Hệ thống kênh tiêu thụ ổi cũng đã đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp.Điều này thể hiện qua các tác nhân tiêu thụ trong kênh. Nguyên nhân do sản lượng ổi rất lớn và hoạt động tiêu thụ ổi đang phát triển trong nhiều năm trở lại đây.
* Các kênh tiêu thụ ổi chính tại xã Đông Dư :
Sơ đồ 4.1 Các kênh tiêu thụ ổi tại xã Đông Dư
+ Kênh tiêu thụ trực tiếp: hộ trồng ổi → người tiêu dùng
Tại kênh này người trồng ổi đem ổi trồng được mang tiêu thụ tại các chợ phần lớn tại Hà Nội gần đó. Đặc điểm của kênh này là: lượng tiêu thụ không nhiều chủ yếu tại các hộ có phương tiện, chiếm khoảng 7-8% lượng ổi tiêu thụ của xã, tiêu thụ trong khoảng cách gần (tại chỗ, các chợ gần đó, tại chân cầu Thanh Trì, Hà Nội). Ưu điểm của kênh tiêu thụ này là giá ổi mà người nông dân nhận được sẽ cao hơn so với các kênh tiêu thụ khác, chi phí do việc qua tay các tác nhân khác nhau được giảm đi nên khi tới tay người tiêu dùng giá sẽ rẻ hơn so với các kênh gián tiếp. Nhưng nhược điểm là chỉ tiêu thụ được ở mức nhỏ lẻ, không thể đáp ứng nhu cầu lớn, thiếu ổn định.
+ Kênh tiêu thụ gián tiếp:
- Kênh bán buôn: Hộ trồng ổi →hộ thu gom → bán buôn→ nhà hàng, đại lý...→ người tiêu dùng
Đây là kênh tiêu thụ dài nhất và cũng chiếm sản lượng ổi tiêu thụ cao nhất trong các kênh tiêu thụ ổi, chiếm khoảng 70-80% lượng ổi. Trái với kênh trực tiếp, kênh bán buôn chỉ tập trung tiêu thụ ổi tại các thị trường xa tại các
Người tiêu dùng cuối cùng Tác nhân bán lẻ
Tác nhân bán buôn Tác nhân thu gom Hộ sản xuất ổi
tỉnh khác như Bắc Giang,Bắc Ninh,Hưng Yên...Ưu điểm của kênh này là quy mô tiêu thụ lớn, có tính ổn định cao. Về nhược điểm là giá ổi mà người trồng ổi nhận được thấp, thường ổi ít khi được phân loại về chất lượng, khi đến tay người tiêu dùng thì giá ổi lại cao.
- Kênh bán lẻ: hộ trồng ổi → người bán lẻ → người tiêu dùng
Kênh bán lẻ là kênh chiếm sản lượng ổi lớn thứ 2 trong các kênh tiêu thụ với khoảng 10-20%. Đặc điểm của kênh này là kênh tự phát và thiếu ổn định. Nguyên nhân do kênh này hình thành khi hộ thu gom hoặc một số hộ có điều kiện trong xã sau khi thu gom ổi tại các hộ không muốn bán cho bán buôn sẽ trực tiếp đem ổi đi bán tại các chợ (chủ yếu tại Đông Dư) để thu về lợi nhuận cao hơn. Giá ổi mà người sản xuất vẫn không được cao hơn so với kênh bán buôn và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sự định giá của người tiêu thụ. Tại kênh này người tiêu dùng sẽ nhận được mức giá ổi rẻ hơn so với kênh bán buôn.Ưu điểm nữa của kênh là giảm được chi phí trong tiêu thụ và chất lượng ổi cũng được phân loại tốt hơn.
* Đặc điểm của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ ổi tại xã Đông Dư
+ Tác nhân thu gom: các tác nhân này chủ yếu là những hộ dân trong xã, tại xã Đông Dư có 5 hộ chuyên thu gom ổi. Vì đặc điểm của ổi có thể thu hoạch dải dác, sản lượng lớn nhất là khi chính vụ vào tháng 2,3 và6,7,8 bên cạnh việc thu gom ổi cho bán buôn, hộ còn trực tiếp đem ổi thu gom được đi bán tại các chợ tại Hà Nội và trở thành một tác nhân bán lẻ.
+ Tác nhân bán lẻ: như đã nói ở trên, tác nhân bán lẻ tại xã Đông Dư có thể bao gồm cả các hộ thu gom. Ngoài ra còn có thêm đối tượng khác tham gia là: các người bán lẻ ổi tại các chợ, siêu thị, nhà hàng....những đối tượng này thường mua ổi của những người bán buôn rồi bán tới tay người tiêu dùng, có tính chuyên trách cao.
+ Tác nhân bán buôn:đây là tác nhân đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển ổi từ xã Đông Dư đến các thị trường xa, hiện nay thị trường hoạt động
chủ yếu vẫn dừng lại tại thị trường Hà Nội. Những người bán buôn thường mua ổi của tác nhân thu gom hoặc trực tiếp do người trồng mang tới, vận chuyển tới các nơi tiêu thụ, bán ổi cho các tác nhân bán lẻ.
Bên cạnh đó, có thể thấy sản lượng ổi lớn nhưng chưa phát triển được thị trường tiêu thụ. Hiện nay ổi vẫn chỉ tập trung tiêu thụ tại hai thị trường là Đông Dư và Hà Nội là chủ yếu. Tại các siêu thị, nhà hàng phần lớn không thu mua ổi Đông Dư bởi trái ổi Đông Dư khó bảo quản trong thời gian dài. Đặc biệt trái ổi này ít nước, quả nhỏ không thích hợp để làm các loại đồ uống từ ổi.
Tiêu thụ ổi mang tính tự phát ảnh hưởng tới chất lượng ổi không đồng đều. Điều này gây khó khăn trong duy trì thương hiệu ổi trên thị trường. Mặc dù có tiềm năng lớn trong tiêu thụ khi mà sản phẩm ổi tại xã Đông Dư đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý song các hoạt động khai thác lợi thế trong tiêu thụ còn chưa nhiều.Cùng với đó kênh tiêu thụ chưa hợp lý, thiếu tính hiệu quả,các tác nhân trên kênh tiêu thụ vẫn chưa nhận được mức lợi nhuận hợp lý, công bằngbởi vì người sản xuất vẫn bị ép giá, chưa lựa chọn được kênh tiêu thụ hợp lý để giảm thiểu chi phí ở các khâu trung gian. Trong thời gian tới tiêu thụ ổi sẽ có xu hướng mở rộng về quy mô sản lượng cũng như thị trường. Bên cạnh đó là phát triển thương hiệu cũng như tiêu chuẩn hóa chất lượng ổikhi tiêu thụ. Nhưng trước đó cần phải mở rộng, cải thiện tính hiệu quả kênh tiêu thụ, xây dựng kênh tiêu thụ hợp lý,xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm ổi đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng cách thiết lập kênh tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh. Tổ chức một hội nghị khách hàng tiêu thụ ổi, nhằm hình thành một thị trường tiêu thụ ổi ổn định và bền vững. Từ đó có thể thấy tiêu thụ ổi vẫn đang trong bước đầu phát triển, rất cần được quan tâm từ các ngành, tổ chức nhằm định hướng phát triển một cách hợp lý.