Quản lý CPSX ở các doanh nghiệp thuộc Mỹ

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than hạ long (Trang 50 - 58)

Mỹ là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các trung tâm tài chính, các sở giao dịch thị trường tài chính phát triển mạnh, tiềm lực kinh tế và phong cách quản lý theo thị trường mở. Mô hình kế toán của Mỹ thiên về tài chính nhằm đáp ứng thông tin của thị trường tài chính, mô hình kế toán Mỹ gồm hai bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản lý. Đặc trưng cơ bản của mô hình này là hệ thống kế toán quản lý được tổ chức kết hợp với hệ thống kế toán tài chính và được tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán. Cụ thể:

- Về tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán quản lý chi phí không tổ chức thành một bộ phận kế toán riêng mà được tổ chức chung với kế toán tài chính, các bộ phận thực hiện từng phần hành công việc theo chức trách nhiệm vụ được phân công. Các bộ phận này vừa làm nhiệm vụ của kế toán tài chính vừa làm nhiệm vụ của kế toán quản lý.

- Về chứng từ kế toán: kế toán quản lý và kế toán tài chính đều sử dụng hệ thống chứng từ gốc duy nhất.

- Về tài khoản kế toán: Thông thường kế toán tài chính sử dụng các tài khoản tổng hợp còn kế toán quản lý chi phí sử dụng tài khoản phân tích. Việc

ghi chép, phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin từ hệ thống tài khoản này được tính đến cả hai mục đích của kế toán tài chính và kế toán quản lý.

- Về báo cáo kế toán: Mỗi bộ phận kế toán có chức năng thu nhận, cung cấp thông tin kế toán vừa ở dạng tổng hợp, vừa ở dạng chi tiết theo yêu cầu quản lý. Bộ phận kế toán quản lý chi phí sử dụng báo cáo bộ phận để cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp, bộ phận kế toán tài chính sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

Theo mô hình này, kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công kế toán trong doanh nghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo kế toán …nhằm cung cấp thông tin tối ưu cho nhà quản lý tác kế toán trong doanh nghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo kế toán …nhằm cung cấp thông tin tối ưu cho nhà quản lý.

Các bộ phận kế toán như kế toán vốn bằng tiền, kế toán vật tư hàng hoá…mỗi một bộ phận có chức năng thu nhận và cung cấp thông tin kế toán vừa tổng hợp vừa chi tiết… đồng thời lập các dự toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý.

Hệ thống kế toán Mỹ đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích báo cáo bộ phận và áp dụng phương pháp tính lãi theo biến phí (số dư đảm phí) trong quá trình tính toán chi phí, xây dựng định mức chi phí cũng như kế hoạch linh hoạt, phân tích chi phí chung từ đó có thể tính được giá phí và cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình ra các quyết định trong quản lý.

Ưu điểm của mô hình này là có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tổng hợp và quản lý cụ thể theo từng chỉ tiêu. Kế toán tổng hợp bộ phận nào kết hợp với kế toán chi tiết bộ phận đó, vì vậy thông tin kế toán rõ ràng và đáng tin cậy. Việc thu nhận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện trong việc cơ giới hoá công tác kế toán.

Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế như khó chuyên môn hoá theo hai loại kế toán tài chính và kế toán quản lý dẫn đến hạn chế trong quá trình quản lý nội bộ.

Mô hình này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các nước áp dụng kế toán Mỹ hoặc đã tổ chức kế toán theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Kết luận Chương 1

Qua tìm hiểu và phân tích về những lý luận chung tại Chương 1, chúng ta có cái nhìn tổng quan về chi phí SXKD và quản lý chi phí SXKD trong các doanh nghiệp nói chung. Quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả SXKD của các Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần đánh giá cao tầm quan trọng trong việc quản lý chi phí trong việc tăng lợi nhuận kinh doanh, đưa ra được các biện pháp để tiết kiệm chi phí một cách thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Để tìm hiểu về thực tiễn quản lý chi phí sản xuất trong một loại hình doanh nghiệp cụ thể, tác giả đi sâu nghiên cứu về thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV than Hạ Long tại Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SXKD CỦA CÔNG TY TNHH MTV THAN HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV than Hạ Long

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH MTV than Hạ Long tiền thân là Liên hiệp than Quảng Ninh được thành lập ngày 08 tháng 01 năm 1988 theo Quyết định số 07/QĐ- UB ngày 08 tháng 01 năm 1988 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Để phù hợp với yêu cầu đổi mới, ngày 26 tháng 9 năm 1992, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký quyết định số 2265/QĐ-UB về việc chuyển Liên hiệp than Quảng Ninh thành Công ty than Quảng Ninh.

