0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phân tích công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THAN HẠ LONG (Trang 63 -84 )

2008 2012

2.3.2. Phân tích công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của

Tổ chức hạch toán chi phí SXKD của Công ty được chi tiết theo các khoản mục chi phí và tập hợp theo chức năng hoạt động hoặc theo từng công đoạn của quá trình sản xuất.

- Theo chức năng hoạt động, chi phí SXKD gồm: Chi phí SXKD theo yếu tố trong giá thành than sạch; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Chi phí bán hàng; Chi phí hoạt động tài chính; Chi phí khác.

Trong bài viết tác giả không phân tích khoản chi phí khác vì đây là khoản chi phí không thường xuyên phát sinh trong hoạt động SXKD.

- Theo quá trình sản xuất (hay theo công nghệ sản xuất), chi phí được tập hợp theo từng công đoạn chính: Sản xuất than hầm lò; Sản xuất than lộ thiên.

1. Phân tích chi phí SXKD theo chức năng hoạt động a. Chi phí SXKD theo yếu tố trong giá thành than sạch

Chi phí SXKD tính cho sản phẩm than sạch được kết cấu theo các yếu tố chi phí chủ yếu: chi phí nguyên nhiên vật liệu; chi phí tiền lương; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

Công thức tổng quát:

Csx = Cvl + Cnl + Cđl + Ctl + Ckh + Ck (2.1) Trong đó:

- Cvl: Chi phí vật liệu - Cnl: Chi phí nhiên liệu - Cđl: Chi phí động lực - Ctl: Chi phí tiền lương

- Ckh: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

- Ck: Chi phí khác, bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

Bảng 2.4: Chi phí sản xuất theo yếu tố trong tổng giá thành than sạch từ năm 2008 - 2012 ST T Yếu tố chi phí ĐV T 2008 2009 2010 2011 2012 Cộng chi phí 1.083.01 9 1.012.56 9 1.476.92 5 1.834.15 7 1.593.53 0 Chỉ số biến động liên hoàn % 100,0% 96,3% 145,9% 124,2% 86,9% Chỉ số biến động cố định % 100,0% 96,3% 136,4% 169,4% 147,1% 1

Chi phí nguyên nhiên

vật liệu Tr.đ 386.499 362.309 545.637 727.840 676.454

Chỉ số biến động liên

hoàn % 100,0% 93,7% 150,6% 133,4% 92,9%

2 Chi phí tiền lương Tr.đ 325.305 334.352 497.316 613.913 528.074

Chỉ số biến động liên

hoàn % 100,0% 102,8% 148,7% 123,4% 86,0%

3 Khấu hao tài sản Tr.đ 165.126 148.613 226.772 296.753 239.776

Chỉ số biến động liên hoàn % 100,0% 90,0% 152,6% 130,9% 80,8% 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài Tr.đ 109.722 81.624 110.352 100.062 77.248 Chỉ số biến động liên hoàn % 100,0% 74,4% 135,2% 90,7% 77,2% 5 Chi phí khác bằng tiền Tr.đ 96.367 85.672 96.848 95.589 71.978 Chỉ số biến động liên hoàn % 100,0% 88,9% 113,0% 98,7% 75,3%

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty

Qua số liệu tại Bảng 2.4 ta thấy: Tổng chi phí SXKD tăng dần qua các năm, trong đó có sự tăng dần của từng yếu tố chi phí. Năm 2012, chi phí SXKD tăng 1,5 lần so với năm 2008. Trong khi đó sản lượng khai thác than lại sụt giảm đáng kể, năm 2012, sản lượng khai thác than giảm 16,8% so với năm 2008, giảm 4,5% so với năm 2011, giảm 5,9% so với năm 2010.

Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than trở lên khan hiếm, công tác dự báo cho các đường lò đào qua những khu vực khép vỉa, khu vực hay biến đổi về địa chất còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, Công ty gặp rất nhiều khó

khăn trong việc tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến các khoản chi phí có xu hướng tăng nhưng hiệu quả SXKD của Công ty còn nhiều hạn chế.

Chi phí SXKD tính cho 1 tấn than sạch sản xuất của Công ty tăng lên qua các năm, năm 2012 chi phí bình quân 1.019.000 đồng/ tấn, giảm 9% so với năm 2011 và tăng 1,8 lần so với năm 2008.

