Xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí SXKD của

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than hạ long (Trang 100 - 120)

2008 2012

3.3.xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí SXKD của

3.3.1. Tăng cường công tác tổ chức sản xuất, sắp xếp lại lực lượng lao động hợp lý

Qua phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động của Công ty TNHH MTV than Hạ Long ta thấy, Công ty cần chú trọng các biện pháp thu hút lao động thợ lò nhất là điều kiện ăn ở, đi lại, tiền lương và điều kiện làm việc, trong đó đặc biệt chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nhất là việc vận chuyển vật tư, thiết bị, môi trường làm việc và đi lại của công nhân hầm lò. Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, nâng cao trình độ cho công nhân, cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu sản xuất. Cân đối lại lao động toàn Công ty, bố trí hợp lý lao động, giảm lao động phụ trợ theo chỉ đạo của Tập đoàn.

Để làm được điều đó, Công ty cần phải tổ chức, định biên lại lực lượng lao động từ phòng ban, đến các xí nghiệp, các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Cụ thể như sau:

- Tích cực nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị mới tiên tiến và phương thức quản lý khoa học, hiệu quả để tăng tiến độ đào lò, tăng năng suất lao động, giảm lực lượng lao động thủ công.

- Đối với phòng ban: Bố trí bộ phận quản lý điều hành, bộ phận tiêu thụ một cách hợp lý, tiêu thụ phù hợp với tiến độ sản xuất, tăng cường tiêu thụ than tồn kho để giảm lượng tồn, giảm chi phí kho bãi...đạt hiệu quả cao nhất. Phân công lại chức năng nhiệm vụ giữa các phòng ban rõ ràng, hợp lý hơn, định biên lại lao động giữa các phòng phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu sản xuất.

- Đối với các đơn vị sản xuất (các xí nghiệp, phân xưởng, tổ đội): Tổ chức sản xuất hợp lý để nâng cao năng suất thiết bị, tăng năng suất lao động, cụ thể:

+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tốt công tác kỹ thuật cơ bản trong lắp đặt, vận hành thiết bị đảm bảo an toàn tuyệt đối. Duy trì đúng chế độ duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị.

+ Tích cực huấn luyện, kèm cặp, đẩy nhanh tốc độ nâng cao năng lực, tay nghề đối với cán bộ, công nhân vận hành. Tăng cường và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chi phí vận hành và sửa chữa thường xuyên thiết bị.

- Xiết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Công ty, thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc chấp hành Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế quản lý lao động - tiền lương và các quy chế, quy định, nhằm đảm bảo sự nghiêm túc, công bằng, công khai trong quan hệ lao động.

3.3.2. Tăng cường công tác tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị

a. Công tác lập kế hoạch nhu cầu vật tư thiết bị

Hiện nay việc lập kế hoạch nhu cầu vật tư thiết bị của Công ty đang được thực hiện theo năm, phòng vật tư thực hiện mua sắm và phân bổ cho các đơn vị sản xuất. Để công tác lập kế hoạch vật tư được chủ động, sát với thực tế kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng, Công ty cần giao cho các đơn vị sản xuất

tự lập kế hoạch nhu cầu vật tư theo tháng trên cơ sở kế hoạch chung của Công ty. Cụ thể:

- Hàng tháng, căn cứ vào mục tiêu kế hoạch SXKD, định mức kinh tế kỹ thuật, lượng vật tư tồn kho, các đơn vị sản xuất lập kế hoạch nhu cầu vật tư thiết bị cần thiết đủ dùng cho đơn vị mình đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Chủ động trong việc mua sắm vật tư, phục vụ kịp thời cho SXKD, hạn chế tối đa việc mua đột xuất không theo kế hoạch, mua nhiều hơn nhu cầu thực tế làm tăng tồn kho bất hợp lý.

- Đào tạo đội ngũ các cán bộ kỹ thuật giỏi để có thể dự đoán chính xác được thời gian cần phải thay thế của vật tư máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất, dùng công nghệ thông tin vào quản lý vật tư thiết bị để đưa ra những thông tin cần thiết cho nhà quản lý và người sử dụng, đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời cho quá trình sản xuất.