Ngày 01 tháng 5 năm 2003, để phù hợp với sự phát triển chung của Ngành than, Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam đã quyết định đổi tên Công ty than Quảng Ninh thành Công ty TNHH MTV than Hạ Long theo Quyết định số 643/QĐ-HĐQT. Việc thay đổi mô hình điều hành và quản lý, sắp xếp lại các đơn vị đã giúp tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ có hiệu quả.

Thông tin về Công ty TNHH MTV than Hạ Long

Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV THAN HẠ LONG Tên giao dịch: VHAL

Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin - Hạ Long Coal Holding Company Limited. Địa chỉ: Phường Cao Xanh - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.

Điện thoại: 033.3821316, Fax: 033.3826384

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5700100954 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 14/7/2009.

Email: Halong@halongcoal.com.vn

2.1.2. Đặc điểm về tổ chức SXKD và cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ a. Đặc điểm về tổ chức sản xuất

Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH MTV than Hạ Long đã vươn lên thích nghi với cơ chế mới, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm, mở rộng liên doanh liên kết với nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nhờ vậy hoạt động SXKD của Công ty đã từng bước được mở rộng không chỉ ở khu vực Quảng Ninh mà còn vươn ra một số tỉnh, thành trong cả nước, SXKD liên tục tăng trưởng qua nhiều năm.

Đến nay, Công ty đã có một hệ thống tổ chức SXKD và đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực: Sản xuất, khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác;Thăm dò khảo sát địa chất và địa chất công trình; Tư vấn đầu tư, lập dự toán, thi công và xây lắp các công trình mỏ, công trình công nghiệp, giao thông và dân dụng; Sửa chữa thiết bị mỏ, ô tô, phương tiện vận tải thủy, bộ; sản xuất ắc quy, đèn mỏ; Kinh doanh xuất nhập khẩu than, xăng dầu, vật tư, thiết bị phụ tùng, hàng hóa; đại lý sản phẩm hàng hóa; Thiết kế các công trình ngầm và mỏ, các công trình hầm lò, xây dựng mỏ, công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình cơ điện hầm lò. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đặc điểm địa hình, địa chất hoạt động khai thác hầm lò là chủ yếu, tài sản cố định của Công ty đầu tư phục vụ cho việc sản xuất khai thác than là chính, bao gồm: máy móc thiết bị đường lò, máy khấu than, cột chống thuỷ lực, máy cào than, tầu điện, vật kiến trúc,...

Do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, địa chất lớp vỉa thay đổi, chất lượng than kém,... để tăng năng suất lao động, mở rộng khai thác, khắc phục một số khó khăn trong sản xuất, trong năm vừa qua Công ty tiếp tục đổi mới công nghệ khai thác than, đầu tư một số máy móc thiết bị gần 100 tỷ đồng. Khai thác than bằng cột chống thuỷ lực đơn trên các lò chợ, tiếp tục áp dụng công

nghệ khai thác ngang nghiêng trên các lò chợ, nâng cao sản lượng khai thác than hầm lò.

Ngoài hoạt động sản xuất và kinh doanh than, Công ty còn sản và kinh doanh một số lĩnh vực phục vụ cho ngành mỏ như: tư vấn đầu tư, sửa chữa thiết bị mỏ, thiết kế các công trình ngầm…đã thu về cho Công ty mỗi năm hàng chục tỷ đồng.

Tuy hoạt động SXKD của Công ty vẫn đang mang lại hiệu quả trong thời điểm hiện tại, nhưng trước yêu cầu phải đổi mới để phát triển trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của các Doanh nghiệp là với những nguồn lực hiện tại phải làm thế nào để có được hiệu quả hoạt động cao nhất. Một trong những cách thức thường được thực hiện đó là đổi mới và hoàn thiện về cơ chế hoạt động của các Doanh nghiệp.

b. Đặc điểm về qui trình công nghệ

Công ty sản xuất theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Sản xuất theo dây chuyền qua nhiều giai đoạn chế biến. Công nghệ khai thác gồm khai thác than lộ thiên và khai thác than hầm lò.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ công nghệ khai thác than của Công ty

Hầm lò đào than (khấu than) Hầm lò xúc Vận chuyển Sàng tuyển Tiêu thụ Hầm lò đào lò chuẩn bị sản xuất Lộ thiên khoan Lộ thiên nổ mìn Lộ thiên xúc

2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Công ty TNHH MTV than Hạ Long là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam. Cùng với tiến trình phát huy hiệu lực quản lý kinh tế của các ngành, các cấp, Công ty đã không ngừng đổi mới và từng bước cải tiến bộ máy quản lý và phong cách làm việc, nhờ đó bộ máy quản lý của Công ty đã được chọn lọc, sắp xếp quy củ, chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng, làm việc chất lượng và hiệu quả.

