Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than hạ long (Trang 44 - 45)

SXKD

Để quản lý chi phí sản xuất đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần quan tâm, chú ý tất cả các khâu trong qúa trình hoạt động sản xuất, trong đó có 2 khâu quan trọng cụ thể như sau:

- Khâu sản xuất:

Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần chú trọng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp bởi hai khoản chi này thường chiếm tỷ tọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh. Bên cạnh hai khoản chi phí trên, chi phí sản xuất chung cũng là một yếu tố quan trọng có thể tiết kiệm chi phí sản xuất. Doanh nghiệp cần phải xây dựng được các định mức, đơn giá cụ thể như: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, định mức công lao động, đơn giá tiền lương, tiền công, định mức khấu hao máy móc thiết bị... để phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng của từng doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra định mức lao động, đông đốc lao động làm việc có hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ phù hợp giữa tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền lương bình quân.

- Khâu tiêu thụ sản phẩm:

Đây là khâu được đánh giá là rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tăng cường và phát huy vai trò của quản lý trong khâu tiêu thụ sản phẩm thì vấn đề cần thiết và quan trọng là doanh nghiệp phải quản lý chi phí bán hàng, tiếp thị và chi phí quản lý. Doanh nghiệp cần tập trung kiểm tra, đánh giá định mức, dự toán cho từng yếu tố chi phí đề ra trong kế hoạch. Để quản lý tốt các khoản chi phí chi tiền mặt, chi giao dịch, tiếp khách... doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức chi tiêu, các khoản chi phải có chứng từ hợp lệ, phải gắn với kết quả kinh doanh...

Mỗi doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh đòi hỏi phải có bộ máy quản lý tốt và có biện pháp quản lý chi phí một cách hợp lý và hiệu quả. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải am hiểu về đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình, tiến hành phân loại chi phí, thấy được sự cần thiết phải quản lý chi phí, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với doanh nghiệp của mình để đạt được mục tiêu quản lý là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than hạ long (Trang 44 - 45)