Đổi mới công tác quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ TTCM

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 79 - 91)

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

a) Quy hoạch đội ngũ TTCM

Việc lập quy hoạch đội ngũ TTCM là cơ sở khoa học giúp Hiệu trƣởng thực hiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực trong nhà trƣờng nhằm đảm bảo phát triển cả về số lƣợng, về cơ cấu một cách hợp lý, chất lƣợng đƣợc củng cố và nâng cao đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhiệm vụ trƣớc mắt và chiến lƣợc lâu dài.

Trên cơ sở xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển sẽ tạo ra sự chủ động, có tính lâu dài trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ TTCM, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ.

Công tác quy hoạch đội ngũ TTCM trƣờng THPT nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ TTCM kế cận đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về năng lực lãnh đạo, quản lý một cách toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ tổ trƣởng, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Việc quy hoạch đội ngũ TTCM cần gắn với quy hoạch cơ cấu tổ chuyên môn trong nhà trƣờng; đối với các trƣờng quy mô lớp học trên 28 lớp thì các tổ chuyên môn thƣờng chỉ từ 01 đến 02 bộ môn cơ bản (nhƣ: tổ Toán - Tin; Tổ Lý - KTCN; Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ; Tổ Thể dục - GDQP; Tổ Văn; Tổ Sử - Địa - GDCD; Tổ Ngoại ngữ), Đối với trƣờng từ 19 đến dƣới 28 lớp cơ cấu tổ có thể là (tổ Toán - Tin; Tổ Lý - KTCN; Tổ Tự nhiên gồm: Hóa - Sinh - Công nghệ - Thể dục - GDQP; Tổ Văn; Tổ Xã hội gồm: Sử - Địa - GDCD -

Ngoại ngữ); Đối với các trƣờng từ 10 đến 18 lớp, cơ cấu tổ CM gồm:(tổ Toán - Tin - Lý - KTCN; Tổ Tự nhiên gồm: Hóa - Sinh - Công nghệ - Thể dục - GDQP; Tổ Văn; Tổ Xã hội gồm: Sử - Địa - GDCD - Ngoại ngữ); còn lại các trƣờng có quy mô dƣới 10 lớp, cơ cấu tổ là: Tổ tự nhiên: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Công nghệ, TD và GDQP; Tổ Xã hội: Văn, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ.

Tƣơng ứng với cơ cấu tổ nhƣ trên là đội ngũ các TTCM, tổ phó CM; ở các trƣờng có quy mô nhỏ, các tổ CM gồm nhiều môn kết hợp thì Hiệu trƣởng nên bổ nhiệm 02 tổ phó CM trong mỗi tổ để thuận tiện cho việc chỉ đạo chuyên môn của tổ.

b) Bổ nhiệm TTCM

Công tác bổ nhiệm là một khâu của công tác cán bộ, do vậy nó có vai trò hết sức quan trọng đƣợc thể hiện trên các mặt, thứ nhất, công tác bổ nhiệm cán bộ kết hợp cùng với các khâu khác tạo cho công tác cán bộ trở thành một hệ thống hoàn chỉnh và hợp lý. Thứ hai, công tác bổ nhiệm cán bộ có vai trò gắn liền với vai trò của công tác cán bộ cùng tạo ra một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.

Trong suốt quá trình cách mạng nƣớc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng ta luôn khẳng định vai trò quan trọng của công tác cán bộ coi đây là khâu then chốt của mọi vấn đề then chốt. Do đó, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng với mục tiêu: “có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đƣờng lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đƣờng lối, đó là vấn đề cốt lõi của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền”.