Bảng 2.5: Chi phí sản xuất theo yếu tố tính cho 1 tấn than sạch sản xuất từ năm 2008 - 2012 STT Yếu tố chi phí 2008 2009 2010 2011 2012 1 Sản lượng tính giá thành (tấn) 1.878.473 1.383.694 1.671.601 1.637.289 1.563.292 Chỉ số biến động liên hoàn 100,0% 73,7% 120,8% 97,9% 95,5% Chỉ số biến động cố định 100,0% 73,7% 89,0% 87,2% 83,2% 2 Chi phí sản xuất tính cho 1 tấn than sạch (đồng) 576.542 731.787 883.539 1.120.240 1.019.343 Chỉ số biến động liên hoàn 100,0% 126,9% 120,7% 126,8% 91,0% Chỉ số biến động cố định 100,0% 126,9% 153,2% 194,3% 176,8%

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty

Qua số liệu tại Bảng 2.4 và Bảng 2.5 ta thấy: Tốc độ tăng của chi phí SXKD cao hơn tốc độ tăng của sản lượng khai thác than, điều đó cho thấy, Công ty sử dụng các khoản chi phí chưa thực sự đạt hiệu quả nhất là trong khâu khai thác than.

Trong kết cấu các khoản mục chi phí thì chi phí nguyên nhiên vật liệu và chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối lớn, chiếm trên 30% trên tổng chi phí, chi phí khấu hao tài sản chiếm tỷ trọng trên 15%, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền chiếm tỷ trọng dưới 10%.

Sự biến động tăng dần của hai yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu và chi phí nhân công chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng chi phí tăng, điều đó được thể hiện qua Biểu đồ 2.1.

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2008 2009 2010 2011 2012

Chi phí nguyên nhiên vật

liệu

Chi phí nhân công Khấu hao tài sản

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí khác bằng tiền

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty

Biều đồ 2.1: Chi phí sản xuất theo yếu tố trong tổng giá thành than sạch từ năm 2008 - 2012

- Chi phí nguyên nhiên vật liệu

Chi phí nguyên nhiên vật liệu được tính toán dựa trên định mức do Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam ban hành và giá nguyên nhiên vật liệu theo mức giá tại thời điểm tính toán đối với từng khu vực.

Công thức tổng quát:

Cnvl = Định mức x Đơn giá (2.2)

Là đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản, sản phẩm là than được hình thành do tạo hoá tự nhiên, do đó trong kết cấu giá thành sản phẩm không có nguyên vật liệu chính. Để sản xuất than, Công ty đã sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau nhưng đều là nguyên vật liệu phụ phục vụ cho quá trình khai thác than, các khoản chi phí nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty bao gồm:

+ Chi phí vật liệu:

Căn cứ phương án kỹ thuật sản xuất, các chỉ tiêu công nghệ và các định mức tiêu hao theo quy định, Công ty thực hiện tính toán định mức chi phí vật liệu dùng trong hoạt động SXKD. Việc quản lý định mức và giá vật tư được

thực hiện theo quy định hiện hành của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.

Chi phí vật liệu bao gồm: các loại vật liệu được sử dụng trong quá trình khai thác than như: gỗ chống lò, vì sắt chống lò, thuốc nổ, kíp nổ, dây nổ, cáp điện phòng nổ, gông, giằng...các loại vật tư phụ tùng thay thế trong quá trình vận hành các thiết bị như: cáp thép, mũi khoan, búa khoan, răng gầu xúc, săm lốp ô tô, bình điện …vật liệu dùng cho bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các thiết bị máy móc như: dầu nhờn, mỡ máy, sắt thép, và các loại phụ tùng dùng cho sửa chữa thường xuyên như: vòng bi, gioăng, phớt, bu lông, lá nhíp…

Do đặc thù công nghệ sản xuất của Công ty là khai thác than nguyên khai và sàng tuyển, chế biến ra than sạch, vì thế số lượng máy móc, thiết bị phục vụ khai thác và sàng tuyển rất nhiều, do đó yếu tố vật tư phụ tùng thay thế để duy trì hoạt động của các thiết bị phục vụ khai thác và sàng tuyển cũng chiếm một tỷ trọng lớn. Trong đó, vật tư, phụ tùng thay thế của thiết bị máng cào để vận chuyển than và sàng tuyển than có giá trị tương đối cao.

