1.6.4.1. Kiểm tra
Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra
Đã lên kế hoạch làm bất cứ việc gì mà không theo dõi, quan sát, thu nhận thông tin về việc thực hiện kế hoạch thì độ bất định sẽ cao, công việc dễ thất bại, khó đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra
Vì vậy, Kiểm tra là một chức năng quan trọng của ngƣời quản lý nhằm thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các quyết định của nhà quản lý. Từ đó, ngƣời quản lý mới biết đƣợc việc thực hiện đang gặp khó khăn ở chỗ nào, thiếu phƣơng tiện, điều kiện gì để hỗ trợ hoặc điều chỉnh các chỉ đạo kịp thời, giúp đạt hiệu quả cao trong quản lý.
không có phƣơng pháp kiểm tra khoa học, hợp lý, công việc sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn có thể gây bất ổn về mặt tâm lý đối với ngƣời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ do thiếu thông tin về yêu cầu của cấp trên, do đó, kết quả sẽ không cao.
- Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.
Sự kiểm tra có tính chất bao quát, thật sự và có trình độ chuyên môn cao sẽ hỗ trợ cho việc củng cố kỉ cƣơng, góp phần vận dụng đúng đắn những quy định và quyết định của cơ quan lãnh đạo, giúp cho quá trình quản lý đƣợc chặt chẽ. Cần lƣu ý hai điểm trong kiểm tra:
Thứ nhất, ngƣời kiểm tra phải nắm vững những quy tắc, luật lệ, chủ trƣơng, đƣờng lối của cấp trên và cấp mình đang quản lý.
Thứ hai, kiểm tra phải theo chuẩn (mà chuẩn lại gắn với mục tiêu nhƣ đã nói ở trên). Tƣơng ứng với từng nội dung kiểm tra phải có chuẩn riêng, ví dụ chuẩn kiểm tra thiết bị dạy học khác với chuẩn đánh giá giờ lên lớp. Việc kiểm tra theo chuẩn khắc phục một cách cơ bản yếu tố chủ quan trong đánh giá.
- Kiểm tra nhằm thực hiện những mục đích sau đây:
+ Xem xét hoạt động của cá nhân và tổ chức có phù hợp với nhiệm vụ đề ra hay không;
+ Xem xét các ƣu điểm, thiếu sót và những nguyên nhân tƣơng ứng để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lý;
+ Xem xét công việc có phù hợp với thực tế hay không, nghĩa là đánh giá tình hình có phù hợp với các nguồn lực hiện có hay không;
+ Cuối cùng, qua kiểm tra phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh quyết định, đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dƣới để kịp thời bồi dƣỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.
- Trong giáo dục, có nhiều loại kiểm tra, song kiểm tra chuyên môn là chủ yếu và quan trọng nhất. Loại kiểm tra này thƣờng hay áp dụng ở mọi cấp
quản lý cho đến nhà trƣờng. Nhằm thực hiện các mục đích chung vừa nêu trên, kiểm tra chuyên môn bao gồm các nội dung cụ thể nhƣ sau:
+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện chƣơng trình giảng dạy; + Kiểm tra việc thực hiện quy chế, nền nếp chuyên môn; + Kiểm tra giáo án, hồ sơ giảng dạy;
+ Kiểm tra việc học tập của học sinh;
+ Kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học; + V.v…
- Có thể áp dụng nhiều hình thức kiểm tra, nhƣ: nghe báo cáo của thuộc cấp, trực tiếp nghe thuộc cấp báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấn, dự giờ, thăm lớp, thăm học sinh ở nhà, trao đổi, phỏng vấn cán bộ địa phƣơng hoặc cha mẹ học sinh,…
- Trong giáo dục việc kiểm tra thực trạng việc chấp hành quyết định quản lý kết hợp với kiểm tra có tính chất phòng ngừa là hợp lí và rất cần thiết.
- Mục đích cuối cùng của kiểm tra là điều chỉnh quyết định quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra. Ngoài mục đích này, kiểm tra còn phải gắn với mục đích phát triển tổ chức và cá nhân. Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh mà kiểm tra còn là phát hiện. Trong nhà trƣờng, ngƣời hiệu trƣởng kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên không chỉ xem họ thực hiện chƣơng trình thế nào, mà bên cạnh đó còn phải bồi dƣỡng, gợi ý, hƣớng dẫn, phân tích cho họ thấy ƣu điểm, thiết sót, đặc biệt nguyên nhân của chúng để họ làm tốt hơn.[21]
1.6.4.2. Đánh giá
- Theo Nguyễn Đức Chính [15] thì đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và thu thập thông tin về con ngƣời nói chung. Nói cách khác đó là sự thu thập các “bằng chứng” về các hoạt động mà ngƣời giáo viên phải làm với tƣ cách là nhà giáo, công dân,...Trên cơ sở đó đƣa ra những nhận xét nhằm giúp giáo viên (có TTCM) tiến bộ và qua đó nhiệm vụ của nhà trƣờng cũng đƣợc hoàn thành. Trong nhà trƣờng việc đánh giá đội ngũ GV
nói chung và TTCM nói riêng là khâu không thể thiếu trong công tác quản lý của Hiệu trƣởng. Đánh giá đúng sẽ có phƣơng hƣớng và biện pháp giải quyết đúng, làm cho GV, TTCM phấn khởi, tin tƣởng phấn đấu công tác. Đánh giá sai hoặc không đúng có tác hại khôn lƣờng. Đánh giá đúng đội ngũ TTCM để từ đó giúp Hiệu trƣởng có cơ chế, chính sách bố trí, sử dụng, đãi ngộ, đề bạt, bổ nhiệm góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ TTCM trong nhà trƣờng.
- Có các hình thức đánh giá:
+ Tự đánh giá: Căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn của ngành, của nhà trƣờng, TTCM tự xây dựng kế hoạch đánh giá các mặt hoạt động của mình trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Đây là vấn đề quan trọng, là nguồn thông tin có giá trị cho tổ chức vì qua kết quả tự đánh giá TTCM sẽ nắm đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình và từ đó đề ra các biện pháp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
+ Đánh giá TTCM thông qua GV: Căn cứ ý kiến nhận xét đánh giá của GV về TTCM là một kênh thông tin quan trọng vì TTCM là ngƣời trực tiếp quản lý GV trong tổ CM mình phụ trách. Qua đó sẽ có đƣợc sự nhìn nhận khách quan về những ƣu nhƣợc điểm về TTCM.
+ Đánh giá TTCM từ lãnh đạo nhà trƣờng: Đây là kết quả quan trọng có tính quyết định, ảnh hƣởng đến cá nhân ngƣời TTCM về trƣớc mắt và lâu dài. Do đó sự đánh giá của lãnh đạo nhà trƣờng đối với cá nhân TTCM về các mặt: năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, chất lƣợng giảng dạy, tƣ cách đạo đức... cần phải chính xác dựa trên thu thập từ nhiều kênh thông tin, nhiều mặt để có sự phân tích, đánh giá chính xác, khách quan, để ngƣời TTCM tiếp nhận đánh giá của lãnh đạo vui vẻ, cầu tiến và có hƣớng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
+ Đánh giá TTCM theo chuẩn nghề nghiệp, Ngày 22/10/2009, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tƣ số 30/2009/TT- BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.