Mỗi ngƣời cán bộ khi đƣợc tổ chức, đƣợc thủ trƣởng cất nhắc, bổ nhiệm có tác dụng tinh thần rất lớn trong cuộc sống cũng nhƣ trong sự nghiệp công tác. Họ cảm thấy đƣợc vinh dự hơn, hãnh diện hơn khi những cố gắng trong công việc của mình đã đƣợc nhìn nhận và đánh giá chính xác. Từ đó họ cảm thấy phấn khởi, tin tƣởng vào tổ chức, vào lãnh đạo, xóa bỏ đƣợc tƣ

tƣởng “Ba năm phấn đấu, không bằng một lần cơ cấu” và công việc cũng vì đó đƣợc tiến hành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Nhƣng ngƣợc lại, nếu do phe phái, bè cánh mà bổ nhiệm hay vì một lý do nào đó mà đƣợc bổ nhiệm thì ngƣời cán bộ đó sẽ có tƣ tƣởng coi thƣờng ngƣời khác, coi thƣờng hiệu quả công việc do vậy công việc cũng không thể nào hoàn thành tốt đƣợc.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp a) Quy hoạch đội ngũ TTCM

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong công tác xây dựng qui hoạch cán bộ. Để quy hoạch đội ngũ TTCM các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn, các Hiệu trƣởng cần làm tốt công tác dự báo về sự phát triển giáo dục THPT, trƣớc hết cần phải dự báo dân số để chủ động đƣợc quy mô học sinh, lớp học, đội ngũ CBQL, TTCM, tổ phó CM và giáo viên, công tác bồi dƣỡng CBQL, GV, xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học… Việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Tổ trƣởng, tổ phó CM và công tác quy hoạch phát triển giáo dục nhà trƣờng có vai trò quyết định đến công tác quy hoạch TTCM các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn.

Cần thống kê đội ngũ CBQL, TTCM các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn. Xác định số lƣợng TTCM hiện có so với nhu cầu.

- Phân loại TTCM đƣơng nhiệm: Số TTCM hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, số TTCM hoàn thành nhiệm vụ, số TTCM chƣa hoàn thành nhiệm vụ. Số TTCM sắp nghỉ hƣu; Số TTCM sức khoẻ không đảm bảo công tác, điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ảnh hƣởng đến công tác. Cần phân loại các đối tƣợng cụ thể: cho đi bồi dƣỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Chi ủy, lãnh đạo trƣờng, nhất là ngƣời đứng đầu, phát hiện năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý của giáo viên; lựa chọn, giới thiệu đƣa vào quy hoạch cán bộ. Để lựa chọn TTCM chúng ta có thể chú ý tới những cán bộ, giáo viên có một số tiêu chuẩn nhƣ:

- Trình độ chuyên môn chuẩn hoặc trên chuẩn; nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng, đạt giáo viên dạy khá, giỏi.

- Phẩm chất đạo đức tốt.

- Có tƣ chất làm quản lý nhƣ năng lực tổ chức, năng lực lập kế hoạch, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng giao tiếp, ngoại giao, tính quyết đoán…

- Điều kiện sức khoẻ tốt, hoàn cảnh gia đình thuận lợi.

Từ những yếu tố trên, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc đƣợc giao của cán bộ khi tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động chuyên môn, các hoạt động xã hội trong nhà trƣờng; mối quan hệ và uy tín với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh... để đề xuất đƣa GV vào diện quy hoạch. Công tác quy hoạch đội ngũ cần đƣợc làm đúng quy trình, thống nhất trong các nhà trƣờng THPT trên toàn tỉnh.

Một điểm cần chú ý trong quá trình lựa chọn GV giới thiệu và quy hoạch là phải đảm bảo đủ về số lƣợng và hợp lý về cơ cấu. Độ tuổi giới thiệu vào quy hoạch lần đầu theo quy định hiện hành là dƣới 40 tuổi đối với nữ và dƣới 45 tuổi đối với nam. Đảm bảo hợp lý giữa các độ tuổi: dƣới 30, từ 31-40 và trên 40 tuổi. Chú ý giới thiệu quy hoạch TTCM là nam giới, là ngƣời dân tộc, là ngƣời địa phƣơng để có khả năng đảm đƣơng nhiệm vụ ổn định lâu dài.

b) Bổ nhiệm TTCM

Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù không sử dụng trực tiếp khái niệm “Bổ nhiệm cán bộ” nhƣng qua quan điểm của ngƣời về cất nhắc cán bộ cũng nói lên tầm quan trọng của công tác bổ nhiệm cán bộ. Theo Ngƣời, cất nhắc cán bộ là công việc cần kíp nhƣng phải làm cho đúng. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem những ngƣời bô lô, ba la, chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo. Nhƣ thế rất có hại. Cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Nhƣ thế công việc nhất định chạy. Ngƣời chỉ rõ, cất nhắc cán bộ không nên làm nhƣ “giã gạo”. Nghĩa là trƣớc khi cất nhắc không xem xét kỹ, khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ,

khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần nhƣ thế là hỏng cả đời.

