- Hiện nay tại xã công nghệ chế biến và bảo quản còn hạn chế, việc tiêu
thụ ổi trong những năm qua chủ yếu là bán quả tươi trên thị trường vì thế tỷ lệ hao hụt khá lớn. Việc bảo quản ổi vẫn chủ yếu dựa vào cách bảo quản thường là đựng trong thùng xốp (Bảng 4.5). Sản phẩm ổi Đông Dư chưa có công nghệ qua chế biến nào ví dụ không có nước ép ổi, sản phẩm ổi sấy được chế biến từ ổi Đông Dư.
- Trình độ sản xuất ổi của người dân còn nhiều hạn chế: người dân Đông Dư vẫn chủ yếu sản xuất ổi dựa vào kinh nghiệm của bản thân và học hỏi nhau, kĩ thuật canh tác lạc hậu, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về thị trường. Người dân vẫn quan tâm nhiều đến việc thúc đẩy sản xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến quản lý tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Sản xuất ổi vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Sản xuất nông nghiệp nói chung và việc trồng ổi nói riêng phụ thuộc phần lớn bởi khí hậu và thời tiết. Khi gặp rủi ro do thiên tai gây ra thì khả năng ứng phó, khắc phục của người dân còn thấp. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ổi dẫn đến kém năng suất, hiệu quả.
- Chưa hình thành được hệ thống phân phối tới các siêu thị, nhà hàng, đại lý. Chưa có chính sách phù hợp để liên kết sản xuất và tiêu thụ ổi hiệu quả, liên kết giữa những người trồng ổi để đảm bảo thu nhập cho người dân. Chính vì vậy mà người trồng ổi vẫn bị người tiêu thụ ép giá, giá ổi bán ra thấp hơn rất nhiều so với khi tới tay người tiêu dùng. Giá cả không ổn định, vào những vụ chính năng suất cao hơn thì giá ổi lại thấp.
- Khả năng khai thác lợi thế trong việc sản phẩm ổi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại địa phương còn thấp. Những hoạt động nhằm khai thác những giá trị mà bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại vẫn chưa nhiều.
- Người dân bị mất niêm tin và hoang mang trước những dự án như: “Công viên cây xanh”,“Khu đô thị phía đông Hà Nội” có nguy cơ diện tích ổi bị thu hẹp.