2.3.4.1. Kiểm tra
Công tác kiểm tra hoạt động của các tổ CM đƣợc thực hiện theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng, căn cứ trên cơ sở các quy định của Điệu lệ trƣờng phổ thông; hiệu trƣởng chỉ đạo thông qua phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn và các tổ trƣởng chuyên môn.
Việc kiểm tra có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, phƣơng pháp khác nhau, trong nhiều thời điểm khác nhau, nhằm mục đích là để biết đƣợc cấp
dƣới có khó khăn gì để giúp đỡ hoặc kịp thời điều chỉnh các kế hoạch, quyết định quản lý để kịp thời giúp giáo viên, nhân viên giải quyết đƣợc các trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý đã đề ra.
Các nội dung Hiệu trƣởng kiểm tra tập trung vào các hoạt động sau: - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng, của tổ chuyên môn, của GV theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.
- Thông qua TTCM kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV nhƣ: soạn giáo án các loại, giờ giấc lên lớp, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, việc kiểm tra và cho điểm...
- Kiểm tra việc dự giờ, góp ý giờ dạy của GV; việc ra đề, thẩm định đề kiểm tra đánh giá học sinh.
- Kiểm tra việc thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ CM.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, tiến độ chƣơng trình.
- Kiểm tra việc thực hiện phong trào làm đồ dùng dạy học; sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của GV.
Thời gian kiểm tra các nội dung trên đã đƣợc các Hiệu trƣởng đƣa vào trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, rõ nhất là trong kế hoạch các tháng.
2.3.4.2. Đánh giá
- Việc đánh giá, xếp loại TTCM đƣợc các trƣờng tiến hành thƣờng xuyên trong các năm học theo quy chế hƣớng dẫn của Bộ nội vụ, Bộ GD & ĐT và Sở GD & ĐT. Nội dung đánh giá, xếp loại TTCM chủ yếu tập trung trên hai mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; do TTCM chỉ kiêm nhiệm quản lý tổ nên thƣờng trong đánh giá các nhà trƣờng chƣa quan tâm nhiều đến đánh giá hoạt động quản lý tổ CM của các TTCM.
- Việc đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của TTCM gồm hai nội dung: trình độ và kết quả nhiệm vụ đƣợc phân công về giảng dạy, giáo dục học sinh; kết quả đánh giá tiết dạy ở trên lớp.
- Việc tổ chức đánh giá, xếp loại TTCM cũng giống nhƣ GV đƣợc tiến hành theo quy trình sau:
+ Việc đánh giá tiết dạy đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong năm học theo đăng ký.
+ Đánh giá kết quả giảng dạy và giáo dục thƣờng đƣợc đánh giá hai lần vào cuối học kỳ và cuối năm.
+ Cá nhân viết bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại cuối năm theo mẫu quy định.
+ Các thành viên trong tổ nhận xét và đóng góp ý kiến và đánh giá. + Hội đồng thi đua - khen thƣởng xem xét và ra quyết định.
- Từ năm học 2009 - 2010, các trƣờng đƣa chuẩn nghề nghiệp của GV vào đánh giá thể nghiệm. Quy trình đánh giá đƣợc thực hiện nghiêm túc theo hƣớng dẫn; tuy nhiên trong thực tế cho thấy việc cho điểm theo các tiêu chí còn mang tính tƣơng đối và hầu hết các minh chứng cho các tiêu chí đều không đầy đủ nên không có cơ sở để xác định rõ ràng mức độ cho điểm.
2.3.4.3. Khen thưởng - kỷ luật
Công tác thi đua khen thƣởng đã đƣợc các nhà trƣờng thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên, đặc biệt là kế hoạch thực hiện công tác thi đua khen thƣởng của Sở GD & ĐT. Trên cơ sở đó, Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm học.
- Chỉ đạo các tổ CM tiến hành đăng ký thi đua (LĐTT, CSTĐCS, CSTĐCT).
- Phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên phát động các phong trào thi đua trong GB, GV, NV và học sinh.
- Tham gia các cuộc thi:
+ Cấp trƣờng (Hội giảng cấp trƣờng, thi HSG cấp trƣờng, thi đồ dùng dạy học tự làm,...).
+ Cấp tỉnh (Hội thi GV dạy giỏi, thi HSG cấp tỉnh,...). + Tham gia các cuộc thi khác do cấp trên phát động.
Trong việc thực hiện công tác Thi đua – khen thƣởng, TTCM đóng vai trò quan trọng, cùng với Hiệu trƣởng là ngƣời cổ vũ, động viên các GV tham gia tích cực phong trào, đồng thời là ngƣời đi đầu trong việc đăng ký và tham gia các phong trào thi đua. Qua khảo sát cho thấy, 100% TTCM đạt danh hiệu LĐTT trở lên, trong những năm gần đây số TTCM đạt các danh hiệu cao hơn nhƣ CSTĐCS và CSTĐCT đã tăng lên: Năm học 2007-2008: 42,5% và 7,5%; năm học 2008-2009: 43,9% và 7,3%; năm học 2009-2010: 51,2% và 4,9%.