Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý và trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 100 - 106)

nghiệp vụ của TTCM

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

- Kiểm tra nhằm thực hiện những mục đích sau đây:

+ Xem xét hoạt động của cá nhân TTCM và tổ CM có phù hợp với nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch hay không.

+ Xem xét các ƣu điểm, thiếu sót và những nguyên nhân tƣơng ứng để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lý của TTCM.

+ Xem xét công việc có phù hợp với thực tế hay không, nghĩa là đánh giá tình hình có phù hợp với các nguồn lực hiện có hay không.

+ Cuối cùng, qua kiểm tra phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh quyết định, đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của TTCM để kịp thời bồi dƣỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.

- Mục đích cuối cùng của kiểm tra là điều chỉnh quyết định quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra. Ngoài mục đích này, kiểm tra còn phải gắn với mục đích phát triển tổ chức và cá nhân. Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh mà kiểm tra còn là phát hiện. Trong nhà trƣờng, ngƣời hiệu trƣởng kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên không chỉ xem họ thực hiện chƣơng trình thế nào, mà bên cạnh đó còn phải bồi dƣỡng, gợi ý, hƣớng dẫn, phân tích cho họ thấy ƣu điểm, thiết sót, đặc biệt nguyên nhân của chúng để họ làm tốt hơn.

Thông qua việc đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên và TTCM nhằm làm rõ việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nƣớc, kết quả công tác,

tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống, tinh thần phối hợp trong công tác, tinh thần học tập, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân.

Thông qua đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ làm cho TTCM thấy đƣợc thực trạng về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý tổ CM của mình so với yêu cầu, so với chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, so với đồng nghiệp. Làm cho đội ngũ TTCM luôn phải cố gắng vƣơn lên thƣờng xuyên, toàn diện xứng đáng là đầu tầu gƣơng mẫu cho các tổ viên noi theo, đồng thời tạo ra sự chuyển biến thực chất chất lƣợng giáo dục.

Trên cơ sở đánh giá, xếp loại đúng chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý tổ CM của TTCM giúp cho Hiệu trƣởng nhà trƣờng có hƣớng bố trí, sử dụng, bồi dƣỡng, quy hoạch cán bộ quản lý hoặc giải quyết chế độ chính sách.

Đánh giá, xếp loại phải toàn diện, công bằng khách quan, dân chủ và chính xác.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp.

- Trong giáo dục, có nhiều loại kiểm tra, song kiểm tra chuyên môn là chủ yếu và quan trọng nhất. Loại kiểm tra này thƣờng hay áp dụng ở mọi cấp quản lý cho đến nhà trƣờng. Nhằm thực hiện các mục đích chung vừa nêu trên, kiểm tra chuyên môn bao gồm các nội dung cụ thể nhƣ sau:

* Kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TTCM

Hiệu trƣởng căn cứ chức năng nhiệm vụ của TTCM theo điều lệ của trƣờng phổ thông và quy định rõ hơn về nhiệm vụ của TTCM theo quy chế làm việc của nhà trƣờng, gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ Kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học nhằm thực hiện chƣơng trình, kế hoạch và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, PPCT môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trƣờng.

+ Kiểm tra thực hiện kế hoạch cụ thể của tổ về dạy và học, PPCT, dạy học tự chọn, ôn thi, bồi dƣỡng HSG, phụ đạo HSYK, làm và sử dụng ĐDDH, TBDH…

+ Kiểm tra việc quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân của tổ viên, từ kế hoạch chung đến kế hoạch cụ thể của tổ (việc triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện…)

+ Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động chuyên môn trong tổ nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học (dự giờ, thao giảng, trao đổi, tƣ vấn, thúc đẩy, thảo luận các vấn đề vƣớng mắc trong dạy học, phát hiện và nhân rộng các nhân tố tích cực trong đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, UDCNTT trong dạy học…)

+ Kiểm tra việc tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ theo yêu cầu hiện nay (đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, dạy học theo chuẩn KTKN, ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định, kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ…)

+ Kiểm tra việc các hoạt động khác: tƣ vấn cho hiệu trƣởng về phân công giáo viên, đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thƣởng, kỷ luật giáo viên…

+ Kiểm tra việc nắm đƣợc kết quả, tình hình học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục.

