Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí SXKD và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than hạ long (Trang 86 - 120)

2008 2012

2.4.2.Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí SXKD và nguyên nhân

a. Những vấn đề còn tồn tại

Trong công tác quản lý chi phí SXKD của Công ty vẫn còn có những tồn tại nhất định. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong năm có thể đạt được cao hơn nếu Công ty có những biện pháp cụ thể khắc phục những tồn tại hoặc triển khai chính sách quản lý mới hợp lý, khoa học hơn. Những tồn tại được nói đến ở đây là:

- Công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất tại Công ty chưa phù hợp với thực tế kinh doanh, dẫn đến các đơn vị sản xuất chưa lập được kế hoạch nhu cầu vật tư thiết bị theo tháng, chưa có đội ngũ các chuyên gia giỏi về kỹ thuật để có thể dự đoán chính xác được thời gian cần phải thay thế của vật tư máy móc thiết

bị trong quá trình sản xuất. Vì vậy việc cung cấp vật tư còn thụ động, tồn kho vật tư còn lớn, gây ứ đọng vốn trong SXKD, việc sử dụng chi phí nguyên nhiên vật liệu cho hoạt động SXKD than của Công ty chưa thực sự đạt hiệu quả.

- Việc sắp xếp, bố trí lao động trong Công ty chưa tốt, công tác quản lý lao động không hiệu quả, dẫn đến tình trạng thừa lao động gián tiếp và thiếu lao động trực tiếp đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

- Việc sử dụng quỹ tiền lương của Công ty không hợp lý, không khuyến khích được công nhân trực tiếp sản xuất, đặc biệt là công nhân hầm lò, dẫn đến nhiều công nhân nghỉ việc hoặc xin chuyển sang Công ty khác.

- Phương pháp giao khoán của Công ty cho các Phân xưởng, tổ đội sản xuất chỉ giao khoán được các yếu tố phụ tùng thay thế, nhiên liệu, tiền lương, còn các yếu tố khác như sửa chữa thường xuyên, khấu hao TSCĐ, động lực, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền... chưa giao khoán. Vì vậy chưa đủ tạo ra động lực cho các đơn vị sản xuất quan tâm và phấn đấu phát huy năng lực sản xuất của chính đơn vị mình để tăng sản lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng năng xuất lao động, tăng hệ số sử dụng máy móc thiết bị.

b. Nguyên nhân

Công ty TNHH MTV than Hạ Long đang là một trong những đơn vị sản xuất than khó khăn nhất của Tập đoàn, nguyên nhân cơ bản do đặc thù hầu hết các đơn vị, xí nghiệp của Công ty đều nằm phân tán, nhỏ lẻ và trong tình trạng tài nguyên đang dần cạn kiệt.

- Do mô hình sản xuất tại Công ty lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú, chu kỳ sản xuất của công ty dài và bị gián đoạn về không gian và thời gian do đó rất khó khăn trong việc tính toán chính xác giá thành sản phẩm.

- Công tác lập kế hoạch chi phí, doanh thu, lợi nhuận hàng năm đặc biệt là công tác lập kế hoạch doanh thu và kế hoạch phẩm cấp than chưa phù hợp với thực tế sản xuất của Công ty, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ của Công ty chưa hoàn thiện, chưa thật sự là căn cứ

khoa học, tin cậy trong việc triển khai các chính sách quản trị chi phí nội bộ Công ty.

- Năng lực tự bốc xúc đất đá của Công ty còn hạn chế cùng với công tác thuê ngoài không chủ động làm cho sản lượng bốc xúc đất đá không hoàn thành kế hoạch là nguyên nhân lớn dẫn đến Doanh thu và lợi nhuận giảm so với kế hoạch được giao.

- Trình độ lao động của Công ty không đồng đều, thiếu lao động lành nghề, Công ty chưa có biện pháp tích cực trong việc nâng cao tay nghề, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo đội ngũ lao động, làm cho chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

- Công ty chưa mở rộng khoán theo đơn giá tổng hợp cho các đơn vị trong toàn Công ty; Công tác tính chi phí giao khoán, giá thành giao khoán còn hạn chế; Công tác giao khoán cho các đơn vị chưa phát huy thật sự quyền tự chủ của các đơn vị giao khoán trong tự cân đối chi phí.

