổi tăng lên.

(3) Bên cạnh trồng trọt, các hộ nông dân còn tham gia sản xuất, chăn nuôi nhằm mang lại thu nhập cho gia đình. Tuy vậy trong 3 năm gần đây, các hộ cũng đã thu hẹp quy mô chăn nuôi, chuyển dần sang trồng trọt.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Đông Dư

Dân số, lao động và phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, đặc biệt ở vùng nông thôn nước ta. Thông qua việc tìm hiểu tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2011- 2013 được thể hiện rõ qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động tại xã Đông Dư (2011-2013)

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ II- Tổng số hộ Hộ 1186 100,00 12,39 100,00 1254 100,00 104,47 101,21 102,83 1- Hộ nông nghiệp tt 970 81,79 997 80,47 1003 79,98 102,78 100,60 101,68

2- Hộ phi nông nghiệp tt 216 18,21 242 19,53 251 20,01 112,04 103,72 101,68

II- Tổng số nhân khẩu Khẩu 4284 100,00 4486 100,00 4543 100,00 104,72 101,27 102,98

1- Số nhân khẩuNN tt 3490 81,47 3587 79,96 3608 79,42 102,78 100,59 101,68

2- Số nhân khẩu phi NN tt 794 18,53 899 20,04 935 20,58 113,22 104,00 108,51

III- Tổng số lao động 1969 100,00 2081 100,00 2131 100,00 105,69 102,40 104,03

1- Lao động nông nghiệp tt 1598 82,68 1674 80,44 1682 78,93 104,76 100,48 102,60

2- Lao động phi nông nghiệp tt 371 17,32 407 19,56 449 21,07 109,70 110,32 110,01

IV- Các chỉ tiêu bình quân

1- Bình quân khẩu/hộ Khẩu 3,61 - 3,62 - 3,62 - 100,28 100,00 100,14

2- Bình quân lao động/hộ LĐ 2,18 - 2,16 - 2,13 - 99,08 98,61 98,84

3- Bình quân khẩu NN/hộ NN Khẩu 1,66 - 1,68 - 1,70 - 101,20 101,19 101,19

4- Bình quân LĐ NN/hộ NN LĐ 1,35 - 1,35 - 1,34 - 100,00 99,26 99,63

Qua bảng 3.2, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:

(1) Dân số của xã Đông Dư qua 3 năm gần đây có chiều hướng tăng khá ổn định, thể hiện rõ qua sự tăng lên của tổng số hộ và tổng số nhân khẩu của xã. Số nhân khẩu của xã tăng ở mức độ vừa phải, cho thấy xã đã thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình cũng như nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao.

(2) Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào và tăng lên qua các năm. Tuy vậy, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất lượng và trình độ của người lao động vẫn còn thấp mặc dù đã có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Với sự quan tâm, đầu tư của địa phương và gia đình, trong những năm tới thì số lượng lao động được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề sẽ tăng lên.

3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã

Tình hình cơ sở hạ tầng của xã không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất nhưng nó lại ảnh hưởng gián tiếp và góp phần làm ổn định tư tưởng người dân tham gia hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã đến ngày 31/5/2014

Diễn giải ĐVT Số lượng

I.Giao thông

1.Đường tỉnh lộ Km 2,8

2.Đường liên xã Km 3,5

3.Đường thôn bản, ra khu sản xuất Km 12

4.Đường thủy Km 2,8

II. Công trình thủy lợi

1.Trạm bơm tưới Trạm 1

2. Kênh mương cứng M 700

3. Kênh mương chưa cứng M 2.900

4. Đê chống lũ Km 2,8

III. Công trình điện

1.Trạm biến thế Trạm 7

2. Số đường dây cao và hạ thế Km 38

Qua bảng 3.3 cho thấy tình hình cơ sở hạ tầng của xã khá khang trang và thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Về giao thông: Với hệ thống đường giao thông kiên cố đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất, tiêu thụ rau của nhân dân và giao lưu phát triển kinh tế với các vùng lân cận.

Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của xã tương đối hoàn thiện. Toàn xã có một trạm bơm cung cấp đủ nước cho nông dân, tiêu úng kịp thời nhờ có hệ thống kênh mương với tổng chiều dài là 3600 m một phần được kiên cố hóa bằng bê tông là 700m, số còn lại được xây bằng gạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã. Ngoài ra còn có 2,8 km đê chống lũ. Diện tích tưới tiêu thực tế là 80 ha.

Về công trình điện: Toàn xã hiện nay đã có 4 trạm biến áp với công suất 320 KVA và đường dây dẫn cao và hạ thế là 7400 m đảm bảo cung cấp đủ điện cho người dân với 100% số hộ dùng điện.

3.1.2.4 Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của xã

Cùng với sự phát triển chung của toàn huyện, tình hình kinh tế của xã Đông Dư trong những năm qua cũng có những bước phát triển và được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Đông Dư qua 3 năm ( 2011-2013)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So Sánh (%) Số lượng (Tỷ đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tỷ đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tỷ đ) Cơ cấu (%) 2012/201 1 2013/201 2 BQ I- Tổng giá trị sản xuất. 67,6661 100 93.9 100 130 100 138,77 138,44 138,6 1- Ngành nông nghiệp 35,1864 52 47,889 51 62,4 48 136,1 130,3 133,2 2- Thương mại - dịch vụ 15,9015 23,5 23,475 25 36,4 24 147,63 155,06 151,3 3- TTCN – CN- XD 16,5782 24,5 22,536 24 31,2 28 135,94 138,45 137,2

Qua bảng 3.4 cho chúng ta thấy: Tổng giá trị sản xuất của toàn xã qua 3 năm tăng lên đáng kể, bình quân tăng 38,61%.

Trong ngành nông nghiệp, do có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa, các loại cây rau gia vị sang trồng ổi nên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã liên tục tăng qua các năm. Nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân qua 3 năm đều tăng lên. Có thể thấy nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò chủ đạo trong sản xuất và thu nhập của xã.

Ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ trong những năm gần đây phát triển rất mạnh, đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của toàn xã.Điều này đánh dấu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng tại địa phương.Vị trí địa lý của xã nằm tiếp giáp với thành phố Hà Nội, có hệ thống giao thông thuận lợi để giao thương buôn bán, đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ.

Có được kết quả như vậy là nhờ có sự nỗ lực của người dân trong toàn xã cũng như sự ủng hộ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương.Các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân nhằm ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân và tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trong toàn xã.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn xã Đông Dư là điểm nghiên cứu vì đây là vùng đất đặc thù của cây ổi, một xã có điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, sông ngòi rất phù hợp để phát triển cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất ổi. Hiện nay, diện tích trồng ổi vẫn tập trung phần lớn tại xã Đông Dư. Sản xuất ổi là một trong những hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trong xã.

3.2.2 Thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

1

Cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới.

Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan.

Tra cứu và chọn lọc thông tin.

2

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Ban thống kê, ban địa chính của xã.

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm, các tài liệu sổ sách của các Ban chuyên môn của UBND xã Đông Dư

3

Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình tiêu thụ ổi của xã qua các năm Ban thống kê xã HTX Đông Dư Tổng hợp từ các báo cáo của UBND xã và HTX Đông Dư

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

* Thu thập thông tin từ hộ nông dân trồng ổi

Xã Đông Dư được chia thành 3 thôn với 8 xóm, diện tích cũng như số hộ trồng ổi ở các xóm cũng có sự chênh lệch.Trước khi tiến hành điều tra, dựa vào tiêu chí phân loại hộ của xã, cùng với sự tìm hiểu tình hình hình thực tế ở địa phương mà chúng tôi tiến hành phân loại cho các hộ trồng ổi của xã Đông Dư như sau

- Nhóm hộ 1: những hộ có quy mô diện tích trồng ổi nhỏ (dưới 5 sào)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG sản XUẤT và TIÊU THỤ ổi TRÊN địa bàn xã ĐÔNG dư, HUYỆN GIA lâm, (Trang 37 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w