- Để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, tránh hiện tượng tồn kho lớn, gây ứ đọng vốn trong SXKD, Công ty cần xác định được lượng vật tư dự trữ an toàn.

Công thức tổng quát:

+ Số ngày dự trữ hợp lý tuỳ thuộc vào chủng loại vật tư (Thông thường đối với nhiên liệu là 7 ngày, vật tư khác là 10 ngày).

+ Lượng và giá trị vật tư cần mua trong kỳ kế hoạch được tính theo công thức:

Vc = Vcd + (Vd2 - Vd1 ) (3.2) Trong đó:

Vc: Là lượng và giá trị vật tư cần mua trong kỳ kế hoạch Vcd: Là lượng và giá trị vật tư cần dùng trong kỳ kế hoạch Vd2: Là lượng và giá trị vật tư dự trữ trong kỳ kế hoạch Vd1: Là lượng và giá trị vật tư dự trữ cuối kỳ kế hoạch

MDT = Tổng nhu cầu vật tư trong kỳ KH

X Số ngày dự trữ hợp lý (3.1)

b. Công tác quản lý vật tư phụ tùng thiết bị

- Thực hiện nghiêm sự phối hợp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các đơn vị trong Tập đoàn để giúp nhau cùng phát triển theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, cùng có lợi, bao gồm: Sử dụng các thiết bị bốc xúc, vận chuyển đất đá và than; các sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng…Thực hiện tốt các qui định của Nhà nước và Tập đoàn về công tác mua sắm, đấu thầu, quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị, thuê ngoài. Cung ứng vật tư kịp thời phục vụ sản xuất. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chương trình “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu trong nước, sử dụng tối đa hàng trong nước nước đã sản xuất được với chất lượng và giá cả cạnh tranh sau đó mới nhập khẩu.

- Chú trọng các giải pháp tiết kiệm chi phí trong SXKD. Trong điều kiện giá cả có nhiều biến động, phải bám sát thị trường để điều hành mua sắm đầu vào, huy động vốn cho SXKD và đầu tư một cách hiệu quả. Quản lý, điều hành chặt chẽ công tác quản trị chi phí; quản lý vật tư, thiết bị, tài sản...

- Để công tác quản lý vật tư được tiết kiệm, hiệu quả, Công ty cần phải hoàn thiện Quy chế quản lý vật tư phụ tùng thiết bị theo hướng:

+ Việc mua sắm vật tư phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Tập đoàn, có tính cạnh tranh với mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất.

+ Đảm bảo vật tư đầy đủ và kịp thời cho sản xuất nhưng không gây tồn kho bất hợp lý, chậm luân chuyển, tồn kho ứ đọng.

+ Vật tư được mua sắm phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, hợp pháp. Tăng cường mua vật tư trực tiếp từ nhà sản xuất, hạn chế tối đa mua qua các khâu trung gian làm tăng giá vật tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Việc mua sắm vật tư phải đi liền với quản lý tồn kho vật tư, được lập thành kế hoạch và được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo giá trị tồn kho hợp lý, góp phần giảm giá thành sản xuất.

3.3.3. Hoàn thiện công tác giao khoán chi phí cho các phân xưởng, tổ đội sản xuất theo công đoạn sản xuất

Để tăng cường công tác giao khoán chi phí cho các đơn vị sản xuất, Công ty cần chú trọng xây dựng quy trình kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu công nghệ, đặc biệt là các chỉ tiêu mét lò chống xén, lò đá, lò sắt, đào lò XDCB, quản lý sản phẩm trong các công đoạn sản xuất, chế biến, vận tải, tiêu thụ. Chuẩn xác lại tài liệu địa chất các vỉa để khai thông chuẩn bị các đường lò hợp lý, giảm số mét lò đào trong đá và chiều dài lò không hợp lý, giảm tỷ lệ đá lẫn trong than nguyên khai dẫn đến giảm chất lượng than nguyên khai.