Ảnh hƣởng của việc bổ nhiệm đúng cán bộ không chỉ có tác động tới tinh thần, tâm lý của bản thân ngƣời đƣợc bổ nhiệm, mà còn tác động tới cả đội ngũ cán bộ nơi có ngƣời đƣợc bổ nhiệm. Có những nơi do bổ nhiệm không đúng cán bộ, cán bộ đƣợc bổ nhiệm không đúng với năng lực, sở trƣờng, không đúng với cống hiến, uy tín trƣớc quần chúng đã gây tình trạng hoang mang, dao động, chán nản trong đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng sẽ không còn niềm tin vào tổ chức, vào ngƣời lãnh đạo, động lực phấn đấu từ đó cũng không còn, nhiệm vụ đƣợc giao cũng sẽ bê trễ, khó hoàn thành.

Bổ nhiệm đúng cán bộ còn là sợi dây đoàn kết đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng trong một cơ quan, đơn vị tránh đƣợc những bất đồng do bổ nhiệm cán bộ không đúng tạo ra.

Nhƣ vậy, có thể nói bổ nhiệm cán bộ có vai trò hết sức to lớn đối với công tác cán bộ, đối với từng cán bộ và cả đội ngũ cán bộ, nó là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết trong cơ quan, tổ chức và đăc biệt đó còn là điều kiện để bảo đảm cho việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của tổ chức, đơn vị, địa phƣơng, của mỗi cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ.

Mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức và ngƣời đứng đầu có hiểu đúng về khái niệm bổ nhiệm cán bộ, xác định đúng vai trò của công tác bổ nhiệm cán bộ trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ mới mong thực hiện đúng công tác này. Ngày nay sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nƣớc đang đứng trƣớc yêu cầu mới với bao thời cơ và vô vàn thách thức không thể xem thƣờng, để công cuộc đổi mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi nhƣ mong muốn, việc tiếp tục đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ đảm bảo về chất lƣợng, số lƣợng, cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng không chỉ là yêu cầu khách quan mà còn là mệnh lệnh của chính cuộc sống.

Vì vậy, công tác bổ nhiệm đội ngũ TTCM, TPCM phải đƣợc Hiệ trƣởng các trƣờng THPT xem xét kỹ lƣỡng, thực hiện theo đúng quy trình, công khai dân chủ, công bằng và khách quan nhằm tìm đúng ngƣời có đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo tổ CM hoạt động có hiệu quả trƣớc yêu cầu đổi mới ngày càng cao của ngành giáo dục.

3.2.1.3. Cách tiến hành a) Quy hoạch TTCM

Định kỳ hằng năm vào cuối năm học, chi uỷ và lãnh đạo nhà trƣờng rà soát lại quy hoạch cán bộ của nhà trƣờng, đề nghị bổ sung nhân tố mới có năng lực và đƣa ra khỏi danh sách quy hoạch những GV không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đơn vị và các tổ chức đoàn thể để nhận xét, đánh giá cán bộ khi xây dựng quy hoạch và đánh giá TTCM, TPCM định kỳ. Việc thực hiện sàng lọc quy hoạch TTCM, TPCM nêu trên nếu thực hiện thƣờng xuyên sẽ đem lại kết quả tốt, giúp nâng cao chất lƣợng GV là nguồn dự bị nói riêng và chất lƣợng đội ngũ nhà giáo.

