Các đối thoại văn hóa trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi 1 Đối thoại với văn hóa cổ đại từ điểm nhìn văn hóa hiện đạ

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 36 - 44)

2.3.1. Đối thoại với văn hóa cổ đại từ điểm nhìn văn hóa hiện đại

Trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi của nhà văn Hồ Anh Thái, chúng ta bắt gặp những đối thoại thú vị. Tác phẩm như một chuỗi đan xen, móc nối những văn bản văn hóa tưởng chừng rất xa nhau. Những âm hưởng cổ đại, hiện đại, những cuộc sống khác biệt được hội tụ ở đậy để tạo nên một tiểu thuyết độc đáo của văn học đương đại. Với tác phẩm này, tính đối thoại theo quan điểm về tiểu thuyết đa thanh của Bakhtin mà sau đó được J.Kristeva phát triển thành quan niệm về liên văn bản có lẽ là “chiếc chìa khóa” phù hợp để khám phá giá trị của nó.

Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi kết cấu gồm 19 chương: 3 chương Tôi, 7 chương Savitri và 9 chương Đức Phật không tách lìa nhau mà được đan xen hòa trộn vào nhau: “Như những âm thanh của một dàn hợp tấu - ta có thể nghe rõ âm sắc từng nốt nhạc nhưng tất cả quyện chặt với nhau tạo thành một tổng thể không thể tách rời” [36]. Với kết cấu này, nhà văn Hồ Anh Thái đã đồng hiện quá khứ và hiện tại qua lời kể của Savitri hậu kiếp về tiền kiếp của mình. Khoảng cách hơn 2000 năm từ cổ

đại tới hiện đại được kéo lại trong 431 trang sách bằng “cây cầu huyền ảo” là nữ thần Savitri. Sự chuyển dịch không gian và thời gian ấy tạo nên một cuộc đối thoại thú vị giữa xưa và nay. Để tạo nên sự chuyển dịch không gian và thời gian này, tác giả Hồ Anh Thái đã sử dụng một cách sáng tạo nghệ thuật trần thuật. Trong tiểu thuyết hiện đại, ngôi kể không tồn tại độc lập, đơn nhất mà được phối hợp với nhau hoặc với các điểm nhìn trần thuật khác rất linh hoạt, đặc biệt là điểm nhìn bên trong. Ở tiếu thuyết Đức Phật,

nàng Savitri và tôi, tác giả Hồ Anh Thái đã sử dụng người kể truyện trực

tiếp là nhân vật “Tôi” để dẫn dắt câu chuyện, cựu Thánh Nữ Đồng Trinh Savitri để đưa câu chuyện trở về thời Đức Phật, và cả người kể chuyện hàm ẩn trong các chương viết về Đức Phật. Như vậy chúng ta có đến ba người kể chuyện, chưa kể việc dịch chuyển điểm nhìn giữa nàng Savitri tiền kiếp và Savitri hậu kiếp, đã tạo nên rất nhiều giọng điệu trong tác phẩm. Việc sử dụng nhiều người kể chuyện và dịch chuyển điểm nhìn đã đưa người đọc đến các góc nhìn, khoảng cách nhìn để có thể thấy được nhiều chiều của tác phẩm hơn. Nhiều người kể chuyện cũng đồng nghĩa với có nhiều giọng điệu trong tác phẩm. Đó chính là nền tảng cho tính đối thoại trong tác phẩm. Cùng với nó là việc các chương được lồng ghép kể trên, quá khứ và hiện tại lần lượt được xuất hiện theo diễn biến của câu chuyện. Một quá khứ, một lịch sử, một nền văn hóa khổng lồ được dẫn dắt bởi con người ở thế giới hiện tại. Một tiền kiếp đầy huyền thoại song hành với một hiện kiếp trong xã hội văn minh. Cái nhìn về lịch sử, về văn hóa cổ đại bằng cách đó tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Hai thế giới khác nhau: một bên với những khách sạn, bể bơi, điện thoại... một bên với thành quách, cung điện, ngai vàng... tạo nên một kết hợp văn hóa độc đáo. Sự tranh luận giữa Đạo Phật và quan niệm ái tình của Savitri, sự tranh luận giữa Savitri tiền kiếp và hiện kiếp, giữa quá khứ và hiện tại… Đó vẫn mãi là một dòng chảy không

thôi. Câu hỏi về đâu là chân lý, đâu là lẽ sống… hãy để cho người đọc tự kiếm tìm câu trả lời sau khi gấp trang sách lại.