+ Kiểm tra việc phối hợp các bộ phận khác trong cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện (Chi bộ, Chi đoàn, Công đoàn, …)

* Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ của TTCM.

- Kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy các môn trong tổ chuyên môn gồm giảng dạy chính khoá, dạy củng cố, phụ đạo HSYK, ôn HSG...

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên: Bài soạn, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm, sổ báo giảng, sổ ghi chép cá nhân...

- Kiểm tra việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên, chế độ cho điểm.

- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung đổi mới trong quản lý và dạy học của giáo viên, của tổ; viết SKCTKT, đề tài nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng,...

- Kiểm tra các công tác khác mà Hiệu trƣởng giao cho. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kiểm tra việc thực hiện đổi mới quản lý hoạt tổ chuyên môn của TTCM.

Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là một nội dung đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trƣờng mà TTCM là ngƣời trực tiếp chỉ đạo thực hiện; đổi mới sinh hoạt tổ CM góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy - học, giáo dục, nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV. Hiệu trƣởng cùng các phó hiệu trƣởng sinh hoạt cùng với tổ CM, có sự theo dõi, giám sát hoạt động của tổ CM, sự điều hành của TTCM; ngoài ra Hiệu trƣởng còn nắm thông tin qua biên bản họp tổ, qua GV về hoạt động của tổ CM.

Kiểm tra đánh giá công tác quản lý chuyên môn, tập trung thích đáng vào trọng tâm là kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ CM do TTCM quản lý và điều hành. Việc triển khai kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch theo từng tháng, tuần trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Kiểm tra TTCM trong việc quản lý, chỉ đạo GV trong tổ CM thực hiện tuân thủ quy chế chuyên môn, việc thực hiện quy định của Bộ giáo dục về chƣơng trình giảng dạy, sách giáo khoa, quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, thực hiện quy chế của nhà trƣờng.

Kiểm tra TTCM trong việc quản lý, chỉ đạo GV trong tổ CM thực hiện các chủ đề đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của GV; việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục của các bộ môn trong tổ.

Kiểm tra TTCM tổ chức, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch các hoạt động trong nhà trƣờng, dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng đầu năm học. Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhà trƣờng, của từng

thành viên trong tổ CM nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động của tổ CM và đốc thúc GV hoàn thành theo tiến độ công việc.

Kiểm tra TTCM trong việc quản lý, chỉ đạo kiểm tra nội bộ của tổ CM gồm các nội dung: hồ sơ chuyên môn theo quy định, đó là việc thực hiện, hoàn thiện các loại hồ sơ đƣợc phân công, phụ trách nhƣ các loại hồ sơ cá nhân, giáo án các loại, sổ đầu bài, sổ điểm, học bạ của học sinh. Kiểm tra nền nếp giảng dạy và giáo dục, tăng cƣờng thăm lớp dự giờ, kiểm tra việc thực hiện giờ giấc lên lớp của GV trong tổ CM mình phụ trách.

Kiểm tra TTCM trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy các bộ môn, hoạt động thăm lớp, dự giờ và góp ý, đánh giá giờ dạy của GV trong tổ CM; kiểm tra chất lƣợng giờ dạy, chất lƣợng các hoạt động giáo dục. Qua việc dự giờ, qua việc khảo sát học sinh hoặc kiểm tra các bài kiểm tra của học sinh, có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng giờ dạy của giáo viên và chất lƣợng giáo dục khác của nhà trƣờng. Ngoài việc thăm lớp dự giờ còn phải xem xét việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác, nhất là hoạt động đóng góp của tập thể sƣ phạm, đảm bảo sự phối hợp của giáo viên với những ngƣời có liên quan, thanh tra giáo viên có mục tiêu là cải thiện chất lƣợng giảng dạy, đảm bảo việc giảng dạy của giáo viên đúng chƣơng trình theo quy định của Bộ giáo dục, phát triển tiềm năng của giáo viên và giúp họ phát triển khả năng đó.

