Từ năm học 2006 – 2007 đến này, ngành GD đã thực hiện đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa, thực hiện dạy học phân ban. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dƣỡng đối với CB, GV, NV đã đƣợc Hiệu trƣởng các nhà trƣờng quan tâm thƣờng xuyên hơn, vì các lý do sau:
- Do yêu cầu của đổi mới giáo dục quy định.
- Do sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT có chƣơng trình và kế hoạch bồi dƣỡng, tập huấn về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa mới, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
Ở các nhà trƣờng, đội ngũ TTCM thƣờng là các giáo viên cốt cán của các bộ môn, nên trong các chƣơng trình bồi dƣỡng, tập huấn đều đƣợc các Hiệu trƣởng ƣu tiên cử đi tham dự; một số trƣờng lớn nhƣ THPT Việt Bắc, THPT Chi Lăng,... các TTCM còn đƣợc cử đi làm cốt cán cấp tỉnh và đƣợc tham dự các lớp bồi dƣỡng từ Bộ.
Về công tác đào tạo để nâng cao trình độ, nhất là trình độ sau đại học đối với GV nói chung trong những năm qua đã đƣợc các nhà trƣờng quan tâm,đặc biệt ở một số trƣờng lớn. Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy, tỉ lệ TTCM có trình độ sau đại học còn thấp, trong tổng số 07 trƣờng nêu trên mới chỉ có 02/41 TTCM có trình độ thạc sỹ chiếm 4,9% (năm học 2009 – 2010). Đội ngũ TTCM đƣợc đào tạo hoặc bồi dƣỡng về QLGD hầu nhƣ chƣa có, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đổi mới hoạt động của tổ CM trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Theo khảo sát cho thấy, hiện nay ở nhiều trƣờng THPT nhƣ Việt Bắc, Chi Lăng, Bắc Sơn, Tràng Định... đã cử các đồng chí giáo viên là nguồn kế
cận TTCM, tổ phó CM đi đào tạo thạc sỹ. Tuy nhiên, điều này mới chỉ thực hiện đƣợc ở các trƣờng có quy môn lớn, biên chế giáo viên đảm bảo, còn lại ở các trƣờng khó khăn thì việc này chƣa thực hiện đƣợc nhiều.
2.3.3. Tổ chức, chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động của TTCM TTCM
Trong nhà trƣờng, hoạt động chuyên môn (dạy học và giáo dục) đóng vai trò then chốt nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục. Việc tổ chuyên môn hoạt động tốt, có hiệu quả hay không sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Vì vậy vai trò tổ chức, chỉ đạo của Hiệu trƣởng đối với TTCM có ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng hoạt động của tổ CM, qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, chất lƣợng đội ngũ GV trong nhà trƣờng.
Qua điều tra thực trạng cho thấy, hầu hết các trƣờng ngay từ đầu năm học Hiệu trƣởng đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- TTCM trực tiếp chỉ đạo việc phân công giảng dạy và chủ nhiệm dƣới sự định hƣớng của Hiệu trƣởng; Việc phân công giảng dạy đƣợc căn cứ vào các điều kiện sau:
+ Căn cứ vào định mức biên chế giáo viên (đủ, thừa, thiếu). + Căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên môn của GV.
+ Ƣu tiên GV có kinh nghiệm và chuyên môn vững cho khối 12 và các lớp mũi nhọn.
Trên cơ sở đó Hiệu trƣởng họp các TTCM, tổ phó CM và các nhóm trƣởng các bộ môn lại để thống nhất kế hoạch phân công giảng dạy và chủ nhiệm.
- Chỉ đạo TTCM hƣớng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân, TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ CM. Hiệu trƣởng họp cùng với các TTCM để thống nhất các bƣớc xây dựng kế hoạch, quán triệt văn bản hƣớng dẫn của Sở và giao cho TTCM trực tiếp chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch cá
nhân. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch cá nhân của GV trong nhiều năm qua chƣa theo mẫu thống nhất, GV chƣa đƣợc tập huấn về cách xây dựng kế hoạch, bản thân một số Hiệu trƣởng cũng chƣa nắm chắc cách xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, do đó việc tập huấn, hƣớng dẫn TTCM xây dựng kế hoạch cá nhân và kế hoạch của tổ gặp nhiều khó khăn.