Căn cứ các chỉ tiêu công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả thị trường và các chế độ qui định, thực hiện tính toán chi tiết theo từng yếu tố chi phí cho từng công đoạn sản xuất của đơn vị, sau đó tổng hợp chung toàn đơn vị sản xuất và mở rộng giao khoán các yếu tố chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí động lực, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

1. Xây dựng phương pháp giao khoán chi phí cho các đơn vị sản xuất

- Chi phí giao khoán cho các đơn vị sản xuất bằng tổng chi phí của các công đoạn sản xuất và được tính theo công thức sau:

n KH khi gki i 1 C Q C = = ∑ × (3.3) Trong đó: CKH: Tổng chi phí giao khoán của đơn vị.

Qkhi: Khối lượng sản phẩm kế hoạch Cgki: Chi phí sản xuất theo công đoạn thứ i - Các công đoạn giao khoán chi phí:

+ Công đoạn giao khoán bóc đất đá: Bao gồm: khoán chi phí khoan lỗ mìn, chi phí nổ mìn, chi phí bốc xúc đất đá, chi phí vận chuyển đất đá.

+ Công đoạn khấu than nguyên khai: Bao gồm: khoán chi phí bốc xúc than, chi phí vận chuyển than trong mỏ, chi phí sàng tuyển than.

+ Công đoạn vận chuyển than sạch đi tiêu thụ: Bao gồm các chi phí thuê xe vận chuyển than sạch bằng ô tô ra cảng.

2. Phương pháp tính toán các yếu tố chi phi phi

Công thức tổng quát xây dựng đơn giá giao khoán chi phí công đoạn được thực hiện như sau:

Cgki = CVLi+ CNLi+ CĐLi+ CTLi+ CBHi+ CKHi+ CCPKi (3.4) Trong đó:

CVLi: Chi phí vật liệu giao khoán công đoạn i CNLi: Chi phí nhiên liệu giao khoán công đoạn i CĐLi: Chi phí động lực giao khoán công đoạn i

CTLi: Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp, phụ trợ, quản lý phân xưởng giao khoán công đoạn i

CBHi: Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ giao khoán công đoạn i CKHi: Chi phí khấu hao giao khoán công đoạn i

CCPKi: Chi phí chung khác phục vụ sản xuất tại phân xưởng giao khoán công đoạn i

a. Giao khoán chi phí vật liệu, nhiên liệu

- Công thức tổng quát:

CVLi,NLi = khi

n i i G M × ∑ =1 (3.5) Trong đó:

Mi: Định mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu cho công việc thứ i Gkhi: Đơn giá vật liệu, nhiên liệu

- Định mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu: Được tính theo định mức tiêu hao của Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam và có thể được điều chỉnh khi công nghệ sản xuất, khai thác thay đổi.

Trong chi phí vật liệu còn bao gồm cả vật liệu cho sửa chữa thường xuyên, phụ tùng thay thế được tính theo định mức do Công ty TNHH MTV than Hạ Long xây dựng. Nội dung công việc sửa chữa tài sản, máy móc thiết bị được xác định theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành của từng loại máy móc thiết bị và các quy định có liên quan.

b. Giao khoán chi phí động lực

Việc tính toán, khoán điện năng tiêu thụ của các đơn vị sản xuất dựa vào công xuất và hệ số sử dụng của các loại máy móc thiết bị được trang bị theo dây truyền công nghệ.

Công thức tổng quát:

CĐli = Wtti Gđni (3.6) Qkhi

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Wtti: Điện năng tiêu thụ cho công đoạn sản xuất thứ i trong kỳ kế hoạch, được xác định theo công thức:

Wtti= PCSix HSDix hi (kwh) (3.6a)

PCSi: Tổng công xuất của các loại máy móc thiết bị được huy động phục vụ sản xuất cho công đoạn sản xuất thứ i của đơn vị (kw).

HSDi: Hệ số sử dụng máy móc thiết bị

hi: số giờ hoạt động trong 1 kỳ kế hoạch của máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cho công đoạn thứ i (h).