Nhưng nếu chỉ nói như vậy có lẽ chưa làm rõ được tính đối thoại văn hóa ở đây và vai trò của nó được thể hiện như thế nào. Người viết, ở đây, xin được tập trung vào nhân vật Savitri để làm rõ hơn điều này. Savitri vừa là người kể chuyện, vừa là cầu nối đại diện của hai thế giới cổ đại và hiện đại. Nhân vật này hội tụ cả hơn 2000 năm văn hóa Ấn Độ. Một Savitri phóng túng, đầy nhục cảm, sức sống trong quá khứ được soi chiếu bởi một Savitri trầm lắng của hiện tại.

Sự đối thoại ấy vừa khiến nhân vật như đang tranh luận với bản thân, vừa như câu hỏi trong quá khứ tràn về chất vấn hiện tại. Dường như sau khi đầu thai chuyển kiếp Savitri đã giác ngộ. Savitri đã đi qua sự vô minh của tiền kiếp để có thể đọc được suy nghĩ của người khác: “Savitri đọc được suy nghĩ của tôi. Cô thản nhiên kể tiếp” Những câu nói của cô ở hiện kiếp đầy triết lý; “thấy mà không thấy”; “Không chỉ con người mà ngay cả lịch sử cũng thường xuyên phân tâm” [46,25]

Một Savitri có thể nhìn xuyên qua lớp sương mù của thế giới vô minh chiêm nghiệm lại cuộc đời. Cây cầu thời gian - nàng Savitri - cho thấy những thăng trầm lịch sử, những thời đại hoàng kim của các đế chế cổ đại đến phế tích đền đài ngày nay: “Savitri và tôi đang viếng thăm thành phố Raijgir. Tên cổ đại là Rajagaha. Vương xá. Nơi đây xưa kia có nhiều đền đài thành quách của các triều đại, kinh đô của vương quốc Magadla” [46,286]

“Xuống xe, nơi đầu tiên Savitri dẫn tôi đến là cột đá Asoka” [46,20]... Những chứng tích lịch sử, những dấu ấn văn hóa một thời, được sống lại trong thời hiện tại bởi nàng Savitri. Nó như có âm vang của quá khứ vọng về, lại như câu hỏi từ tương lai dội lại: Cái gì là chân lí? Đồng thời, cuộc đối thoại văn hóa xuyên thời gian cũng như luận công tội, đánh giá lại về con người, về lịch sử, về những gì là chân lí. Chân lí mãi trường

tồn: “Asoka là người nhìn xa trông rộng. Ngài biết kí ức lịch sử là cái không bền vững, sẽ có ngày người đời quên lãng rồi sinh ra nghi vấn. Hoàng đế bèn đến tất cả thánh địa có dấu chân Phật trên đất Ấn Độ cổ đại, đến đâu ngài cho khắc những chỉ dụ lên đá, dựng lên ở đó những trụ đá có khắc thông cáo và mệnh lệnh của hoàng đế. Văn bia nghìn năm trên đá. Cột đá đã đổ, vùi sâu trong đất, cả thánh địa hoang tàn bị bỏ quên nghìn năm trong rừng rậm. Nhưng rồi cũng có ngày tất cả được khai quật, được dựng lại ở vị trí ngày xưa” [46, 23].

Tính đối thoại văn hóa ở đây không chỉ là sự tồn tại các di tích, các huyền thoại, Phật tích vượt thời gian mà còn thể hiện ở con mắt của người hiện tại nhìn về quá khứ: “Thời gian cố tình xóa mờ tất cả, nhưng vẫn thua sự tính toán của con người, thua cái tâm của con người” [46,23].

“Một mình thời gian không làm nên lịch sử Hoàng đế Asoka đã cắm vào thời gian một cái dấu mốc, gửi nó lại cho thời gian gìn giữ, nhờ người đời sau gìn giữ, mới được như ngày hôm nay” [46,25].

Cái nhìn về quá khứ, về Phật tích là câu hỏi của con người hiện đại để tìm ra lẽ sống cho mình. Nhân vật tôi cũng đối thoại với câu chuyện về Đức Phật để tìm ra câu trả lời cho mình. Từ câu nói của Đức Phật dạy đệ tử cách đây 2000 năm: “Kiến thức như lá trên cây kia, những điều ta nói với các con chỉ như nắm lá trong tay này. Vì sao vậy? Vì ta chỉ nói những điều cần thiết phải làm để đạt tới giải thoát mọi khổ đau, để được khai sáng, được giác ngộ” [46,39]. Nhân vật tôi đã không hỏi nàng Savitri trong 6 cái bao tải mà nàng luôn mang theo vỉ hiểu rằng chỉ nên biết những gì cần cho mình: “Tôi đã không hỏi Savitri. Và có lẽ sẽ không bao giờ hỏi” [46, 29]