- Trong năm học Hiệu trƣởng chỉ đạo TTCM thực hiện sinh hoạt tổ nhằm thực hiện điều lệ trƣờng phổ thông, văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ của cấp trên, quy chế làm việc của cơ quan, tiến hành họp giao ban mở rộng hằng tuần nhằm nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch của GV, của tổ CM từ đó có sự chỉ đạo kịp thời việc điều chỉnh kế hoạch và uốn nắn những biểu hiện sai lệch. Thực tế cho thấy, do nhiều trƣờng học 02 ca, nên thời gian dành cho việc sinh hoạt chuyên môn là rất hạn chế, mặc dù vậy Hiệu trƣởng ở các trƣờng (THPT Chi Lăng, Việt Bắc,...) đã chỉ đạo các TTCM tự bố trí, sắp xếp lịch sinh hoạt tổ CM cho phù hợp với điều kiện thực tế mà vẫn đảm bảo đƣợc kế hoạch, nội dung và chất lƣợng sinh hoạt tổ CM. Những nội dung đƣợc quan tâm trong sinh hoạt tổ CM gồm:
Quản lý giảng dạy của giáo viên:
+ Đôn đốc thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chƣơng trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trƣờng; Tuy nhiên, qua khảo sát ở một số trƣờng thì nội dung này chƣa đƣợc các TTCM thực hiện thƣờng xuyên có nền nếp, mà chỉ khi nào Hiệu trƣởng chỉ đạo thì mới thực hiện.
+ Thông qua TTCM để chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;
+ Ở một số trƣờng THPT việc xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chƣơng
trình chƣa đƣợc Hiệu trƣởng quan tâm chỉ đạo các tổ CM thực hiện một cách nghiêm túc và thƣờng xuyên, vì vậy ở một số bộ môn việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học chƣa khai thác tối đa số lƣợng hiện có;
+ Các TTCM đã tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chƣơng trình; soạn giáo án theo phân phối chƣơng trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...); Nhƣng ở nhiều trƣờng, do Hiệu trƣởng chƣa quan tâm đúng mức, TTCM chƣa sát sao nên việc xây dựng các kế hoạch của giáo viên chỉ mang tính đối phó, thậm chí còn sao chép của nhau, sao chép từ năm trƣớc sang năm sau mà không hề có chỉnh sửa, nhiều kế hoạch không có tính khoa học và khả thi.
+ Việc tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phƣơng pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá...) đã đƣợc các TTCM quan tâm trong những năm học gần đây.
+ Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chƣơng trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...) đặc biệt là trong hai năm học gần đây đã đƣợc Hiệu trƣởng các trƣờng quan tâm chỉ đạo các tổ CM thực hiện thƣờng xuyên hơn, sát sao hơn; Nhƣng trên thực tế, việc kiểm tra mới chỉ thực hiện theo định kỳ mỗi tháng đã ấn định thời gian; việc kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất vẫn chƣa thực hiên thƣờng xuyên. Do đó khi
thanh tra Sở kiểm tra đột xuất thì ở nhiều trƣờng vẫn phát hiện giáo viên chƣa thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn nhƣ: giáo án, giờ lên lớp, hoàn thành chế độ điểm kiểm tra.
+ Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học) đã đƣợc các tổ CM đƣa vào kế hoạch thực hiện theo tháng, tuần và chia theo học kỳ;
+ Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thƣởng, kỉ luật giáo viên...) đã đƣợc thực hiện theo đúng quy trình dƣới sự hƣớng dẫn của Sở GD & ĐT, tuy nhiên, việc đánh giá CBQL, GV theo chuẩn chƣa đƣợc thực hiện một cách chính thức theo đúng văn bản hƣớng dẫn.
Quản lý học tập của học sinh
+ Nắm đƣợc kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục;
+ Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa theo đăng ký từ đầu năm học;
Tham gia kiểm tra chuyên môn, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên theo yêu cầu của hiệu trƣởng. Tổ chức các hoạt động tuyển chọn, bồi dƣỡng học sinh giỏi. Triển khai các hoạt động chung của nhà trƣờng tới các thành viên của tổ, nhóm chuyên môn. Tổ chức tham gia các phong trào thi đua, viết SKCTKT.