Kiểm tra TTCM quản lý, chỉ đạo GV trong việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học, giáo dục và tự làm đồ dùng dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học;

Kiểm tra TTCM trong việc chỉ đạo GV trong việc xây dựng và quản lý ngân hàng đề kiểm tra và thi.

Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại sau kiểm tra để sử dụng đội ngũ, kết quả kiểm tra nó phản ánh đội ngũ cho ta thấy đƣợc những khả năng nổi trội và những hạn chế của từng TTCM. Những nhà quản lý giáo dục có thể dựa vào đây để phân công, sử dụng đội ngũ TTCM nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu của họ trong công tác quản lý tổ CM.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

- Có thể áp dụng nhiều hình thức kiểm tra nhiệm vụ của TTCM ở trƣờng THPT, nhƣ: nghe báo cáo của tổ CM, trực tiếp nghe TTCM báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấn, dự giờ, thăm lớp, thăm học sinh ở nhà, trao đổi, phỏng vấn cán bộ địa phƣơng hoặc cha mẹ học sinh,…

Căn cứ và hƣớng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trƣởng chỉ đạo các TTCM thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá đội ngũ giáo viên, đối chiếu với tiêu chuẩn, đăng ký chỉ tiêu, danh hiệu phấn đấu vào đầu năm học. Kết thúc năm học tổ chức cho giáo viên tự đánh giá, xếp loại, tổ chuyên môn đánh giá xếp loại, góp ý cho giáo viên về ƣu điểm, khuyết điểm. Ban lãnh đạo và Ban thi đua nhà trƣờng đánh giá, xếp loại từng giáo viên và cả TTCM, thông báo công khai kết quả đánh giá.

Lập phiếu đánh giá cho từng giáo viên để lƣu trong hồ sơ giáo viên. Xử lý kết quả đánh giá, xếp loại.

+ Đối với giáo viên đạt loại xuất sắc đề nghị các cấp khen thƣởng. + Đối với giáo viên thuộc diện trung bình, hoặc yếu kém cần đƣợc giúp đỡ, khắc phục những yếu kém, sai sót trong công tác và phấn đấu vƣơn lên. Những giáo viên vi phạm kỷ luật nhiều lần không sửa chữa thì có biện pháp kỷ luật thích đáng.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Trong nhà trƣờng việc kiểm tra và đánh giá đội ngũ giáo viên nói chung và TTCM nói riêng cần đƣợc chú trọng và có sự hƣớng dẫn chỉ đạo cụ thể sát sao của Hiệu trƣởng, từ sự hƣớng dẫn chỉ đạo đó các TTCM chủ động thực hiện trong năm học, kết quả đánh giá đƣợc sử dụng để xếp loại giáo viên cuối năm học và qua kết quả thu đƣợc của từng đợt kiểm tra làm cơ sở để Hiệu trƣởng có thể điều chỉnh kịp thời các hoạt động trong nhà trƣờng hoặc điều chỉnh, uốn nắn các giáo viên thực hiện nhiệm vụ của nhà trƣờng không hiệu quả, để họ điều chỉnh mình và làm việc có hiệu quả hơn.

Lấy mục tiêu giáo dục là đích kiểm tra, chỉ ra cho ngƣời đƣợc kiểm tra thấy đƣợc cái sai, cái đúng và hƣớng dẫn, chỉ bảo họ sửa chữa, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao và làm cho họ ngày càng tiến bộ cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về đạo đức lối sống.

Việc đánh giá xếp loại giáo viên chính là thực hiện pháp lệnh cán bộ công chức, các Nghị định, Quyết Định mới nhất của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc.

Các trƣờng THPT xây dựng cụ thể hoá kế hoạch triển khai nội dung, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên, chỉ đạo các TTCM thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá và xếp loại giáo viên hằng năm cấp tổ CM. Các nhà trƣờng cũng cần cụ thể hoá các nội dung kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên trong từng học kỳ và cả năm học.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 100 - 106)