Qkhi: Khối lượng công việc kế hoạch của công đoạn sản xuất thứ i Gđni: Đơn giá điện năng (tính theo giá của Nhà nước từng thời điểm).

c. Giao khoán chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ

Chi phí tiền lương công nhân là khoản chi về tiền lương và các khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của công nhân trực tiếp, công nhân gián tiếp, phụ trợ, phục vụ theo yêu cầu kỹ thuật và tiền lương quản lý phân xưởng định biên theo quy định.

Công thức tổng quát: CTLi = lpvi n i lsxci C C + ∑ =1 ( ) (3.7) Trong đó: lsxci

C : Chi phí tiền lương cho sản xuất chính công đoạn thứ i

lpvi

C : Chi phí tiền lương cho gián tiếp phân xưởng, phục vụ, phụ trợ trong dây truyền của công đoạn sản xuất thứ i

d. Giao khoán chi phí khấu hao TSCĐ

Cách xác định chi phí khấu hao TSCĐ được thực hiện theo Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (Kể từ ngày 10/6/2013, Thông tư số 45/2003/TT-BTC về chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ sẽ thay thế Quyết định 203 nêu trên).

Việc xác định chi phí khấu hao TSCĐ căn cứ vào thời gian sử dụng của TSCĐ, thời gian trích khấu hao và nguyên giá của TSCĐ.

Công thức tổng quát:

Mức trích KH trung bình hàng năm của TSCĐ =

Nguyên giá của TSCĐ

(3.8)

Thời gian sử dụng

e. Giao khoán chi phí sửa chữa thường xuyên

Căn cứ quy trình quản lý vận hành, yêu cầu kỹ thuật trong quản lý sử dụng và tính chất, đặc điểm hoạt động và hiện trạng của từng loại TSCĐ để tính toán, giao khoán chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ.

Công thức tổng quát:

CSCTX = CSCTXMT + CSCTXNX (3.9)

Trong đó:

CSCTX : Tổng chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ.

CSCTXMT : Tổng chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ thuộc nhóm máy

móc thiết bị.

Định mức sửa chữa thường xuyên của TSCĐ được xác định theo tỷ lệ % giữa tổng chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ trong 1 năm trên tổng giá trị TSCĐ do đơn vị quản lý, đang đưa vào sử dụng.

f. Phương pháp tính đơn giá theo công đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công đoạn khai thác than lộ thiên:

+ Bóc đất đá lộ thiên: Bao gồm công đoạn khoan lỗ mìn; nổ mìn đất đá; bốc xúc đất đá; vận chuyển đất đá; san gạt bãi thải.

+ Khai thác, vận chuyển than lộ thiên: Bao gồm công đoạn khấu than bằng cơ giới; khấu than bằng thủ công; vận chuyển than vỉa; thoát nước mỏ.

- Công đoạn khai thác than hầm lò:

+ Đào lò CBSX: Bao gồm công đoạn đào lò than chống sắt; đào lò đá chống sắt; đào lò chống neo; vận chuyển đất đá lò; đặt ray lò, thu hồi thép chống lò; khoan thăm dò.

+ Khai thác, vận chuyển than hầm lò: Bao gồm công đoạn khấu than; vận tải than trong lò; vận tải than qua giếng; bốc xúc than tại cửa lò; vận tải than ngoài mặt bằng lò; thông gió, thoát nước mỏ.

- Đơn giá các công đoạn sản xuất than: Căn cứ đơn giá tổng hợp các công đoạn sản xuất than của Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở điều chỉnh giá nhiên liệu và giá điện.

+ Công tác khoan lỗ mìn, nổ mìn: Đơn giá được xác định trên cơ sở đường kính lỗ khoan và độ cứng đất đá.

+ Công tác bốc xúc đất đá: Đơn giá được xác định trên cơ sở từng loại máy xúc, khả năng xúc của từng loại gầu xúc và độ cấp đất đá.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than hạ long (Trang 100 - 120)