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, mô hình này phù hợp với Công ty để tiến hành tốt quá trình sản xuất. Bộ máy quản lý của Công ty gồm 18 phòng ban chức năng và 11 phân xưởng. Ngoài ra, Công ty còn 4 đơn vị trực thuộc, đó là Xí nghiệp than Khe Tam, Xí nghiệp than Tân Lập, Xí nghiệp than Hà Ráng và Xí nghiệp than Cẩm Thành.

Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty ta thấy, cơ cấu tổ chức được chia thành các khối, đứng đầu mỗi khối đều có một người phụ trách dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, các phòng chức năng nghiệp vụ giúp Giám đốc theo dõi, kiểm tra từng mặt hoạt động của Công ty về việc phân công trách nhiệm lãnh đạo quản lý, chỉ huy điều hành SXKD giữa Giám đốc với các Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trợ lý giám đốc và quan hệ về lề lối làm việc.

Trong thực tế sản xuất mỗi hình thức tổ chức sản xuất trên đều khá phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý vừa sâu vừa rộng, trong đó Giám đốc Công ty thực hiện chỉ đạo và điều hành giám sát các quá trình SXKD của Công ty thông qua các mệnh lệnh sản xuất. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ điều hành giám sát các quá trình SXKD của Công ty đến từng phân xưởng công trường, đồng thời làm tham mưu cho Giám đốc để có những quyết định đúng đắn kịp thời để hoạt động SXKD của Công ty đạt hiệu quả cao.

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV than Hạ Long GIÁM ĐỐC Văn phòng P. TC CB ĐT P. PC TT P. Y Tế P. LĐ TL P. CH SX P. Tiêu thụ P. Địa chất trắc địa P. KCS P. KS khí mỏ P. An toàn P. TC KT TK P. Vật tư P. Kế hoạch P. Đầu tư XD CB P. Bảo vệ quân sự PX Khai thác hầm lò (10 PX) PX Khai thác lộ thiên PX Sàng tuyển (2 PX) PX trạm mạng PX Vận tải ngoài (2 PX) PX Vận tải lò (3 PX) PX Đào lò (5 PX) PX Sửa chữa đường mỏ PX Cơ điện) Ngành đời sống) PX KS khí mỏ P. Cơ điện P. GIÁM ĐỐC P. Kỹ thuật

2.2. Tình hình SXKD của Công ty từ năm 2008 đến năm 2012

2.2.1. Về cơ cấu vốn

Bảng 2.1: Số liệu thống kê kết quả tài chính

STT Chỉ tiêu tính ĐV Năm

2008 2009 2010 2011 2012

1 Tổng tài sản Tr.đ 775.379 964.722 1.311.885 1.631.360 1.803.615

Chỉ số biến động liên hoàn 100,0% 124,4% 136,0% 124,4% 110,6% Chỉ số biến động cố định 100,0% 124,4% 169,2% 210,4% 232,6%

2 Vốn chủ sở hữu Tr.đ 69.634 111.077 150.647 250.298 252.954

Chỉ số biến động liên hoàn 100,0% 159,5% 135,6% 166,1% 101,1% Chỉ số biến động cố định 100,0% 159,5% 216,3% 359,4% 363,3%

3 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh Tr.đ 56.913 30.682 44.268 58.711 55.429

4 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/

Tổng tài sản % 9,0% 11,5% 11,5% 15,3% 14,0%

5 Lợi nhuận thuần/ Vốn

chủ sở hữu % 81,7% 27,6% 29,4% 23,5% 21,9% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Nợ dài hạn Tr.đ 337.094 474.510 591.498 929.622 889.080

Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán của Công ty

Giai đoạn 2008 - 2012, giá trị tổng tài sản cũng như nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty không ngừng tăng lên, trong đó: tổng tài sản năm 2012 tăng 2,3 lần

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than hạ long (Trang 50 - 58)