giới và địa phương trong nước
2.2.3.1 Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ ổi của một số quốc gia * Công tác chọn giống
Ổi (Psidium guajavaL) là cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Myrtaceae, tên tiếng Anhlà Guava. Theo Ortho (1985) chương trình nghiên cứu cải thiện giống ổi được bắt đầu từ năm 1961 ở Colombia và tạiBrasil.
Tại Mexico ổi là một trong những cây trồng hàng đầucó diện tích lớn hàng năm với 144.700 ha, sản lượng quả 192.850 tấn. Chỉ trong những năm
gần đây mới có các chương trình nghiên cứu để xác định những giống ổi năng suất phục vụ cho canh tác và một số lĩnh vực khác có liên quan (Nguyễn Văn Dự, 2013).
2.2.3.2 Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ ổi của một số địa phương trong nước
* Mô hình trồng ổi xen canh cây có múi phòng chống bệnh vàng lá ở các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long
Hiện nay việc trồng ổi xen canh cây có múi đã và đang được nông dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế mật số rầy chổng cánh.
Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp đã phát triển mô hình trồng ổi xen canh cây có múi với diện tích hơn 150 ha. Qua kết quả khảo sát của các nhà khoa học ở các vườn áp dụng mô hình trên cho thấy: Mật số rầy hiện diện thấp và tỉ lệ cây có múi suy kiệt do bệnh vàng lá giảm hẳn. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp “sinh học” trồng ổi xen canh cây có múi phòng chống bệnh vàng lá cũng đạt hiệu quả cao hơn so với các biện pháp khác như nuôi kiến vàng, áp dụng thuốc lưu dẫn...Hơn nữa, khi trồng cây có múi xen cây ổi , nhà vườn sẽ có nguồn lợi “cộng hưởng” từ cây ổi để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.ĐBSCL hiện có hơn 73.000 ha cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi), chiếm 27,4% trong tổng số 282.000 ha cây ăn trái toàn vùng. Các tỉnh có diện tích cây có múi nhiều nhất là Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre...Thời gian qua, tuy diện tích cây có múi ở ĐBSCL vẫn được duy trì, nhưng chất lượng vườn cây có múi ở nhiều địa phương giảm sút đáng kể, chủ yếu là do bệnh vàng lá và bệnh vàng lá thối rễ gây ra (Viện cây ăn quả Miền Nam, 2012).
* Trồng ổi trong chậu cho nhiều trái
Ông Nguyễn Thành Đại ở quận 12, TP HCM có mô hình trồng ổi trong chậu cho rất nhiều trái. Chỉ khoảng 3-6 tháng sau khi trồng, cây đã cho vài
trăm hoa và đậu được nhiều trái trên cây. Tuy nhiên, do cây còn nhỏ chưa đủ sức nuôi nên cần lặt bớt trái để giúp cây mau phát triển hơn. Cây trồng dưới đất cho năng suất cao ở năm đầu tiên đạt trên 10 tấn/ha, giá bán 20.000- 25.000 đồng/kg, thu nhập 200-250 triệu đồng. Cây tiếp tục cho năng suất cao ở những năm tiếp theo, năm thứ ba ước đạt khoảng 60 tấn/ha/năm, thu nhập ròng trên 800 triệu đồng. Để đạt được năng suất cao nhất, bạn cần chăm sóc phân bón, phun thuốc định kỳ cho cây.Giống ổi này có nhiều tính năng vượt trội hơn so với các giống ổi khác là trái to (2-3 trái/kg), ít hạt, thịt trái rất giòn hơn so với tất cả các loại ổi hiện có trên thị trường. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có thể trồng được ở cả đất xấu.
Cây ra trái liên tục, thu hoạch trái ở lứa đầu tiên thì 7-10 ngày ta sẽ thu hoạch được lứa ổi tiếp theo. Ở thành thị không có đất trồng, có thể trồng trong chậu vẫn cho thu nhập rất cao (Báo lao động 10/8/2014).
*Trồng ổi theo quy trình VIETGAP
Hiện nay ở phường Cự Khối (quận Long Biên, TP Hà Nội) có không ít những vườn ổi găng sai trĩu quả. Đây là thành quả áp dụng việc trồng cây ăn quả theo quy trình VietGap (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn ở Việt Nam) của địa phương này. Được biết, quy trình VietGap được ban hành năm 2008 dựa trên 4 tiêu chí: Kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của nông dân; nguồn gốc sản phẩm bảo đảm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
Ông Phạm Văn Phương, ở làng Hạ, phường Cự Khối cho biết: “Gia đình tôi có gần một mẫu để trồng ổi găng theo quy trình VietGap, trung bình mỗi năm thu hoạch một tấn ổi, qua đó thu về khoảng một trăm triệu đồng. Trồng ổi găng theo quy trình VietGap không khó, bởi chúng tôi đã được tập huấn về cách chăm sóc và phòng chống dịch bệnh”.
Ông Lê Văn An, Chủ nhiệm Hợp tác xã rau quả an toàn phường Cự Khối cho biết: Cách đây 7-8 năm, vùng đất bãi Cự Khối chỉ trồng ngô, rau,
đậu... Từ khi chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của quận và đề án sản xuất nông nghiệp đô thị sinh thái của phường được thực, một số hộ dân đã đi học tập kinh nghiệm ở nhiều địa phương rồi quyết định đưa cây ổi găng vào trồng trên đất bãi Cự Khối. Khi cây ổi đã chứng minh được sự phù hợp với vùng đất này, phường đã quyết định xây dựng thương hiệu cho ổi găng, phát triển trồng ổi theo quy trình VietGap. Cây ổi găng đã trở thành cây trồng chủ yếu của địa phương.Với sản lượng đạt 3000 tấn/năm, cây ổi găng đã đem lại cho người dân Cự Khối cuộc sống khấm khá hơn (Báo Quân đội nhân dân 5/8/2014).