Kết luận Chương 2

Qua phân tích tình hình thực tiễn về công tác quản lý chi phí SXKD tại Công ty TNHH MTV than Hạ Long, ta có thể thấy Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động và tối đa hóa lợi nhuận. Do có các biện pháp quản lý chi phí hợp lý, lợi nhuận kinh doanh của Công ty đã tăng dần qua các năm. Đặc biệt năm 2011, lợi nhuận tăng cao nhất trong thời kỳ từ năm 2008 - 2011.

Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách nghiêm túc, Công ty vẫn còn có những mặt hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý chi phí SXKD từ khâu lập kế hoạch nhu cầu vật tư, thiết bị, lập kế hoạch chi phí SXKD đến khâu giao khoán chi phí cho các phân xưởng, tổ đội sản xuất,...những tồn tại này đòi hỏi Công ty cần phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp để khắc phục nhằm thúc đẩy SXKD của đơn vị ngày một phát triển vững mạnh.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SXKD CỦA CÔNG TY TNHH MTV THAN HẠ LONG 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới

3.1.1. Nhận định tình hình

Ngành than là ngành khai thác nguồn tài nguyên không tái tạo, và là một trong những ngành giữ vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong tương lai gần, năng lực sản xuất của ngành than trong nước có nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng than trong nước, đặc biệt là nhu cầu than cho phát triển ngành nhiệt điện. Trong điều kiện giá bán than trong nước vẫn mang tính chất nội bộ chưa theo cơ chế thị trường thì tiết kiệm chi phí chính là biện pháp chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngành than, và còn là giải pháp góp phần tiết kiệm chung cho nền kinh tế để tạo ra một mức giá điện hợp lý, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của xã hội.

Dự kiến những năm tới, kinh tế toàn cầu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, giá cả trên thị trường thế giới có nhiều biến động khó lường. Ở trong nước, do tình hình kinh tế còn khó khăn cho nên dự kiến mức tăng trưởng sẽ chậm lại, sức mua còn thấp, tồn kho lớn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn cao, SXKD của các doanh nghiệp còn khó khăn.

Đối với các công ty con thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam, thị trường tiêu thụ than không có yếu tố cạnh tranh, than sản xuất ra được Tập đoàn bao tiêu toàn bộ, Tập đoàn có cơ chế khoán chi phí theo đơn giá tổng hợp và xác định giá mua than của các công ty con trên cơ sở giá thành giao khoán và lợi nhuận định mức. Sản lượng sản xuất than của các công ty con phụ thuộc vào sản lượng hàng năm Tập đoàn giao cho các công ty thông qua hình thức hợp đồng phối hợp kinh doanh, trong cơ chế điều hành như vậy, các công ty con phải tự tìm giải pháp để hạn chế chi phí đầu vào, tăng cao lợi nhuận cho công ty và đời sống cho CBCNV ngành than.

Với mô hình kinh doanh và phạm vi hoạt động phân tán, nhỏ lẻ, việc quản trị chi phí một cách hợp lý là một vấn đề nóng luôn được Công ty TNHH MTV than Hạ Long quan tâm, để từ đó đưa ra được các giải pháp toàn diện từ Công ty đến các xí nghiệp, phân xưởng, tổ đội, giúp cho bộ máy của Công ty hoạt động thông suốt, giảm đáng kể các chi phí không cần thiết, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi phí cho toàn bộ mô hình.

Do năm 2012 thị trường tiêu thụ than giảm sút, dẫn đến việc Công ty TNHH MTV than Hạ Long phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh sản lượng, tiết giảm chi phí, tiết giảm đầu tư các công trình chưa cần thiết, lùi trích khấu hao với thời gian tối đa cho nên các điều kiện gối đầu cho sản xuất năm 2013 của Công ty không còn thuận lợi như các năm trước.