Theo hành trình của Đức phật 2000 năm về trước, theo bước chân chỉ đường của nàng Savitri, nhân vật tôi dần dần tìm lại một thời vàng son của Ấn Độ cổ đại, tìm lại khởi nguồn những chân lí của nhân loại và có lẽ cũng tìm thấy bản ngã của mình khi soi mình vào đó. Những chứng tích văn hóa

này cũng đang đối thoại với người đọc hiện đại chúng ta về những vấn đề muôn thuở của nhân loại: sự sống - cái chết? khổ đau - hạnh phúc? Lịch sử - sự thật? Quá khứ đang đối thoại với hiện tại bằng những lời nói thầm gửi vào trong các di tích đền đài, tượng đá, văn bia… dẫu đến hôm nay chỉ còn là phế tích. Đó chính là một cuộc đối thoại khổng lồ và vĩnh cửu.

Tính đối thoại thực sự không đơn giản là những đối thoại giữa các nhân vật bên trong tiểu thuyết. Trong tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và

tôi của Hồ Anh Thái, đối thoại giữa văn hóa cổ đại và hiện đại cũng không

phải là đối thoại giữa các nhân vật. Nó phần nào được thể hiện ở nhân vật người kể chuyện. Những phát ngôn của các nhân vật kể chuyện về văn hóa như sự tranh luận, va chạm với nhau hay tự tranh luận với chính mình:

“Các học giả cổ đại không có kiểu viện nghiên cứu như chúng ta ngày nay. Ẩn viện của họ chính là viện nghiên cứu vậy. Có khi những nơi chốn vắng người thuận lợi cho tu học cũng là viện nghiên cứu. Gốc bồ đề này đã là một cái viện nghiên cứu vĩ đại. Hàng nghìn năm sau các viện nghiên cứu ngày nay trên khắp thế giới còn phải biết ơn nó” [46, 189].

Những giá trị từ cổ đại được nhìn nhận, đánh giá lại để mang lên mình một ý nghĩa mới. Những ẩn viện xa xưa được so sánh với các viện nghiên cứu hiện đại để cho thấy môi trường học thuật thời xưa và khẳng định các giá trị muôn đời hầu như được xuất phát từ “gốc bồ đề” - viện nghiên cứu vĩ đại đó. Các văn bản trong tính liên kết của nó góp phần cắt nghĩa giải thích cho nhau. Đặc biệt, các yếu tố văn hóa chứa đựng trong nó sẽ giúp chúng ta cắt nghĩa các giái trị trong tác phẩm. Hay nói cách khác, nếu không đặt văn học trong môi trường sinh ra nó là văn hóa chúng ta sẽ như đi trên một con đường mà không biết phương hướng. Mở ra một tác phẩm khác là Tôtem sói (Khương Nhung) cũng thể hiện rất rõ điều này. Có lẽ với nhiều nước trên thế giới thì văn hoá du mục và loài sói thảo nguyên vẫn còn rất xa lạ. Chúng ta không biết rằng nền văn hoá đó đang dần bị biến

mất bởi sự phát triển của đô thị, của khoa học hiện đại. Tác giả Khương Nhung, bằng tác phẩm của mình, đã giới thiệu cho bạn đọc thế giới về điều đó. Nó như một tiếng chuông cảnh tỉnh chúng ta về sự lụi tàn của văn hoá du mục và sự biến mất của loài sói thảo nguyên nói riêng và nguồn cội văn hóa của mỗi dân tộc nói chung. Chính góc nhìn văn hóa đã giúp chúng ta có sự giải thích hợp lý về văn học và cuộc sống.

Bên cạnh đó, trong tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi, những đền đài thành quách xa xưa được hồi sinh trong cảm nhận của tác giả và người đọc. Những nét văn hóa trường tồn hàng nghìn năm thời gian, qua thăng trầm lịch sử. Nó không bị thời gian bỏ quên. Nó vẫn tồn tại và sống động trong những văn bản nghệ thuật. Điều gì đã kết nối những công trình đó với tác phẩm của Hồ Anh Thái. Phải chăng đó là tấm lòng hướng về Đức Phật, hướng về những giá trị văn hóa một thời đã lưu giữa chân lý của ngàn đời, cho cả hôm này và mai sau. Trong cảm quan thời gian của tác giả, ta thấy những biến thiên, thăng trầm của các công trình đó. Tại sao nó vẫn tồn tại. Những chứng tích về cuộc đời Đức Phật không phải ngẫu nhiên có sức sống bền bỉ như vậy. Giá trị đã giúp nó không bị phá hủy bởi bàn tay con người. Sự đối thoại giữa xưa và nay, cổ đại và hiện đại đã nói cho ta biết điều đó: “Phần chân thạch trụ này chỉ còn cao khoảng một mét. Những bàn tay hận thù tôn giáo đã đốn ngã chiếc cột bằng đá. Cột bị vùi lấp dưới nhiều tầng đất. Qua nhiều thế kỉ cây mọc thành rừng, toàn bộ thánh địa bị lãng quên. Mãi đến đầu thế kỉ mười chín, các nhà khảo cổ mới bắt đầu khai quật thánh địa. Phần trên của cột đá Asoka được tìm thấy. Tất cả đều sững sờ trước một tác phẩm điêu khắc tuyệt vời” [46, 224]. Văn bản điêu khắc cổ đại đến trang văn hiện tại là một đường dẫn vô hình. Những dòng chữ chỉ dẫn cho người đọc lần về quá khứ theo bước chân người xưa chiêm ngưỡng và cảm nhận nó. Nếu không có những văn bản kí tự giới thiệu về những công trình này, đặc biệt là một tác phẩm văn học như Đức Phật, nàng