+ Chi phí nhiên liệu:

Bao gồm các loại nhiên liệu phục vụ quá trình khai thác, sản xuất than như: xăng, dầu diezen để cho vận chuyển đất đá, vận chuyển than nguyên khai, vận chuyển than tiêu thụ, vận chuyển vật tư cung cấp cho quá trình SXKD của Công ty.

Chi phí nhiên liệu được tính toán trên cơ sở khối lượng công tác và định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe trong điều kiện cụ thể của từng loại công việc như: nhiên liệu dùng cho vận chuyển than, đất và hàng hóa tính theo lít/1000 tấn km, nhiên liệu dùng cho vận chuyển phục vụ tính theo lít/1000 km lăn bánh, nhiên liệu cho máy gạt và máy xúc dầu, cần cẩu tính theo lít/giờ hoạt động.

Phạm vi khai thác than của Công ty là các khai trường mỏ, địa hình phức tạp, chính vì thế chi phí tiêu hao nhiên liệu ở khâu vận chuyển than cũng rất lớn. Điều đó lý giải vì sao chi phí nguyên nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí SXKD.

+ Chi phí động lực: Bao gồm các chi phí về điện năng được sử dụng trong quá trình sản xuất và phục vụ chiếu sáng như: Bơm nước moong, khoan đất đá, máy xúc, băng tải cấp than, điện chiếu sáng bãi than, điện phục vụ cho văn phòng, phân xưởng. Việc tính chi phí điện năng dựa trên mức tiêu hao điện năng tổng hợp (KW.h/tấn than) và theo đơn giá quy định của Nhà nước ở từng thời kỳ theo từng cấp điện áp đầu nguồn.

Vì số lượng, chủng loại vật tư sử dụng nhiều, căn cứ các chứng từ đầu vào, Công ty đã theo dõi chi tiết từng loại nguyên nhiên vật liệu theo số lượng, giá trị và lựa chọn phương phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá trị vật tư xuất kho cho sản xuất. Cuối kỳ, thực hiện kiểm kê nguyên nhiên vật liệu tồn kho, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí nguyên nhiên vật liệu.

Tuy nhiên, nếu so sánh với kết quả SXKD ta thấy, tốc độ tăng chi phí nguyên nhiên vật liệu lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, dẫn đến tỷ suất chi phí trên doanh thu tăng, điều đó cho thấy việc sử dụng chi phí nguyên nhiên vật liệu cho hoạt động SXKD than của Công ty chưa thực sự đạt hiệu quả. Các đơn vị sản xuất chưa lập được kế hoạch nhu cầu vật tư thiết bị theo tháng, chưa có đội ngũ các chuyên gia giỏi về kỹ thuật để có thể dự đoán chính xác được thời gian cần phải thay thế của vật tư máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất. Vì vậy việc cung cấp vật tư còn thụ động, tồn kho vật tư còn lớn, gây ứ đọng vốn trong SXKD.

- Chi phí tiền lương

Chi phí tiền lương của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình hoạt động SXKD.

Việc xác định chi phí tiền lương của Công ty dựa trên hao phí lao động cho từng công việc cụ thể và theo đơn giá tiền lương tại các quy định hiện hành của Nhà nước. Đơn giá tiền lương cho một ngày công của từng loại công việc

được xác định theo kế hoạch SXKD của Công ty trên cơ sở các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ, khối lượng sản phẩm.

Bảng 2.6: Chi phí tiền lương năm 2008 - 2012

ST

T Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

1 Lao động bình quân Ng 5.881 5.196 5.206 5.531 5.367

Chỉ số biến động liên hoàn 100,0% 88,4% 100,2% 106,2% 97,0% Chỉ số biến động cố định 100,0% 88,4% 88,5% 94,1% 91,3%

2 Tổng quỹ tiền lương Tr.đ 325.305 334.352 497.316 613.913 528.074

Chỉ số biến động liên hoàn 100,0% 102,8% 148,7% 123,4% 86,0% Chỉ số biến động cố định 100,0% 102,8% 152,9% 188,7% 162,3%