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty

Đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu theo tiến độ chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam để ổn định sản xuất. Khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch SXKD, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kiên quyết không để công nhân thiếu việc, bằng mọi giá ổn định thu nhập và đời sống cho người lao động đặc biệt là lao động trực tiếp, cụ thể:

- Tăng cường quản lý tài nguyên, giảm tỷ lệ tổn thất than trong khai thác bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ, bố trí chống lò hợp lý và thu hồi than nóc triệt để ở các lò chợ khai thác vỉa dày. Quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ và định mức kinh tế kỹ thuật, rà soát lại toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật như hệ số bóc đất, tỷ lệ tổn thất tài nguyên, mét lò đào, mét lò chống sắt, mét lò chống neo, mét lò xén để quyết định các phương án chỉ đạo sản xuất phù hợp, tiết kiệm chi phí hợp lý. Quản lý chặt chẽ khối lượng phát sinh, kiểm soát khối lượng mỏ, cụ thể như sau:

+ Đẩy nhanh tốc độ đào lò (đặc biệt các gương lò đá) để khoanh vùng tạo diện cho các quý sau; Tiếp tục áp dụng thử nghiệm khấu chống lò chợ bằng dàn chống KDT-2 để làm cơ sở đánh giá tính hiệu quả của công nghệ, triển khai áp

dụng nổ thử nghiệm thực tế kíp điện vi sai tại ngầm, nghiên cứu áp dụng thử nghiệm neo trong than;

+ Triển khai khảo sát và đưa vào thi công phương án thăm dò bổ sung mỏ Bắc Cọc Sáu, Tây Ngã Hai. Triển khai hết các công trình theo kế hoạch bảo vệ môi trường. Quan trắc theo dõi diễn biến môi trường tại các mỏ. Kiểm soát khí và khoan thăm dò phòng tránh bục nước mỏ đảm bảo an toàn và tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động. Kiểm tra các lộ vỉa có các khe nứt dùng máy gạt hoặc máy xúc san lấp để ngăn nước chảy vào mỏ trước mùa mưa bão.

Kế hoạch SXKD của công ty trong thời gian từ năm 2013 đến 2015:

Bảng 3.1: Kế hoạch SXKD của Công ty năm 2013 - 2015

STT Chỉ tiêu ĐVT Định hướng

2013 2014 2015

1 Than nguyên khai Tấn 2.000.000 2.100.000 2.310.000

Hầm lò - 1.700.000 1.785.000 1.960.000 Lộ thiên - 300.000 315.000 350.000 2 Mét lò đào mét 31.945 33.540 36.900 CBSX - 29.915 31.410 34.550 XDCB - 2.030 2.130 2.350 3 Bốc xúc đất đá m3 3.380 3.550 3.900 4 Than tiêu thụ Tấn 1.870.000 1.960.000 2.150.000

Nguồn: Phòng Kế hoạch của Công ty

- Quản lý sản phẩm trong các công đoạn sản xuất, chế biến, vận tải, tiêu thụ. Bố trí quản lý điều hành, tiêu thụ một cách hợp lý, tiêu thụ phù hợp với tiến độ sản xuất, tăng cường tiêu thụ than tồn kho giảm lượng tồn, giảm chi phí cho vun cốn kho bãi,... đạt hiệu quả cao nhất. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng than sản xuất, có giải pháp xử lý quyết liệt, kịp thời những trường hợp giảm chất lượng vào cơ cấu sản phẩm than đã được giao đầu năm. Quyết tâm loại bỏ những diện khai thác có chất lượng xấu, không có khả năng tiêu thụ, chi phí sản xuất cao.

- Công tác quản lý lao động, tiền lương:

+ Tiến hành xây dựng đề cương tái cơ cấu Công ty, ban hành kịp thời các quy chế quản lý nội bộ của Công ty theo mô hình tổ chức quản lý mới.

+ Tăng cường công tác kiểm tra nhằm thực hiện tốt những quy định của Tập đoàn và của Công ty trong việc tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động. Lao động áp dụng đúng giãn cách trong thang bảng lương được Tập đoàn ban hành tại quyết định 1933/QĐ-Vinacomin ngày 31 tháng 8 năm 2012, khuyến khích các khâu công nghệ chính tạo động lực tăng năng suất lao động, giảm dần tỷ lệ lao động gián tiếp, phục vụ, phụ trợ về mức Tập đoàn giao khoán.