Savitri và tôi, có lẽ chúng ta có lẽ cũng không thể hiểu thật sự sâu sắc về

nó. Tác phẩm đưa các công trình kiến trúc vượt qua thời gian và không gian để chỉ cho chúng ta những cảm nhận về lịch sử, về văn hóa ở nhiều thời đại. Nghệ thuật chính là sự kết nối như vậy. Quả thực công việc của một nghệ sĩ nói chung hay một nhà văn nói riêng, khi sáng tác cũng không khác gì một nhà khảo cổ hay ít nhiều cũng phải có thao tác khảo cổ học. Họ phải lần về lịch sử, ngược dấu thời gian để tái hiện chân xác thời đại mà họ muốn nói. Một thước phim dã sử, một bức tranh về thời xưa, hay trong một tiểu thuyết thời cổ đại... sẽ mất hoàn toàn giá trị nếu không liên kết được với không gian văn hóa thời đại đó: “Toàn bộ nhóm tượng đặt trên một tòa sen tượng trưng cho nguồn nước sự sống và cảm hứng sáng tạo. Bên dưới quốc huy có một dòng chữ bằng kí tự Devanagari: Satyameva Jayate, chỉ có chân lý chiến thắng” [46, 225]

R. Barthes cũng từng quả quyết trong phần kết của Cái chết của tác

giả: “Một văn bản được tạo ra từ vô số sự viết, vẽ từ nhiều nền văn hóa và đi vào trong quan hệ lẫn nhau của đối thoại, giễu nhại, tranh luận”[6]. Văn bản của Hồ Anh Thái cũng vậy. Nó là sự kết hợp của nhiều nền văn hóa, hội tụ những giao lưu đối thoại mà rõ ràng nhất ở đây là giữa Ấn Độ và Việt Nam mà nếu không có nó chúng ta khó lòng cắt nghĩa được ý nghĩa của tác phẩm. Chúng ta có thể khẳng định văn hoá chính là chất liệu để văn học sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của mình, là “sân khấu” để văn học có thể thể hiện nổi bật các giá trị của mình, đồng thời văn hoá cũng là “chìa khoá”

để “giải mã” các “ẩn số” nghệ thuật. Mặt khác, văn học lại phản ánh văn hoá, tái tạo mô hình văn hoá qua thế giới nghệ thuật, và chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của văn học trong việc định hướng cho sự phát triển văn hoá. Bởi vậy mới nói văn hoá là “chìa khoá” để đi vào thế giới văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung. Chỉ đơn cử như việc tìm hiểu văn học nước ngoài, nếu chúng ta không hiểu văn hoá của họ (tôn giáo, tín

ngưỡng, phong tục, thẩm mĩ…) chúng ta sẽ không hiểu được văn học của họ. Ví dụ như việc tìm hiểu văn học Nhật Bản, chí ít chúng ta cũng phải biết đến văn hoá trà đạo, kiếm đạo hay tinh thần Samurai của họ. Để cho nhân vật ngồi uống tách trà ngắm hoa anh đào nở phải hiểu là nhân vật đang thư thái, tâm tĩnh như mặt nước hồ thu. Hay một võ sĩ nếu thua cuộc tại sao phải mổ bụng tự sát. Đó là quan niệm về danh dự của người võ sĩ, mà nếu không biết văn hoá đó của họ có thể dẫn đến đánh giá sai lầm.

Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, sự đối thoại giữa văn hóa cổ đại và hiện đại còn ở mặt ngôn ngữ. Tác phẩm sử dụng phiên âm các địa danh

Một phần của tài liệu liên văn bản trong tiểu thuyết đức phật, nàng savitri và tôi (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w