3

Tiền lương BQ

(1.000đ/người/tháng) 4.610 5.362 7.960 9.249 8.200

Chỉ số biến động liên hoàn 100,0% 116,3% 148,4% 116,2% 88,7% Chỉ số biến động cố định 100,0% 116,3% 172,7% 200,7% 177,9%

Nguồn: Phòng Lao động - Tiền lương của Công ty

Bảng 2.6 cho thấy, lao động bình quân qua từng năm không ổn định, số lượng lao động có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, tổng quỹ lương và tiền lương bình quân hàng năm vẫn tăng, riêng năm 2012 tổng quỹ lương và tiền lương bình quân có giảm so với năm 2011 nhưng mức thu nhập bình quân của người lao động vẫn tăng so với các năm trước đó.

+ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động:

Lao động là một yếu tố quan trọng của quá trình hoạt động SXKD, việc quản lý và sử dụng lao động có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Vì thế, phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động là rất cần thiết nhằm nhận thức đúng đắn tình hình quản lý và sử dụng lao động trong kỳ, qua đó thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong việc quản lý và sử dụng lao động và đề ra những chính sách,

biện pháp quản lý lao động thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2008 - 2012

STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu

Kế hoạch Tr.đ 1.180.210 1.357.230 1.580.228 2.155.370 2.008.920 Thực hiện Tr.đ 1.280.938 1.150.539 1.658.775 2.112.500 1.903.254 % hoàn thành KH % 108,5% 84,8% 105,0% 98,0% 94,7%

2 Số lượng lao động Người 5.881 5.196 5.206 5.531 5.367

Lao động gián tiếp Người 2.529 2.338 2.291 2.710 2.469 Lao động trực tiếp Người 3.352 2.858 2.915 2.821 2.898

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty

Số lượng lao động và cơ cấu phân bố lao động trong Công ty được biên chế căn cứ vào kế hoạch và định mức lao động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh và nhu cầu lao động. Phân tích số lượng lao động được thực hiện bằng cách so sánh số lao động hiện có với thực hiện kế hoạch SXKD và tỷ trọng lao động trực tiếp trong tổng số lao động hiện có.

Trong công tác quản lý lao động thì công tác sắp xếp, định biên lao động cho từng công việc là một trong những nội dung quan trọng. Quản lý tốt lao động sẽ là một nhân tố tích cực ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Căn cứ vào số liệu Bảng 2.7 ta thấy: năm 2009, năm 2011 và năm 2012 Công ty không hoàn thành kế hoạch SXKD, tuy nhiên, số lượng lao động năm 2011 lại tăng 6,2% so với năm 2010, trong khi cơ cấu lao động trực tiếp có xu hướng giảm, nếu so với năm 2010 thì năm 2011 lao động gián tiếp tăng 18,3%, lao động trực tiếp giảm 3,2%. Năm 2012, doanh thu SXKD giảm 5,3% so với năm 2011 nhưng số lượng lao động giảm không tương ứng, chủ yếu giảm do công nhân xin nghỉ việc, xin chuyển công tác. Điều đó cho thấy việc sắp xếp, bố

trí lao động trong Công ty chưa tốt, công tác quản lý lao động không hiệu quả, dẫn đến tình trạng thừa lao động gián tiếp và thiếu lao động trực tiếp đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

+ Phân tích tình hình sử dụng chi phí tiền lương:

Phân tích tình hình chi phí tiền lương nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện tình hình sử dụng quỹ lương của Công ty trong kỳ. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến quá trình SXKD và hiệu quả SXKD của Công ty. Đồng thời qua phân tích cũng tìm ra những điểm tồn tại bất hợp lý trong công tác quản lý và sử dụng quỹ lương và đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp.

Phân tích tổng hợp chi phí tiền lương nhằm mục đích đánh giá khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí tiền lương như: Tổng quỹ lương: phản ánh toàn bộ chi phí tiền lương của Công ty được sử dụng trong kỳ để thực hiện các nhiệm vụ SXKD bao gồm cả quỹ lương cho lao động trực tiếp và quỹ lương cho lao động gián tiếp. Tỷ suất tiền lương: phản ánh mối quan hệ so sánh giữa tổng quỹ tiền lương trên tổng doanh thu bán hàng. Mức lương bình quân: phản

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THAN HẠ LONG (Trang 63 -84 )

×