+ Làm tốt công tác định mức lao động, đảm bảo có đủ việc làm thường xuyên cho người lao động: Rà soát để xây dựng mới hoặc điều chỉnh định mức lao động đối với những công việc đã được đầu tư mới hoặc thay đổi quy trình công nghệ sản xuất nhằm phục vụ tốt cho việc giao khoán tiền lương, trả lương có hiệu quả, kích thích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu tiền lương bình quân năm 2013: 8.980.000 đồng/người/tháng; tiền lương bình quân của người có hệ số thu nhập thấp nhất: 2.750.000 đồng/tháng.

+ Ban hành quy chế thi đua khen thưởng thành tích theo quý. Rà soát về các công trình mục tiêu, trọng điểm đăng ký năm 2013 và những năm tiếp theo, đồng thời giao mục tiêu thi đua cho các công trình trọng điểm.

- Công tác quản lý kinh tế:

+ Tiếp tục siết chặt quản trị chi phí trong tất cả các lĩnh vực SXKD, đảm bảo cân đối hợp lý giữa doanh thu - chi phí, hiệu quả SXKD; tổ chức xây dựng kế hoạch và điều hành chi phí, kiểm soát chi phí hàng tuần, hàng tháng, quý. Nâng cao chất lượng làm việc của các hội đồng nghiệm thu, quyết toán vật tư; quyết toán khoán; tăng cường công tác thu hồi, sửa chữa phục hồi, tái chế vật tư thiết bị để tái sử dụng, giảm chi phí đầu vào; cân đối dự trữ tồn kho hợp lý và đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đủ vật tư cho sản xuất; quản lý, kiểm soát chặt chẽ giá cả đầu vào (phấn đấu giảm 5% tổng chi phí theo chỉ đạo của Tập đoàn). Đẩy mạnh phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả SXKD. Huy động

và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các nguồn tiền nhàn rỗi; tăng cường các giải pháp để giảm dần hệ số nợ phải trả xuống mức quy định.

+ Quản lý và sử dụng vật tư theo đúng quy định, đúng định mức, sử dụng triệt để vật tư thu hồi và tồn đọng chậm luân chuyển.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý chi phí SXKD trong DN

3.2.1. Yêu cầu của việc đề xuất giải pháp quản lý chi phí SXKD

Để việc đề xuất các giải pháp gắn liền với mục đích của công tác quản lý, yêu cầu của công tác quản lý chi phí SXKD trong các doanh nghiệp nói chung được thể hiện theo Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Các yêu cầu của công tác quản lý chi phí SXKD

a. Các yêu cầu thuộc về công nghệ, kỹ thuật sản xuất

Việc đổi mới công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm hiện đại hoá và tăng cường sức sản xuất đòi hỏi lượng chi phí đầu tư phát sinh ban đầu rất lớn và trong giai đoạn đầu có thể tác động đến chi phí và giá thành sản phẩm theo chiều hướng tăng lên, song nó cho phép tăng năng xuất lao động và tất yếu sẽ giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên để cho giá thành sản phẩm hạ xuống thì bên cạnh việc đầu tư trang bị hợp lý còn phải có biện pháp sử dụng triệt để của công suất TSCĐ để hạ thấp mức chi phí khấu hao trên đơn vị sản

Phương pháp hạch toán chi phí giá thành Công nghệ kỹ thuật sản xuất Quản lý Kinh tế Quản lý chi phí sản xuất

phẩm được sản xuất

Nhân tố kỹ thuật tác động đến đối tượng lao động biểu hiện ở chỗ hoặc tăng cường được chất lượng của đối tượng lao động hoặc tạo ra được nhiều đối tượng lao động mới có giá thành hạ để thay thế cho đối tượng lao động cũ và do vậy đã tác động trực tiếp đến giá thành bằng cách giảm bớt

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than hạ long (Trang 86 - 120)