trò và kĩ năng quản lý đối với TTCM
Sơ đồ 1.1: Phân loại cán bộ quản lý; yêu cầu về vai trò và kĩ năng quản lý
Năng lực khái quát, phán đoán, tổng hợp
Năng lực chuyên môn, kĩ thuật
Năng lực tạo mối quan hệ, ứng xử
đối với TTCM
Qua sơ đồ trên ta thấy:
Nếu xét phạm vi trong một nhà trƣờng thì TTCM là ngƣời quản lý cấp trung gian. Do đó, TTCM không chỉ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt, mà còn phải có năng lực khái quát, phán đoán, tổng hợp tốt, tất nhiên là phải có năng lực tạo mối quan hệ, ứng xử.
Nếu xét phạm vi trong ngành GD thì TTCM là ngƣời quản lý cấp thấp (cấp cơ sở). Vị trí của TTCM là giáo viên, kiêm nhiệm TTCM, vì vậy họ là ngƣời có năng lực chủ yếu về chuyên môn, còn năng lực khái quát đòi hỏi ít hơn, năng lực giao tiếp cũng cần phải có. Do đó trƣớc hết, TTCM phải là ngƣời có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có uy tín cao trƣớc học sinh và đồng nghiệp; có hiểu biết sâu về các lĩnh vực thuộc chuyên môn mình đƣợc đào tạo và những yêu cầu về đổi mới đối với môn học hiện nay. Nếu chỉ dừng lại ở các năng lực nhƣ vậy, thì khi lãnh đạo, chỉ đạo tổ chuyên môn, ngƣời TTCM sẽ gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành; TTCM phải cần có thêm các năng lực của ngƣời quản lý: năng lực khái quát, phân tích, tổng hợp, phán đoán, xây dựng kế hoạch, có khả năng tập hợp quần chúng, khả năng ứng xử....
Trong thực tế hiện nay, ngƣời TTCM trƣớc yêu cầu đổi mới của ngành không chỉ là ngƣời giáo viên có chuyên môn vững vàng, có uy tín cao trong đồng nghiệp, giữ vai trò là cốt cán chuyên môn trong nhà trƣờng; TTCM cần phải có năng lực giao tiếp, đặc biệt năng lực khái quát, phán đoán, tổng hợp; bởi vì ngƣời TTCM vừa làm nhiệm vụ của một ngƣời GV, vừa làm nhiệm vụ của một nhà quản lý GD.[27]