Trên cơ sở đã rà soát quy hoạch TTCM, các trƣờng xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện công tác quy hoạch TTCM, bổ sung quy hoạch cán bộ, GV theo từng giai đoạn.

Kết quả quy hoạch TTCM, TPCM phải đƣợc thông báo đến toàn thể Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng biết để thực hiện các nhiệm vụ phát triển cán bộ dự bị nêu dƣới đây. Đây là quy trình đã đƣợc quy định rõ ràng, nhƣng ở các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn thời gian qua chƣa thực hiện tốt, còn bỏ qua các bƣớc trong quy trình. Đây là khâu yếu, cần phải đổi mới, cần phải chuyển biến trong thời gian tới để công tác quy hoạch đúng ý nghĩa, đạt mục tiêu đề ra.

Sau khi GV đƣợc quy hoạch vào các chức danh TTCM, TPCM, cần phải hƣớng dẫn để họ xây dựng kế hoạch học tập, tự học, rèn luyện, bổ sung những kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Chú ý tạo điều kiện để cán bộ dự bị đƣợc học,

bồi dƣỡng về năng lực lãnh đạo, quản lý, về lý luận chính trị, về tin học; Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về hiệu trƣởng nhà trƣờng.

Cùng với xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, tự học tập, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần bố trí, sắp xếp giao cho cán bộ quy hoạch những công việc cụ thể nhƣ làm nhóm trƣởng bộ môn, bí thƣ đoàn thanh niên, bí thƣ chi đoàn giáo viên,... Việc giao nhiệm vụ nào cần phải tính đến năng lực và kinh nghiệm của cán bộ dự bị, đảm bảo vừa sức, tránh giao việc quá khó, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, dẫn đến chán nản, nhụt chí.

Cuối năm học, chi uỷ, lãnh đạo nhà trƣờng cần có bản nhận xét, đánh giá những mặt mạnh, những hạn chế cần khắc phục của cán bộ trong quy hoạch để có cơ sở bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

b) Bổ nhiệm TTCM

- Hiệu trƣởng căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch để đề xuất và đánh giá đối với cán bộ, công chức đƣợc đề xuất; họp bàn trong tập thể lãnh đạo.

- Xin ý kiến cấp ủy.

- Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm.

- Hiệu trƣởng ra quyết định bổ nhiệm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Hiệu trƣởng triển khai quyết định, phân công lao động cho ngƣời đƣợc bổ nhiệm theo cƣơng vị mới, lƣu hồ sơ nhân sự và chỉ đạo cán bộ phụ trách cập nhật chƣơng trình quản lý nhân sự.[37, tr. 95]

c) Miễm nhiệm TTCM

- Điều kiện miễn nhiệm: Trong thời gian giữ chức vụ cán bộ xin từ chức, cán bộ năng lực yếu không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, cán bộ có sai phạm chƣa đến mức phải kỷ luật cách chức nhƣng không còn đủ uy tín, điều kiện về sức khoẻ để hoàn thành chức trách nhiệm vụ thì quyết định miễn nhiệm chức vụ của cán bộ và bố trí công tác khác mà không chờ hết thời hạn bổ nhiệm.

- Trình tự thủ tục đề nghị miễn nhiệm TTCM thực hiện nhƣ sau: Tập thể lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức nhận xét đánh giá cán bộ làm tờ trình Hiệu trƣởng xem xét quyết định.

- Hồ sơ trình miễn nhiệm cán bộ bao gồm: Sơ yếu lý lịch của cán bộ, nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị (nêu rõ lý do miễn nhiệm) bản tự nhận xét, đánh giá, kiểm điểm của cán bộ.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các trƣờng THPT phải xây dựng kế hoạch dự báo phát triển giáo dục THPT của địa phƣơng, dự báo dân số để chủ động đƣợc số lƣợng học sinh tiểu học, mạng lƣới trƣờng lớp, đội ngũ CBQL và giáo viên, công tác bồi dƣỡng CBQL, GV, xây dựng cơ sở vật chất.

Hằng năm phải tổ chức đánh giá đúng thực trạng đội ngũ TTCM, trên cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)